Xem mẫu

  1. Phòng viêm màng não cho con Nếu trẻ có các biểu hiện như sốt, buồn nôn, nôn vọt, đau đầu dữ dội hay cứng cổ, cần đưa ngay tới gặp bác sĩ. Viêm màng não là một dạng viêm màng do vi rút hay vi khuẩn. Viêm màng não do vi rút thường gặp hơn và dễ tự khỏi; còn viêm màng não do vi khuẩn thì lại cần điều trị bằng kháng sinh và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vi khuẩn gây viêm màng não có thể lây lan qua các hành vi như ho, hắt hơi, ở trẻ nhỏ (hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh) hay sinh viên, bộ đội sống tập thể… là những người
  2. thuộc nhóm nguy cơ cao. Trẻ bị các bệnh lý như bệnh tế bào hình liềm, chức năng lá lách bất thường, nhiễm HIV và những trẻ không được bú mẹ cũng có thể có nguy cơ nhiễm khuẩn này cao hơn.
  3. Điều tuyệt vời là cha mẹ có thể giúp giảm thiểu nguy cơ viêm màng não ở trẻ bằng cách tiêm vắc-xin. Vắc-xin luôn an toàn và cho hiệu quả rất cao. Trẻ nên được tiêm mũi
  4. Hib (Haemophilus influenzae type b) và vắc-xin pneumococcal (viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng tai) theo đúng lịch. Những vắc-xin này được tiêm khi trẻ được 2-4-6-12-18 tháng tuổi. Kể từ khi vắc- xin Hib ra đời năm 1988, số trường hợp nhiễm bệnh đã giảm tới 99%. Và vắc-xin pneumococcal cũng giúp giảm các viêm nhiễm do vi khuẩn này gây ra kể từ vắc-xin này được tung ra năm 2000. Những trẻ lớn và thiếu niên cũng nên tiêm vắc-xin để bảo vệ mình khỏi bệnh viêm màng não. Vắc-xin này cũng rất hiệu quả với trẻ quanh độ tuổi 11, mực dù trẻ có nguy
  5. cơ bị viêm màng não cao nhất trong 2 năm đầu đời. Các bác sĩ Nhi khoa khuyên cha mẹ nên cho trẻ tiêm chủng đầy đủ để hệ miễn dịch được tăng cường tối ưu. TT Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh (CDC). Nếu trẻ có các biểu hiện như sốt, buồn nôn, nôn vọt, đau đầu dữ dội hay cứng cổ thì đi viện ngay lập tức. Điều trị sớm sẽ giúp cơ hội điều trị khỏi cao hơn.
nguon tai.lieu . vn