Xem mẫu

  1. PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY TÍCH CỰC 1/Tác động của Tư duy tích cực Có thể nói, trừ những trẻ có những khó khăn rối nhiễu về tâm lý ngay từ lúc mới sinh, hay bị những tổn thương về trí tuệ khiến các em chậm phát triển về nhiều mặt, thì hầu như trẻ nào cũng đều có khả năng hình thành và phát triển điều mà người lớn nhiều khi phải tìm kiếm, học hỏi rất khó khăn. Đó là cách nghĩ, cách nhìn với tư duy tích cực về cuộc sống. Trẻ thường nhìn nhận cuộc sống một cách đơn giản và tự nhiên, nhưng chính những ứng xử của bố mẹ, của thày cô làm trẻ “vỡ mộng” lần hồi mà bắt đầu ngày càng trở nên bi quan với cuộc sống chung quanh, nhất là với những gia đình không hình thành được những mối tương giao lành mạnh. Với một số bạn trẻ cũng thế, khi còn là học sinh thường có những ước vọng, đôi khi khá viễn vông hay quá khích dù rất tốt đẹp. Khi họ bước vào cuộc đời thường có những mong ước, khát vọng đóng góp năng lực để làm cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Thế rồi, khi tiếp cận với những công việc, những vấn đề thì thực tế không giống với những gì mình hình dung, và thế là vỡ mộng, là thất vọng, để hình thành
  2. những cái nhìn tiêu cực về cuộc sống . Cũng có khi họ sẽ chấp nhận để “hòa nhập” với những tính chất ấy và không còn giữ được thái độ tích cực trong mọi lĩnh vực. Thực ra, đối với cuộc sống hiện nay cũng khó mà có được một cái nhìn vô tư và tích cực với quá nhiều những bất công và phi lý diễn ra hằng ngày. Nhưng đối với trẻ em, thì chính sự gìn giữ cho các em những suy nghĩ tích cực về cuộc sống, về những cách ứng xử của mọi người sẽ giúp cho em có được một bản lĩnh để gìn giữ và hình thành những tư duy tích cực sau này khi các em trưởng thành. 2/ Nền tảng của tư duy tích cực Trước hết, chúng ta cần hiểu thế nào là tư duy tích cực? Tư duy tích cực nếu xét về mặt sinh học, thì đó là một hoạt động tạo ra những năng lượng tâm trí (Psychoenergy) nó có tác dụng hoạt hóa các chất dẫn truyền thần kinh như Serotonine, doparmine (gây hưng phấn) hoặc oxytocin (gây khoái cảm tính dục) để gây ra những biến chuyển trong hệ nội tiết, hệ miễn dịch và các hệ này sẽ kích thích mọi hoạt động trong cơ thể con người, trong đó có hoạt động về trí não. Nhờ vậy, con người trở nên sảng khoái, vui vẻ hơn. Còn tư duy tiêu cực lại làm suy giảm các chất nội tiết, suy giảm chức năng của hệ miễn dịch, khiến con người mệt mỏi, dễ bị bệnh và đưa đến sự thất vọng, chán đời, dần dần đi đến trầm cảm và có nguy cơ tự sát.
  3. Nếu xét về mặt tâm lý, thì tư duy tích cực là điều giúp cho con người có sự tự tin, để từ đó có thể khám phá ra những tiềm năng vô tận của bản thân. Nhờ các năng lượng mà ta gọi là nội lực này được tác động khiến cho con người có thể phát triển, vượt qua mọi thách thức. Ngược lại tư duy tiêu cực làm con người trở nên sợ hãi, mất niềm tin vào bản thân, dễ bị áp lực từ bên ngoài để trở nên lệ thuộc, tự đánh mất phẩm chất của con người. Nếu xét về mặt xã hội thì tư duy tích cực là nguồn sáng tạo trong mỗi con người và ngay tại trong gia đình, với tư duy tích cực thì mỗi thành viên sẽ góp phần hình thành một môi trường lành mạnh để nuôi dưỡng nhân cách, phát triển tài năng. Ngược lại, với những gia đình mà tư duy tiêu cực hiện diện, nó sẽ làm xói mòn tình cảm và sự tôn trọng giữa các thành viên, tạo thành một môi trường bệnh hoạn, hình thành những thói quen bạo hành và gia trưởng, độc đoán và làm cội nguồn của những cá nhân ích kỷ, tham lam và độc đoán sau này. 3/ Xây dựng khả năng tư duy tích cực cho trẻ: Trước hết, ngay tại chính gia đình các em nếu như các em phải sống trong một môi trường vắng bóng nụ cười, thiếu những niềm vui và sức sống, thiếu sự tin tưởng và tôn trọng của mỗi thành viên trong gia đình dành cho nhau và nhìn một cách phiến diện, thì gia đình sẽ giống như một cái quán trọ, mà ở đó mỗi thành viên chỉ biết đến những công việc riêng của mình, ra sức bảo vệ quyền lợi và sự riêng tư của mình, có
