Xem mẫu

  1. Phòng tránh tai nạn ngã ở trẻ
  2. Bệnh viện Nhi Trung ương đến hè là các tai nạn liên quan đến ngã ở trẻ em tăng cao. Ngã là một tai nạn thường gặp nhất ở trẻ, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Trẻ bị ngã phần lớn là do sự vô ý hoặc bất cẩn của người lớn hoặc do tính tò mò, hiếu động nghịch ngợm, chưa nhận thức được hết những nguy cơ xảy ra tai nạn. Nguyên nhân của việc trẻ em hay bị ngã Theo tổng kết từ Chương trình phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam thì ngã là tai nạn đứng đầu trong số những tai nạn ở trẻ em dưới 15 tuổi. Những nguyên nhân được tổng kết như sau: Ngã do sự bất cẩn của người lớn: Không trông coi trẻ đúng cách khiến trẻ ngã từ xe đẩy, trên võng, trên giường hoặc trên cao xuống. Nhiều bậc cha mẹ không để ý, bế con, để con tuột tay cũng dẫn đến ngã đau, gây thương tích.
  3. Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế. Trẻ có thể trèo hoặc đứng trên ghế hoặc đồ vật kê không vững. Trẻ chạy nhảy ở những nơi trơn trượt như: nhà tắm, sàn nước, sàn nhà mới lau hoặc bị những nơi bị đổ nước, sân chơi sau mưa, … Trẻ chơi với nhau, thường nô đùa, xô đẩy nhau ngã. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Huyền, khoa răng hàm mặt, bệnh viện Sanh Pôn thì: Mùa hè, rất nhiều trẻ em nhập viện trong tình trạng mặt mũi dập, viêm nhiễm vì bị ngã. Các em có thể ngã trong khi chơi thể thao như bóng đá, đá cầu, kéo co, … Cũng theo bác sĩ Huyền, đây cũng là do người lớn để các em chơi ở những chỗ nguy hiểm, không đảm bảo điều kiện sân chơi, không có người lớn hướng dẫn. Ví dụ để bé trai chơi bóng ở sân bê tông là không đúng. Các em có thể chạy rất
  4. nhanh, bị các bạn đỡ bóng, hoặc ngáng chân là có thể ngã đâm mặt xuống nền xi măng, hậu quả rất nghiêm trọng. Trẻ cũng hay bị ngã do thường trèo cây, trèo tường, trèo cột điện, cầu thang, ban công, … Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình, những bài thuốc chữa bệnh nhân gian. Phòng ngừa tai nạn ngã ở trẻ
  5. Cha mẹ không thể đoán hết các tình huống có thể khiến trẻ ngã nhưng hoàn toàn có thể đề phòng bằng các biện pháp sau: Phải luôn có người lớn chăm sóc bên cạnh trẻ nhỏ khi ăn, ngủ, chơi. Không cho trẻ biết lật, bò, đi nằm trên võng, giường lúc không có người lớn bên cạnh. Có rào hoặc thanh bảo vệ ở những nơi như cầu thang, cửa sổ, ban công với độ cao tối thiểu 75 cm, chấn song dọc, khoảng cách giữa các song không vượt quá 15 cm. Đảm bảo bậc thềm, cầu thang đủ ánh sáng, dễ đi. Dạy trẻ không xô đẩy nhau, không leo trèo. Ví dụ như chèo cây hái quả, leo cột điện để lấy diều, leo mái nhà, … Giáo dục cho trẻ biết các nguy cơ và hậu quả có thể xảy ra khi ngã. Cần dạy trẻ tránh các trò chơi nguy hiểm như: Nhảy từ trên cao, thả diều trên sân thượng, lòng đường. Không cho trẻ đứng trên ghế, vật dụng không vững. Không để sàn nhà ẩm ướt, trơn trượt.
  6. Không để đồ vật của trẻ ngoài tầm với. Không để trẻ dưới 10 tuổi trông trẻ dưới 3 tuổi. Cách phòng chống tai nạn ngã ở trẻ thực ra không khó. Chỉ cần người lớn không chủ quan và nhận thức đúng những điều cần làm để trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết tự tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
nguon tai.lieu . vn