Xem mẫu

  1. Phòng Bệnh Mùa Hè Cho Trẻ Thời tiết nắng nóng những ngày hè sẽ là nguyên nhân chính gây nên một số bệnh cho trẻ như viêm họng, viêm phế quản, tiêu chảy… Các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ, bởi nếu được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, sức đề kháng cơ thể sẽ tăng lên đáng kể, giảm nguy cơ mắc bệnh. Vào những ngày nắng nóng, cơ thể thường dễ mất nước, bố mẹ nên cho con ăn những chất mát (mang tính chất bổ âm), như ăn chè đậu đen, uống nước bột sắn dây, nước chanh, cam vắt, sinh tố hoa quả, hay ăn các loại hạt đậu hầm với bí, bầu, hoặc cơm canh rau ngót với thịt, xương hầm. Do cơ thể trẻ đang ở giai đoạn phát triển, nên nhu cầu protein (chứa các acid amin) mỗi ngày của trẻ em nhiều hơn người lớn. Bố mẹ cần cho các em ăn thực phẩm có nhiều protein, như các loại thịt (thịt gà, thịt heo, vịt), cá, trứng, sữa, các loại đậu, lạc, vừng… Nhu cầu về vitamin ở trẻ em rất lớn. Bổ sung vitamin cho các em, nên cho ăn nhiều thức ăn như gấc, đu đủ, gan… (chứa nhiều vitamin A); uống sữa bò, ngũ cốc (chứa nhiều vitamin B); uống nước cam ép, các sinh tố hoa quả: bơ, cà chua, bưởi… (chứa nhiều vitamin
  2. C, E); ăn nhiều đạm, ăn nhiều thức ăn có nhiều vitamin D như trứng gà, dầu cá… Ảnh: Internet Vào hè, trẻ em cũng rất dễ nổi mụn nhọt, mức độ nhẹ có thể tự khỏi, nhưng nặng thường gây đau nhức, sốt, dẫn đến lười ăn. Bố mẹ phải thường xuyên nhắc nhở các em tắm, rửa sạch sẽ. Khuyên con em không nên nghịch cát bẩn, không tự ý nặn mụn nhọt, hoặc bôi thuốc lên mụn, vì có thể gây nhiễm trùng nặng hơn. Lưu ý các em chơi ở những nơi thoáng mát, không chơi đùa trên lề đường để tránh tai nạn, cũng không nên chơi ở những góc ẩm tối, sẽ dễ bị muỗi và côn trùng đốt, chích gây nhiễm bệnh. Ngoài chế độ nghỉ ngơi thích hợp, phòng ở của các em phải bố trí sao cho thoáng mát, tránh tiếng ồn, nên trồng cây cảnh để không gian có cây xanh và hơi ẩm. Không cho các em nằm ở nền nhà, nằm nơi gió lùa sẽ dễ bị cảm.
  3. Mùa hè là dịp nhiều gia đình cho con em đi chơi. Một chuyến lên rừng, xuống biển, hay ở nơi đồng quê êm đềm, thơ mộng… sẽ không còn thoải mái và lý thú, nếu như sức khỏe của các em bị trục trặc. Nên khuyên các em tránh nắng, ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời (nhất là thời gian từ 10g – 12g trưa). Không để các em tiếp cận những loại hình vui chơi, giải trí “khác thường” dễ dẫn đến bị suy nhược thần kinh, bị kích động, như xem phim ma, phim hành động không phù hợp với lứa tuổi… Thức ăn và nước uống không hợp vệ sinh sẽ là nguồn lây bệnh, như bị nhiễm E.coli (rối loạn tiêu hóa), bệnh do Shigella gây nên (lỵ trực khuẩn). Nên tránh các loại thức ăn chế biến sẵn không đảm bảo vệ sinh, như rau sống, nước đá, thịt tái, gỏi cá… Thức ăn chín luôn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Các em có thể dùng oresol để bù nước điện giải và giúp cơ thể giải độc nếu bị tiêu chảy. Oresol là loại
  4. “nước giải khát” hiệu quả cho những em mất nhiều mồ hôi, giúp giảm mệt mỏi một cách nhanh chóng. Những học sinh quá gầy yếu, có thể dùng bài thuốc Tiểu chiến sĩ của lương y Nguyễn Kiều (người sáng lập Trường Y học dân tộc Tuệ Tĩnh, nay là Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) gồm: củ sả, củ cói (củ của cây cói dùng làm chiếu) và bột thịt cóc. Nếu cháu nào quá gầy thì dùng bảy phần bột thịt cóc, ba phần củ cói và củ sả (thường tỷ lệ thịt cóc năm - sáu phần, bột của củ cói và củ sả bốn - năm phần). Củ cói và củ sả sấy khô, sao vàng, tán bột rồi trộn với bột thịt cóc, mỗi lần dùng hai muỗng cà phê bột, cho hòa vào nước lọc để nguội, uống trước bữa ăn 15 phút, ngày uống hai lần. Với các em gầy còm, yếu, để bổ tỳ hàng ngày còn cần ăn những hoa quả có chất ngọt như hồng xiêm, na, bơ…
nguon tai.lieu . vn