Xem mẫu

  1. Phỏng vấn thất bại – Cánh cửa tương lai vẫn còn mở
  2. Trên con đường lập nghiệp, thất bại trong phỏng vấn không đồng nghĩa với việc bạn tuột mất cơ hội để thuyết phục nhà tuyển dụng một lần nữa, cũng như cánh cửa tương lai của bạn vẫn chưa hề khép lại. Điều cốt lõi là bạn phải làm sao biến thất bại này trở thành lợi thế cho bản thân trong quá trình cạnh tranh tiếp theo. Phỏng vấn thất bại – Cánh cửa tương lai vẫn còn mở Trang web doanh nhân entrepreneur.com đã đưa ra một số gợi ý để giúp bạn tiếp tục vững bước theo đuổi công việc trong mơ sau khi phỏng vấn thất bại. Viết bản “tự kiểm điểm” Người ta thường nói: “Thất bại là mẹ thành công”. Tuy nhiên, đ ể thành công trên nền tảng của sự thất bại, điều hiển nhiên ta cần đó là những bài học. Nếu bạn muốn đ ứng dậy sau một buổi phỏng vấn thất bại, trước tiên, bạn cần đảm bảo sự tỉnh táo tuyệt đối. Bạn có thể buồn chán, thậm chí là tức giận trước kết
  3. quả của buổi phỏng vấn “không ra gì”, nhưng nếu cứ đắm chìm trong những cảm xúc tiêu cực này, bạn sẽ chẳng thể khá hơn được. Bằng việc duy trì một tâm lý ổ n định, nhiệm vụ tiếp theo bạn cần làm đó là “tự kiểm điểm” bản thân. Đ ừng chỉ giữ các suy nghĩ trong đầu. Hãy cầm một cây bút và gạch đầu dòng những sự kiện chính đã diễn ra trong buổi phỏng vấn, chủ yếu là các câu hỏi, câu trả lời và các chi tiết gây nhiễu. Danh sách của bạn cần trung thực, khách quan, bởi qua đó, bạn sẽ đánh giá được tình huống đã x ảy ra. Đây chính là phương pháp đơn giản nhất giúp bạn học, và rút kinh nghiệm từ chính thất bại vừa xảy ra của bản thân. Không những thế, bạn cũng có thể đầu tư thời gian để tìm ra câu trả lời tốt nhất cho những câu hỏi chưa đạt, hay còn bỏ ngỏ. Hành động trên cũng là một cách hiệu quả để tăng sự tự tin, cũng như mức độ hiểu biết cho những lần phỏng vấn tiếp theo của bạn. Tự tạo ra cơ hội thứ 2 Đôi khi, việc lập danh sách “tự kiểm điểm” lại dẫn đến những kết quả bất ngờ. Đó là khi bạn nhận ra buổi phỏng vấn và kết quả của nó là một sự bất công, hay thiệt thòi đối với bạn. Lúc này, phụ thuộc vào mức độ khẩn cấp của tình huống, mức độ sai lầm của nhà tuyển dụng, cũng như mức độ thân quen của bạn và các đầu mối tại công ty (nếu có), bạn gọi điện xác nhận với nhà tuyển dụng về “điểm trừ” của mình. Tuy nhiên, trường hợp trên khá hiếm khi xảy ra. Trong phần lớn các trường hợp, buổi phỏng vấn đ ược diễn ra đúng quy chuẩn và không có bất cứ sự thiên vị nào. Điều này cũng không có nghĩa bạn nên chấp nhận kết quả và cắt
  4. đứt liên lạc với nhà tuyển dụng. Ngược lại, bạn vẫn nên chủ động liên lạc với họ, sớm nhất, một ngày sau buổi phỏng vấn. Việc liên lạc lại nhà tuyển dụng chính là một cách hữu hiệu giúp bạn tiếp cận gần hơn với họ. Thông thường, các ứng viên sau khi thất bại thường gửi lời cảm ơn b ằng tin nhắn hoặc email tới nhà tuyển dụng. Đây cũng là một hành động giúp bạn quảng bá bản thân, và thể hiện sự yêu thích của bạn đối với công ty tuyển dụng. Tùy vào thái độ nhà tuyển dụng, bạn có thể trực tiếp đề nghị xin phỏng vấn lại một lần nữa, hay ít nhất, là xin một lời giới thiệu sang công ty khác phỏng vấn. “Dứt áo ra đi” Đôi khi sự thất bại vượt quá khả năng sửa chữa của bạn. Nếu nhà tuyển dụng từ chối mọi nỗ lực “cứu vớt” của bạn, đ ã tới lúc bạn nên từ bỏ và tập trung cho những cơ hội việc làm tiếp theo. Việc chìm đắm trong nuối tiếc sẽ không gì hơn là khiến bạn trở nên yếu đuối và thiếu tự tin. Luôn tự nhủ bạn đang ở đâu và sẽ đến đâu trong nấc thang sự nghiệp, để thu hẹp được khoảng cách đó, bạn cần làm gì. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo buổi phỏng vấn tiếp theo ở công ty khác phải thành công hơn bằng cách học hỏi từ những sai lầm trước đó. Hãy xem lại bản đánh giá một lần nữa và cố gắng xác định đâu là vấn đề lớn nhất bạn cần giải quyết. Sự tự tin, thái độ chuyên nghiệp, và khả năng tri thức chắc chắn sẽ giúp bạn lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng mới.
nguon tai.lieu . vn