Xem mẫu

  1. Phòn tránh một số bệnh cho bé: Phòng tránh viêm họng mùa hè Viêm họng mùa hè do nhiều nguyên nhân, trong đó phần lớn là do virus (80%), 20% do các vi khuẩn. Khi bị viêm họng cấp, trẻ có biểu hiện sốt, mệt mỏi, thường sốt đột ngột 39-400C, kém ăn, quấy khóc kèm theo có ho. Có thể ho từng cơn, ho có đờm, nhầy, lúc đầu trắng sau đặc vàng có mùi hôi, thay đổi tiếng nói. Ở người lớn hay gặp viêm họng mãn tính. Nguyên nhân chủ yếu là các yếu tố như rượu, thuốc lá, hơi độc, khói, bụi. Bệnh nhân mệt mỏi kèm theo rát họng, nuốt vướng, kèm theo
  2. ho từng cơn hoặc liên tục, ho nhiều, ho khan, có thể có ít đờm làm bệnh nhân rất khó chịu, phải khạc nhổ suốt ngày. Biến chứng tại chỗ như gây áp xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan. Ở trẻ nhỏ có thể gây áp xe thành sau họng. Những biến chứng gần có thể gây ra viêm mũi, viêm xoang, đặc biệt ở trẻ em là viêm tai giữa, viêm thanh, khí, phế quản hoặc viêm phổi. Những biến chứng xa gây viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim... Viêm họng cấp tính do virus không cần dùng kháng sinh, chỉ cần các thuốc hạ nhiệt như efferagan, paracetamol, aspegic... và chỉ dùng khi nhiệt độ lớn hơn 380 C. Ngoài ra, có thể dùng các thuốc giảm ho như: Siro phenergan, ho bổ phế, theralen... Với viêm họng do vi khuẩn, cần phải dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Có thể dùng xông họng, khí dung bằng các loại kháng sinh, kháng viêm. Với viêm họng mãn tính, súc họng bằng các dung dịch kiềm. Một số trường hợp cần đốt hạt ở họng bằng muối bạc (NO3 Ag), axit chromic, đốt điện, lazer C02 hoặc nitơ bạc. Đề phòng viêm họng trong ngày hè, nên để trẻ nằm ngủ trong các phòng có nhiệt độ điều hoà và giữ chúng ở mức độ mát mẻ dễ chịu (22-250 C). Nếu nằm quạt, các bà mẹ chỉ nên cho trẻ nằm quạt tốc độ lớn trong thời gian ngắn giúp trẻ dễ ngủ, sau đó giảm dần cường độ. Quạt phải luôn được quay thay đổi hướng gió. Việc lau hoặc đắp khăn ướt lên người sẽ tốt hơn vì nước giúp cho việc hạ nhiệt nhiều hơn qua bay hơi và không làm cho da bị khô quá do mất nước. Chỉ nên uống nước mát chứ không quá lạnh nếu bạn không muốn vị viêm họng, viêm xoang và
  3. viêm phổi - phế quản. Những trường hợp viêm họng, hầu hết có thể điều trị bằng cách súc miệng với nước muối (hay mật ong với trẻ nhỏ), tránh nhiễm lạnh tiếp tục. Rất ít trường hợp phải dùng đến kháng sinh, trừ khi viêm nhiễm quá nặng. Vì vậy, đừng tự tiện dùng kháng sinh khi viêm họng kẻo nhờn thuốc và gây hậu quả không tốt.
