Xem mẫu

  1. Phương pháp giảng dạy Tương tác: Là phương pháp giảng dạy chủ động, hiện đại,  tăng sự hợp tác giữa thầy và trò trong học tập. Thầy cô không là người áp đặt học sinh nhưng học sinh cũng không thụ động học theo lối thầy giảng – trò nghe. Chúng tôi giúp học sinh nhận thức rất rõ việc học là quyền lợi và trách nhiệm của các em, học tập đem lại tương lai tươi đẹp cho chính các em. Vì lý do đó, các em luôn chủ động tìm tòi học hỏi - thầy cô gợi mở, định hướng để các em tự mình tìm câu trả lời, tự hoàn thiện kiến thức. Các em được khuyến khích phát biểu ý kiến, tự do tranh luận trước tập thể -thầy cô, bạn bè lắng nghe, chia sẻ càng giúp các em thêm tự tin, hăng hái. Thầy cô tôn trọng và đánh giá cao những hoạt động, tư duy sáng tạo của học sinh – các em càng được thúc đẩy, kích thích niềm say mê học tập. Thầy cô luôn tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện với các em nên dễ dàng phát hiện những tố chất riêng ở mỗi em, từ đó, có thể giúp các em định hướng, khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh của mình. Học và hành: VSTAR sẽ giúp các học sinh hiểu rõ mục  đích của từng bài học có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống, và các em không học lý thuyết suông mà các em phải kết hợp giữa lý thuyết vào thực hành như thế nào. Phương pháp này được thể hiện thông qua các thao tác thí nghiệm
  2. trên lớp. VD: học vi tính phải biết sử dụng, thao tác trên máy thuần thục, chứ không học vi tính qua màn hình cô vẽ trên bảng VD: học hóa học mà không biết thực tế thí nghiệm để thấy sự tương tác các hóa chất như thế nào? VD: học yêu thương người nghèo mà các em không được chứng kiến sự thiếu thốn của người nghèo để có cảm giác chia sẽ, cảm thông? Học và chơi: Giáo viên không  dùng phương pháp thụ động, chỉ truyền tải kiến thức 1 chiều, áp đặt học sinh phải nghe theo. Theo phương pháp này, ở mỗi bài giảng, giáo viên đóng vai trò là người gợi mở vấn đề, đặt ra vấn đề cần giải quyết, hướng dẫn các em nguồn tài nguyên để tìm thông tin trả lời cho vấn đề được đặt ra. Cuối cùng chính các em sẽ là người đưa ra câu trả lời, và như thế kiến thức sẽ do chính các em tự khám phá, kiến thức sẽ được các em hấp thu 1 cách tự nhiên, không gò ép. VD: Môn địa lý trong bài học về trái đất: GV sẽ đặt câu hỏi: Trái đất hình gì? Tròn, vuông, bầu dục v.v…GV sẽ hướng dẫn cách tra cứu Internet để tìm hiểu các thông tin trên mạng, hay 1 số sách viết về các nhà khoa học khám phá điều đó => Kiến thức về hình dạng trái đất do chính các em ‘khám phá’, các em sẽ nhớ bài lâu hơn.
  3. Học theo dự án: Các chương  trình học của các nước trên thế giới có khái niệm môn khoa học, trong khi ở VN chúng ta ít nghe nói về môn này mà chỉ nghe nói là môn Vật lý, Hóa, sinh, địa v.v… Như vậy ở VN những môn này có 1 cái gì đó khá độc lập với nhau, trong khi sự vật chung quanh ta được giải thích, phân tích bởi tất cả các môn học trên. Chính thế khái niệm học theo dự án được du nhập từ nước ngòai vào VN. Cụ thể phương pháp này được thực hiện: Ở cuối mỗi kỳ học, sau khi các em học những môn độc lập với những GV khác nhau, các em sẽ có 1 dự án cần phải hòan thành để trình bày, phân tích, đưa ra kết luận. Dự án này sẽ được công bố vào đầu kỳ học để học sinh chuẩn bị có khái niệm về nó, đưa ra các buớc chuẩn bị và thực hiện
nguon tai.lieu . vn