Xem mẫu

  1. Phòng ngừa ho mùa lạnh Ho là phản ứng của cơ thể để tống các vật lạ hoặc đờm nhớt ra khỏi phổi hoặc cổ họng nên có thể nói ho là phản ứng tốt. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài sẽ gây ra các tác hại cho cơ thể như: gây đau rát họng, đau đầu, viêm tai giữa… Định nghĩa Ho là một động tác thở ra mạnh và đột ngột, gồm có 3 thời kỳ: hít vào sâu và nhanh. Bắt đầu thở ra nhanh, mạnh, có sự tham gia của các cơ thở ra cố. Lúc đó thanh môn đóng lại, làm áp lực tăng cao trong lồng ngực. Thanh môn mở ra đột ngột, không khí bị ép trong phổi được tống ra ngoài gây ho. Cơ chế gây ho Bệnh lây truyền theo đường không khí, đặc biệt vào những lúc thay đổi thời tiết. Nhiệt độ lạnh sẽ làm trì trệ hoạt động lông chuyển ở niêm mạc mũi, gây ứ đọng niêm dịch tạo sự nhiễm trùng và tăng phản ứng viêm, gây ra ho. Nguyên nhân gây ho Khoảng 70-80% trường hợp ho là do cảm mạo và do virus gây ra. Rhinovirus hoặc các loại virus khác như: virus cúm, á cúm, adenovirus, coronavirus, enterovirus, myxovirus… thường có ở mũi họng. Bệnh lây lan theo đường không khí. Qua các chất tiết của bệnh nhân như: nước bọt, nước mũi.
  2. Viêm xoang, viêm phế quản cũng gây ra ho. Các vi khuẩn dễ gây bội nhiễm gây ra viêm xoang, viêm phế quản là: trực khuẩn giả cúm (haemophillus influenzae), phế cầu trùng (streptococcus pneumoniae), liên cầu trùng tan huyết nhóm A (S. pyogennes)… Cũng có không ít trường hợp bị ho do dị ứng với bụi nhà, lông các vật nuôi, nấm, mốc và gián… Ngoài ra còn nhiều yếu tố gây ra ho như: - Ô nhiễm không khí, đặc biệt khói thuốc lá. - Bụi, vệ sinh môi trường: nhà ở chật chội, thiếu vệ sinh, nhà trẻ quá đông chật chội. - Thời tiết thay đổi: lạnh-ẩm kéo dài. - Bị cảm lạnh đột ngột, cơ thể suy yếu, kém dinh dưỡng, yếu tố cơ địa (sức đề kháng yếu) do bệnh đái tháo đường, dị ứng, suy gan thận… - Trẻ sinh non, suy yếu không được bú bằng sữa mẹ cũng là nguyên nhân gây ra bệnh ho. Triệu chứng của mỗi loại ho Có 2 kiểu ho thường được nhắc đến là: ho có đờm và ho không có đờm mà dân gian gọi là ho khan. Nhưng ho mùa lạnh cũng được chia làm 2 loại: ho cấp tính kéo dài dưới 3 tuần và ho mạn tính kéo dài trên 3 tuần. Ho không có đờm thường gặp ở bệnh nhân bị cảm cúm. Thoạt tiên, bệnh nhân bị ngạt mũi nhức đầu, sốt, có cảm giác ớn lạnh, nặng đầu, mệt mỏi, chán ăn, đau cơ, đau lưng, mỏi chân tay và các khớp xương. Kèm theo đó, bệnh nhân bị ngứa mũi, hắt hơi, ho và chảy nước mũi. Bệnh thường khỏi sau một tuần. Ho có đờm thường gặp trong viêm xoang hoặc viêm phế quản. Bệnh nhân thường bị ho kéo dài. Chụp X-quang có hình ảnh viêm phế quản hoặc viêm xoang. Phòng và trị bệnh ho
  3. Mùa lạnh, cần giữ ấm, tránh để bị lạnh, bị ẩm đột ngột kéo dài. Giữ vệ sinh sạch sẽ trong việc ăn, ở, cải tạo môi trường trong lành, tránh ô nhiễm… Nên tránh xa những người bị cảm mạo hay viêm mũi cấp tính. Khi có bệnh hoặc nghi có bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị bệnh. Điều trị đúng, đủ để giải quyết triệt để các ổ viêm ở mũi họng. Đối với những trường hợp mắc bệnh, nên nghỉ ngơi, hạ sốt. Nhỏ mũi, dùng các thuốc co mạch tại chỗ, hít hơi bạc hà. Để chống ho, có thể dùng thuốc ho có nguồn gốc chiết xuất từ thiên nhiên chứa tinh dầu tràm, bạc hà, gừng, tần dày lá. Các thuốc này có tác dụng điều trị các chứng ho, sát trùng đường hô hấp, làm loãng niêm dịch làm dịu ho… rất an toàn và hiệu quả. Lưu ý, chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm và khi có chỉ định của bác sĩ.
nguon tai.lieu . vn