Xem mẫu

  1. Phương pháp học tập đại học Nếu các giảng viên đại học trước khi được phép đứng lớp phải đạt được chứng chỉ môn học “phương pháp giảng dạy đại học”, thì sinh viên cũng cần phải được trang bị về “phương pháp học tập đại học”. Xây dựng riêng một môn học về “phương pháp học tập đại học” Đây sẽ là một môn học thuộc nhóm cơ bản, hai tín chỉ, tập trung chủ yếu vào đào tạo kỹ năng nhiều hơn so với truyền đạt kiến thức. Mục tiêu là trang bị cho sinh viên kiến thức về các mô hình học tập khác nhau có thể áp dụng được ở bậc đại học (chiếm khoảng 30% khối lượng học, 70% sẽ thuộc về đào tạo kỹ năng), huấn luyện sinh viên làm quen với việc tự học và tự định hướng việc học của mình, tự tìm tòi tài liệu, chủ động lên kế hoạch học tập cho bản thân cũng như chủ động thảo luận về bài học với bạn học và giảng viên. Sinh viên sẽ được huấn luyện cụ thể về các kỹ năng nghe giảng, đọc sách và tài liệu, tóm tắt vấn đề, ghi chú bài giảng theo cách hiểu của mình (chứ không phải viết chính tả!), hệ thống hóa bài học, viết báo cáo khoa học, làm việc nhóm, thuyết trình... Đồng thời sinh viên cũng phải được làm quen với các phương pháp giảng dạy và học tập khác nhau, từ những cách truyền thống như nghe giảng trên lớp, đến việc học qua các bài tập tình
  2. huống, bài tập đóng vai, bài tập mô phỏng, học bằng video, bằng đi thực tế... Đối với môn học này, giáo viên không còn giữ vai trò là giảng viên trên lớp nữa mà đóng vai trò là người hướng dẫn, huấn luyện viên, người hỗ trợ cho quá trình học tập của sinh viên. Khi có được cả kỹ năng tự học và kỹ năng làm việc nhóm, và tiếp tục được trau dồi và ứng dụng trong những năm còn lại ở trường đại học, các sinh viên sẽ có thói quen chủ động và cầu tiến trong việc học. Những kỹ năng trên sẽ tiếp tục giúp các sinh viên không ngừng phát triển trên con đường nghề nghiệp của mình khi đi làm. Tuy nhiên, việc thiết kế một môn học như vậy sẽ đòi hỏi khá nhiều đầu tư cho điều kiện học và người phụ trách môn học sẽ phải nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này. Lồng việc giảng dạy “phương pháp học tập đại học” vào các môn học cơ bản và cơ sở của chuyên ngành Đây là phương án mà khoa quản lý công nghiệp Đại học Bách khoa TP.HCM đang cố gắng áp dụng trong hầu hết các môn học của khoa. Các giảng viên đều có dụng ý đưa các phương pháp làm bài tập cũng như SV học và hành các hình thức chuyển tải nội dung môn học theo nhiều cách khác nhau để luyện cho sinh viên các kỹ năng như ở phương án thứ nhất nhưng áp dụng cho chính các môn học chuyên ngành mà từng giảng viên đảm nhiệm.
  3. Như vậy cứ mỗi lần áp dụng một phương pháp giảng dạy và học tập mới, các giảng viên phải hướng dẫn sinh viên cách thức thực hiện từ dễ đến khó, kết quả kỳ vọng của giảng viên, thậm chí phải thực hành mẫu cho sinh viên học hỏi theo. Phương án này thuận lợi hơn phương án thứ nhất trong việc triển khai và đầu tư chi phí cũng như nhân lực chuyên môn. Sinh viên có cơ hội thực hành ngay trên các môn học chính thức của mình và rút kinh nghiệm nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, phần khó khăn của phương án này là ở chỗ khối lượng kiến thức chuyên ngành phải chuyển tải trong từng môn học đã quá tải cho cả thầy lẫn trò, nên giảng viên không còn nhiều thời gian để cho sinh viên thực hành nhiều về các kỹ năng tự học và làm việc nhóm, đủ để có thể trở thành một thói quen hay một phong cách học tập của sinh viên. Do đó, muốn lồng việc huấn luyện phương pháp học tập đại học vào các môn học khác thì chương trình đào tạo cần thiết kế lại sao cho cả thầy và trò có thời gian hơn để thực hành các kỹ năng này. Cụ thể là sinh viên phải có thời gian nhiều hơn để tự học, tìm tòi tài liệu, làm các đề án môn học bám sát thực tế... Vấn đề còn lại Để tạo điều kiện cho việc đổi mới song hành này (đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên và đổi mới phương pháp học tập của sinh viên) được tiến hành có hiệu quả, chúng ta không thể không đề cập đến yếu tố môi trường đối với việc dạy và học: đó là sự nhất quán trong các quan niệm về quản lý giáo dục ở bậc đại học với hệ thống quản lý ở ban lãnh đạo nhà trường và các hội đồng khoa học.
  4. Để áp dụng theo phương án thứ nhất: cần có giảng viên chuyên nghiên cứu về lĩnh vực “phương pháp học tập và nghiên cứu ở bậc đại học” mà cho đến nay lĩnh vực này chưa được xem như là một môn học mà chỉ là một phương tiện. Để áp dụng theo phương án thứ hai: cần có những khóa huấn luyện dành cho giảng viên để có thể lồng được các bài huấn luyện kỹ năng của lĩnh vực này vào nội dung môn học chuyên ngành của họ. Bên cạnh đó cần có các biện pháp động viên các giảng viên, cần thiết kế bổ sung thêm một tỉ lệ nhất định thời gian giảng dạy dành cho việc huấn luyện các phương pháp học tập mới cho sinh viên. Và như vậy, việc đánh giá các giảng viên cần có điểm dành cho việc đầu tư thời gian và áp dụng phương pháp giảng dạy đa dạng đồng thời với hướng dẫn các phương pháp học tập thích hợp cho sinh viên tùy theo đặc điểm yêu cầu của môn học và khả năng tiếp thu của sinh viên. Đã mấy năm nay chúng ta thường xuyên đề cập đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nhưng không phải cứ tăng cường áp dụng các phương pháp giảng dạy mới là “đổi mới”. Việc đổi mới ở đây phải bắt đầu từ việc xác định mục tiêu cần đạt được khi áp dụng mỗi phương pháp cụ thể, và hiệu quả của việc phối hợp các phương pháp giảng dạy đa dạng trong mỗi môn học cụ thể. Và mục tiêu dài hạn của tất cả những nỗ lực đổi mới trên phải nhắm vào việc đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp và của cả xã hội
nguon tai.lieu . vn