  4. khi còn áp đặt lên những người xung quanh những yêu sách không hợp lý để bảo vệ “quyền tự do cá nhân” thì chắc chắn, các em sẽ rất khó có thể có được những chất liệu cơ bản để xây dựng cho mình những tư duy tích cực trong các lĩnh vực của cuộc sống. Như thế, chúng ta thấy với những đứa trẻ được sống và lớn lên trong một môi trường có sự Vui vẻ - có niềm vui– có sự chấp nhận – có sự tin tưởng và tôn trọng thì đó sẽ là nền tảng để hình thành những tư duy tích cực. Để giúp các em có được những tư duy tích cực, chúng ta cần giúp cho trẻ những điểm sau đây : 1. Nhìn nhận những ưu điểm của trẻ tùy theo tính chất của mỗi em và giúp cho các em cũng biết cách nhìn ra những giá trị và phẩm chất tốt đẹp của mình. 2. Chúng ta phê bình sự thiếu sót, sai lầm của hành vi các em, chứ không phê phán, đánh giá thấp chính bản thân các em. Điều này giúp các em nhìn ra những sai sót và không có mặc cảm về sự yếu kém của chính mình. 3. Biết được mức độ năng lực của các em, để không giao hay không đòi hỏi những điều vượt quá khả năng của trẻ. 4. Tạo những môi trường thuận lợi trong gia đình với sự vui vẻ, yêu thương, tôn trọng để các em có thể mạnh dạn đưa ra những ý kiến của mình và cũng có quyền và trách nhiệm tham gia những hoạt động trong gia đình.
  5. 5. Hỗ trợ các em những phương tiện cần thiết, kể cả những tiện ích cá nhân như xe đạp, máy tính, máy nghe nhạc, điện thoại di động tùy thuộc vào khả năng của gia đình, độ tuổi và khả năng làm chủ các thiết bị nói trên của các em. 6. Thường xuyên trao đổi với các em về những vấn đề liên quan đến các lĩnh vực học tập, bạn bè, các hoạt động bên ngoài xã hội và biết lắng nghe những ý kiến của các em một cách khách quan, không phê phán châm chọc những thiếu sót sai lầm của trẻ,hay quá đề cao những điều mà các em đạt được. Các nguyên tắc để giúp con hình thành tư duy tích cực: - Mỗi trẻ đều có cá tính riêng, phải biết gìn giữ tính cách đích thực của bản thân – đừng thấy trẻ khác có những tính cách mà mình cho là hay, để buộc con mình phải bắt chước theo. - Đừng vì những cái lợi trước mắt mà quên lưu ý đến những cái hại lâu dài – Đừng buộc con phải chạy theo các phong trào về học ngoại ngữ - vi tính…nếu trẻ không có hứng thú trong các hoạt động này. - Hãy thử tìm nhiểu giải pháp cho một vấn đề, khi trẻ gặp khó khăn trong việc giải quyết một vấn đề, hãy khuyến khích trẻ nghĩ ra những biện pháp khác.
  6. - Đừng đánh giá công việc qua hình thức bên ngoài – Những hoạt động mang tính phong trào thường có những hình thức rất thuyết phục, nhưng cần phải hiểu rõ tính cách đích thực của chúng. - Nếu thấy cần thiết, thì phải thay đổi mục tiêu cho phù hợp – Khi đặt mục tiêu cho trẻ trong việc học, nếu thấy trẻ không đáp ứng nổi, thì hãy thay đổi, đừng vì sự ngần ngại hay cố chấp để theo đuổi điều mà trẻ khó đạt được - Bất cứ việc gì cũng nên nghĩ đến những chiều hướng tốt – Hãy nhìn ra những ưu điểm trong bất kỳ một hoạt động nào của trẻ, điều này giúp trẻ có cái nhìn tích cực về bản thân mình. - Biết cách phân tích những khó khăn một cách khách quan. Đừng dựa theo cảm tính khi phân tích các khó khăn mà cho là khó quá hay dễ quá - Loại bỏ những từ ngữ mang tính tiêu cực – Khi trao đồi về công việc với trẻ, tránh những từ ngữ tệ hại, kém cỏi khiến trẻ mất sự tự tin và hứng thú - Xóa bỏ những ý tưởng thoái lui trong tâm tưởng – Khi đã xác định được mục đích thì phải quyết tâm theo đuổi đến cùng - Thay đổi cách suy nghĩ của bản thân – Hãy nghĩ nhiều hơn những cái được, dù rất nhỏ, điều này sẽ giúp trẻ thêm năng lực trong mọi hoạt động. Cv.Tl Lê Khanh
nguon tai.lieu . vn