Xem mẫu

  1. Phụ gia thực phẩm và sử dụng thực phẩm có phụ gia Xét về mặt dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm hoàn toàn không cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Thế nhưng, nếu xét về mặt văn hóa ẩm thực và công Nên dùng những sản phẩm có nghệ chế biến thực uy tín để an toàn cho cả gia phẩm, phụ gia lại hầu đình. như là thành phần không thể thiếu. Người tiêu dùng luôn đưa ra tiêu chí là thực phẩm phải có màu sắc đẹp đẽ bắt mắt, mùi phải thơm tho, vị phải đậm đà, phải dai, phải dòn... Thế là người sản xuất cứ theo các tiêu chí đó mà cải thiện thực phẩm của mình theo hướng “phục vụ tối đa yêu cầu của thượng đế khách hàng” đồng thời
  2. cũng không thể bỏ qua cái yêu cầu của chính mình là không được gia tăng chi phí sản xuất. Và kết quả là thực phẩm ngoài vai trò cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, lại còn nhận thêm cái chức năng là đưa vào cơ thể những thứ chẳng cần thiết tí nào, thậm chí có khi còn có hại cho sức khỏe. Có cái hại thấy ngay trước mắt, nhưng cũng có cái hại xuất hiện từ từ đến hàng mấy chục năm sau, thậm chí lâu đến nỗi ngay cả “khổ chủ” cũng đã quên mất tại sao trong cơ thể mình lại tồn tại cái thứ gây bệnh đó. Phụ gia thực phẩm là gì vậy? Phụ gia thực phẩm là tên gọi chung của các chất không có tính dinh dưỡng, được cho thêm vào thực phẩm với mục đích làm tăng cảm quan của thực phẩm (màu sắc, mùi, vị...), làm thay đổi tính chất của thực phẩm (chất làm sệt, chất làm đông...), hoặc giúp tăng thời gian bảo quản thực phẩm.
  3. Thật ra, cho thêm phụ gia vào thực phẩm không phải là chuyện chỉ xảy ra trong thời đại công nghiệp hóa, khi mà hóa học thực phẩm đã phát triển như hiện này. Phụ gia thực phẩm gắn liền với sự phát triển của ẩm thực. Từ xưa, ông bà ta đã biết dùng lá dứa để tạo mùi thơm, dùng hạt điều màu để lấy màu vàng cam, dùng lá cẩm lấy màu hồng tím, thêm tí vôi ăn trầu vào rau củ để làm cứng, dùng vắt me nấu nước cho nồi canh chua có vị đặc trưng, vắt miếng nước thơm (khóm) vào nếp để bánh tét bánh chưng mau chín... Gần hơn một chút, hiện đại hơn một chút, các bà nội trợ ngay tại gia đình vào những thập niên 60-80 không ai lại không bỏ chút bột ngọt hay bột canh vào nồi canh hay chảo xào nhà mình cho đậm đà. Và phụ gia thực phẩm phát triển ồ ạt theo sự phát triển của khoa học, công nghệ, thị trường phụ gia bây giờ đầy rẫy các loại bột hay dung dịch với đủ thứ tác dụng như trắng, làm dòn, làm sệt, tạo mùi từ mùi trà đến mùi cốm, tạo màu từ màu trắng như sữa đến màu vàng như nghệ...
  4. Ảnh: Images Mọi chuyện bắt đầu trở nên rối loạn từ khi người ta phát hiện ra rằng phụ gia ngoài chuyện làm tăng cảm quan thực phẩm còn có thể là nguyên nhân của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng không loại trừ cả những ngộ độc nặng đưa đến tử vong như suy gan, suy thận, ngộ độc thần kinh, ung thư, rối loạn chuyển hóa... Các nhà quản lý phải lập lại trật tự bằng cách đưa ra một danh sách những thứ được cho vào thực phẩm, gọi là danh mục phụ gia cho phép với những tiêu chuẩn chặt chẽ về nồng độ, độ tinh khiết, dạng sử dụng...
  5. Đương nhiên, các nhà khoa học hiểu rất rõ những cái tên hóa học tinh vi và những con số chi tiết diễn tả về nồng độ này hay độ tinh khiết nọ được ghi trong danh mục. Còn những người buôn bán phụ gia và những người mua phụ gia để chế biến thực phẩm thì đôi khi có nhiều chuyện để nhớ hơn là nhớ mấy cái tên khoa học dài lằng ngoằng với mấy con số phức tạp đi kèm, nên tiếp tục đơn giản hóa mọi chuyện bằng cách sử dụng các tên gọi dân gian như bột làm trắng, bột làm dai, dầu mùi chanh, dầu mùi sả... Và có trời mới biết những cái tên hiền lành kia có phải là loại phụ gia đã được cấp phép để cho vào thực phẩm hay không! Vậy thì, có nên sử dụng phụ gia khi chế biến thực phẩm hay không? Câu trả lời của những người làm dinh dưỡng rất ư là... ba phải, tức là dùng hay không thì tùy bạn. Phụ gia không phải là chất dinh dưỡng nên không có nó cũng không sao. Dù vậy, phụ gia giúp bữa ăn ngon lành hơn cũng đóng một vai trò quan trọng trong chất lượng sống của con người. Điều
  6. cần lưu ý là chỉ nên sử dụng các phụ gia từ thực phẩm tự nhiên và phụ gia đã được nghiên cứu kỹ lưỡng về tính chất và độ an toàn khi đưa vào cơ thể. Với những loại phụ gia hóa học này, ngay cả khi đã được cho phép, cũng nên dùng càng ít càng tốt, và nếu không thật sự cần thiết thì không nên dùng. Thật ra, cảm giác ngon miệng với phụ gia là một thói quen, nên để hạn chế sử dụng phụ gia, thì cách đơn giản nhất là tập thói quen không sử dụng phụ gia. Với trẻ em, giai đoạn đang hình thành thói quen ăn uống, nếu không được tập quen với các thực phẩm có phụ gia, thì sẽ không có nhu cầu sử dụng phụ gia. Một ví dụ dễ thấy là các quốc gia châu Á sử dụng rất nhiều bột ngọt trong chế biến thực phẩm, nhưng các đầu bếp châu Âu lại hầu như hoàn toàn không dùng đến loại phụ gia này, và không vì vậy mà những món ăn châu Âu bị người châu Âu từ chối.
nguon tai.lieu . vn