Xem mẫu

  1. Phong cách chuyên nghiệp khi nói trước đám đông Ông bà ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Xem ra lời nói có vẻ là thứ "rẻ" nhất mà ai cũng có và có thể sử dụng. Và điều đó gần như là đúng hoàn toàn. Nếu bạn ra ngoài đường thì đâu đâu cũng thấy nói chuyện, cửa hàng thì có người mua kẻ bán nói chuyện, trong quán nước thì từng đôi, từng nhóm nói chuyện…. Thế nhưng đó là khi tất cả mọi người cùng nói, bạn nói, tôi nói tất cả chúng ta cùng nói, thật đơn giản. Còn bây giờ khi mà trước mặt bạn là hàng trăm con mắt đổ dồn vào bạn, một bầu không khí im phăng phắc, tất cả mọi người đều chờ để nghe bạn nói. Vâng, lúc này chỉ có một mình bạn nói mà thôi. Liệu bạn có còn thấy lời nói lúc này thật rẻ, và cần là sử dụng ngay được không?
  2. Tôi dám cam đoan với bạn rằng, khi phải đặt mình vào tình thế này, không ít người mặt đỏ tía tai, người run lẩy bẩy, nói lắp bắp. Đó là triệu chứng của căn bệnh “ngại tiếp xúc”. Tại sao vậy nhỉ? Khi tất cả mọi người đều nói, ta cũng nói, thì lời nói của chúng ta cũng chỉ có giá trị như lời nói của tất cả mọi người, sai cũng chả sao. Nhưng bây giờ, tất cả mọi người đều chờ để được nghe bạn nói. Thì lời nói của bạn lúc này có giá trị lắm, chắc chắn là nó cao hơn mọi người khác. Vì họ phải im lặng để nghe bạn nói cơ mà. Mà đã hơn người thì phải thật hoàn hảo, nói năng trôi chảy, nội dung hay, dễ hiểu,… nhưng khổ nỗi là từ bé đến giờ có mấy ai được đi học môn “nói trước đám đông” hay chỉ tự rèn rũa trong cuộc sống. Mà phàm đã việc gì làm mà chưa có một sự chuẩn bị kỹ càng thì đều tạo cho ta cảm giác bồn chồn bất an hết cả. Do vậy, bài viết này mình đưa lên cho mọi người, hy vọng với một số đầu mục này có thể giúp bạn bớt được phần nào cảm giác căng thẳng trong lần diễn thuyết tới đây. 1. Trừ khi bạn là một nhà diễn thuyết nổi tiếng, chí ít cũng là cỡ quốc gia, còn lại, không ai quá kỳ vọng vào một bài phát biểu quá
  3. trơn tru, hoàn hảo từ bạn đâu. Thật sự ra mà nói thế nào là một bài phát biểu hoàn hảo theo đúng nghĩa thì đến giờ mình cũng không biết chính xác. Các bạn cứ thử nghĩ mà xem, ngay cả đến những tác phẩm bất hủ của noi03.gifcác đại thi hào mà vẫn luôn có các nhà phê bình tác phẩm tìm ra được điểm chưa đạt ở góc độ này hoặc góc độ khác đấy thôi. Mà xin lưu ý mọi người, là một tác phẩm văn học đã phải trải qua rất nhiều bản nháp, nhiều đêm suy nghĩ của tác giả mới thành. Viết sai lại sửa, thế mà còn không hoàn hảo. Thì nói gì đến chuyện nói ra. Làm sao tránh được những sai sót cho dù bạn có chuẩn bị kỹ càng đến đâu. Hơn nữa là tâm lý của người đi nghe bạn nói là họ quan tâm nhất đến nội dung bài diễn thuyết của bạn. Đó mới là điều khiến họ tới nghe bạn nói. Chứ không ai mất công đến chỉ để nghe bạn nói trơn tru, không ngấp ứ mà nội dung lại chẳng có gì cả. Do vậy nếu đã có một nội dung tốt thì bạn hãy cố gắng diễn đạt nó một cách đơn giản, trực tiếp chứ đừng cố tìm những mỹ từ trau truốt. Vì khi tìm kiếm bạn sẽ lại thấy không biết từ nào là hợp lý thích hợp, từ đó tạo ra cảm giác bất an, rất dễ suy nghĩ mọi người sẽ chê bai về từ ngữ đó.
