Xem mẫu

  1. Phương pháp dạy học tiết ôn tập Toán Mục đích Nhằm tổ chức, điều khiển học sinh ôn tập, tổng kết, hệ thống hóa và khái quát hóa tri thức, kĩ năng sau khi học xong một chương, một phần hay toàn bộ chương trình môn học. Cấu trúc Loại bài này thường gồm các bước sau (đương nhiên không phải bài ôn tập nào cũng đều phải như thế). 1. Tổ chức lớp 2. Định hướng mục đích, nhiệm vụ học tập 3. Tổ chức cho học sinh hệ thống hóa, khái quát hóa trên cơ sở đã được chuẩn bị trước nhằm xây dựng nên những bảng tổng kết, các sơ đồ, biểu đồ,... 4. Tổng kết bài học[1] 5. Hướng dẫn công việc ở nhà. Các hoạt động dạy học ôn tập Có nhiều cách dạy học ôn tập, một phương án là: Hoạt động hóa người học thông qua việc bài tập hóa những kiến thức cơ bản. Giờ học được thiết kế theo chùm 4 bài tập tương ứng với 4 loại đối tượng học sinh là: Giỏi - Khá - Trung bình - Yếu, kém.
  2. Phương pháp chủ yếu là mỗi đối tượng học sinh được giao một bài tập thích hợp theo mức độ tăng dần. Bài tập được chuẩn bị theo bảng sau: Mức độ Ghi chú Đối tượng Mức Mức Mức Mức độ 1 độ 2 độ 3 độ 4 Học sinh Bài 1.1 Bài 1.2 Bài 1.3 Bài 1.4 Yếu, kém Học sinh Bài 2.1 Bài 2.2 Bài 2.3 Bài 2.4 Trung bình Học sinh Bài 3.1 Bài 3.2 Bài 3.3 Bài 3.4 Khá Học sinh Bài 4.1 Bài 4.2 Bài 4.3 Bài 4.4 Giỏi Ghi chú: Mức độ được tăng dần từ mức 1 đến mức 4 (có thể phân bậc mịn hơn nữa càng tốt), trong đó: Bài 1.4 tương đương bài 2.1  Bài 2.4 tương đương bài 3.1  Bài 3.4 tương đương với bài 4.1,...  Với sự chuẩn bị như vậy, giáo viên giao nhiệm vụ, học sinh tự giác chiếm lĩnh tri thức. Giờ học được diễn biến theo tiến trình: Các hoạt động được diễn ra và lặp lại cho đến khi hoạt động nhận thức được thực hiện. Ưu điểm, nhược điểm
  3. Cách dạy học ôn tập như thế có những ưu điểm, nhược điểm chính sau: Ưu điểm: Học sinh được hoạt động độc lập, tự giác hoạt  động để chiếm lĩnh kiến thức phù hợp với trình độ nhận thức của mình. Nhược điểm: Chuẩn bị vất vả, điều khiển giờ học phức tạp  vì có nhiều học sinh hiểu không giống nhau, nếu điều khiển không khéo giờ học sẽ bị phân tán và phản tác dụng. Mặt khác, trong quá trình tự học như vậy, học sinh nào tự giác tích cực sẽ đạt hiệu quả cao hơn, ngược lại một số học sinh kém, hoạt động chậm hơn luôn bị động và rất dễ dẫn đến chán học. Sáu lời khuyên khi dạy tiết ôn tập 1. Để chuẩn bị cho tiết ôn tập, yêu cầu học sinh làm việc ở nhà: trả lời các "câu hỏi tự kiểm tra" và chuẩn bị các bài tập.[2] 2. Mục "Tóm tắt những kiến thức cần nhớ" trong SGK nhằm mục đích để cho học sinh tra cứu nếu cần thiết, không nên giảng lại cho học sinh trong giờ học ôn tập.[2] 3. Tiết ôn tập không phải là để giáo viên nhắc lại các kiến thức đã học, mà là để giúp học sinh nhớ lại, làm lại và tìm ra mạch kiến thức cơ bản của một nội dung được học. 4. Nên có các bảng hệ thống thể hiện mối liên quan hệ thống của kiến thức. 5. Trong tiết ôn tập trên lớp, giáo viên chọn một vài bài tập có nội dung tổng hợp liên quan đến nhiều kiến thức cần ôn tập và cùng làm việc với học sinh, qua đó nhắc lại, khắc sâu, hệ thống và nâng cao các kiến thức cần nhớ và phương pháp giải. Không nên đi sâu vào những tính toán cụ thể.[2]
  4. 6. Luôn luôn thay đổi hình thức ôn tập cho phong phú, đa dạng và hiệu quả khoảng 15/20 phút[3] cho mỗi hình thức. Trong bất kì hình thức nào, Hs cũng phải được chủ động tham gia vào quá trình ôn tập kiến thức).
nguon tai.lieu . vn