  4. Và kết quả của sự căng thẳng sẽ làm bạn mất tự tin và hạn chế khả năng của bạn, đồng thời lấy mất cơ hội để bạn đưa ra những ý tưởng hay. (Nó có thể bất chợt tới do những yếu tố tác động trong buổi diễn thuyết mà bạn chỉ có thể biết sau khi diễn thuyết, không có sự chuẩn bị nào cho cơ hội đó đâu). 2. Đừng tự hỏi mình “có nên nói như thế hay không?” Mình xin phép lấy một ví dụ có tính chất tương đồng cho dễ hiểu. Đó là câu chuyện “môn học tập làm văn ở trường học vậy”, không có một thầy cô giáo dạy văn nào lại khuyên bạn rằng viết trước bài ở nhà rồi học thuộc đi. Đến giờ kiểm tra chỉ viết ra thôi. Chắc chắn là không. Mà các thầy cô luôn nói rằng, các em về nhà tìm dẫn chứng để trích dẫn vào bài viết, hình thành và nắm chắc dàn ý đại cương, nội dung chính của bài viết. Việc diễn thuyết cũng vậy thôi. Sẽ không có bài diễn thuyết nào lại chuẩn 100% y chang so với noi02.gifbài chuẩn bị cả. Có thể lúc tập ở nhà bạn nói như thế này, nhưng chắc chắn nó sẽ không được lặp lại y
  5. nguyên lúc bạn nói trước đám đông đâu. Đơn giản là vì “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” đâu bạn ạ. Nắm chắc được các ý chính cần trình bày cho bài diễn thuyết sẽ giúp bạn tổ chức tốt bài nói và định trước những câu hỏi mọi người có thể đặt ra cho bạn. 3. Chuẩn bị phong cách nói cho bản thân. Tức là đối với mỗi buổi diễn thuyết, tùy vào từng trường hợp cụ thể, bạn nên tuân theo tiêu chuẩn chung về lối trình bày. Cái này thường đã có sẵn bạn chỉ cần tìm hiểu và áp dụng theo là được. Ví dụ như, trong buổi bảo vệ tốt nghiệp của bạn, bài luận văn có các chương mục nhỏ. Bạn có thể nói theo mẫu như : Bây giờ tôi xin giới thiệu đến chương hai…, chuyển qua vấn đề x, y ,…” Có một khung phù hợp với nội dung bài nói, sẽ giúp bạn có cách trình bày mạch lạc hơn. 4. Hãy chú ý tới giọng nói, nhịp thở và tư thế của bạn. Như vậy là đã xong nội dung, giờ chúng ta cũng nên chăm chút một chút cho mặt hình thức của mình trước đám đông. Tùy vào từng nội dung, bạn nên sử dụng giọng nói nhẹ nhàng ở đoạn nào, những đoạn nào trọng
  6. tâm, bạn có thể nói to hơn một chút, giọng chắc khỏe hơn noi01.gifmột chút tạo sự chú ý của mọi người. (Cũng giống như trong văn viết chỗ nào bạn quan tâm thì viết đậm lên hoặc gạch chân vậy). Cơ thể nên thả lỏng thật thoải mái. Vì có thể bài nói của bạn sẽ kéo dài hơn bạn tưởng, một vị trí đứng và một tư thế hợp lý sẽ giúp bạn đỡ mệt, giữ được sự tập trung trong suốt buổi đối thoại của mình với mọi người. 5. Chú ý tới các nguyên nhân gây khiến cho bạn thiếu tự tin trước mặt mọi người. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho mất bình tĩnh mà tôi cũng không biết hết và không thể đề cập hết trong bài viết này. Có thể là do di truyền, giáo dục, văn hóa của từng người, mỗi người lại có một lý do khác nhau. Do vậy về việc này, chỉ có một lời khuyên nho nhỏ tới mọi người là khi đã biết được nguyên nhân rồi, thì hãy bớt chút thời gian để rèn luyện cải thiện bản thân mình. Bạn có thể tự giả định tình huống rồi tự mình tìm cách giải quyết, như vậy khi gặp ngoài việc thật bạn cũng không đến mức “lạc vào đảo hoang”.
  7. 6. Nắm lấy tất cả cơ hội được nói. Chắc các bạn ai cũng đồng ý với mình rằng “trăm hay không bằng tay quen”. Đọc sách nhiều mà không bắt tay vào làm thử thì cũng như không. Hãy tận dụng mọi cơ hội có thể như trong cuộc họp gia đình, trò chuyện với bạn bè,….., để tập cho mình cách phát biểu và làm quen với những tình huống bất ngờ xảy ra khi mọi người chất vấn bạn hoặc giả dụ bạn có quên mất điều mình định nói thì phải làm sao.
nguon tai.lieu . vn