  4. Viêm ruột thừa ở trẻ em Bé trai T.T.L., 6 tuổi, đau quanh rốn hai ngày, sốt, buồn nôn, tiêu chảy 2-3 lần/ngày. Gia đình tưởng bé bị rối loạn tiêu hóa nên tự dùng thuốc ở nhà. Sau uống thuốc một ngày bé vẫn còn đau bụng, sốt nhiều hơn, bụng gồng cứng, gia đình đưa bé vào khám mới hay bé bị viêm ruột thừa vỡ gây nhiễm trùng khắp ổ bụng. Bé được nhập viện và phẫu thuật cấp cứu kịp thời trong đêm. Bác sĩ Trương Quang Định, phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết ruột thừa là một bộ phận nhỏ như ngón tay cái nằm phía dưới bên phải bụng, có một đầu bịt kín, đầu kia thông với manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già). Nếu vì nguyên nhân nào đó làm lòng ruột thừa bị tắc nghẽn sẽ khiến ruột thừa bị viêm, sưng và nhiễm trùng. Nếu không điều trị, ruột thừa có thể bị hoại tử, vỡ ra, dẫn
  5. đến viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết và cuối cùng là tử vong. Viêm ruột thừa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thậm chí cả trẻ 3-4 tuổi. Lưu ý các dấu hiệu sau ở một trẻ có khả năng bị viêm ruột thừa: đau bụng vùng quanh rốn, hố chậu phải; sốt nhẹ; buồn nôn và nôn; tiêu lỏng; bụng trướng. Những trường hợp này rất khó chẩn đoán vì trẻ chưa biết diễn đạt rõ ràng và không dễ phân biệt với các bệnh lý có triệu chứng đau bụng khác. Viêm ruột thừa ở trẻ tiến triển rất nhanh, chỉ cần 6-8 giờ có thể vỡ; do vậy việc phát hiện và chẩn đoán sớm viêm ruột thừa để phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa bị viêm là rất cần thiết nhằm tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra. Triệu chứng điển hình của viêm ruột thừa là đau vùng bụng dưới bên phải. Kiểu đau của viêm ruột thừa thường bắt đầu vùng quanh rốn trước khi khu trú ở hố chậu phải. Trẻ bị viêm ruột thừa thường có môi khô lưỡi dơ, biểu hiện tình trạng nhiễm trùng. Phần lớn trẻ sốt nhẹ, dao động 38-38,5OC nhưng có khi trẻ không có triệu chứng này, chỉ khi đoạn ruột thừa viêm bị vỡ mới sốt. Ngoài ra, bé sẽ có tình trạng mệt mỏi, chán ăn, bụng trướng do ruột bị kích thích kèm theo buồn nôn, nôn ói. Tiêu chảy có thể có hoặc không, nhưng nếu có sẽ làm tăng khả năng chẩn đoán. Biểu hiện nôn và tiêu chảy ở trẻ viêm ruột thừa cũng dễ bị nhầm với rối loạn tiêu hóa. Các biện pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm không phải lúc nào cũng phát hiện tổn thương viêm ruột thừa. Do vậy, chẩn đoán viêm ruột thừa phải dựa vào
  6. các triệu chứng của bệnh do người nhà phát hiện và kết quả nhiều lần thăm khám bệnh của bác sĩ. Các triệu chứng này có thể xuất hiện không đầy đủ. Do đó các bậc phụ huynh cần đưa con đi khám nếu trẻ đau bụng nhiều, không giảm sau 1-2 giờ kèm theo nôn, đi lỏng hoặc sốt để được theo dõi tại bệnh viện. Ngoài ra, phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc giảm đau cho trẻ nếu trẻ đau bụng mà chưa xác định được nguyên nhân, vì thuốc có thể làm mất các triệu chứng bệnh và gây khó khăn cho việc chẩn đoán của bác sĩ.
  7. Kiết lị vào mùa Trẻ em dễ bị bệnh tiêu chảy cấp, đặc biệt vào mùa hè nóng nực. Tiêu chảy cấp trẻ em có hai loại. Một loại đi tiêu có đàm và máu, dân gian quen gọi: kiết lị. Và loại thứ hai, chỉ nôn ói và tiêu chảy kéo dài mà phần lớn do rotavirus gây nên. Tỷ lệ trẻ em bị kiết lị đang tăng cao, theo bác sĩ Hoàng Lê Phúc, trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng I TP.HCM cho biết, hiện nay mỗi ngày khoa đều liên tục tiếp nhận các em bị tiêu chảy cấp dạng kiết lị là chủ yếu. Đây cũng theo thường lệ cứ đến tháng 6, 7 là vào mùa bệnh tiêu chảy dạng kiết lị. Khác với các dạng tiêu chảy cấp khác, tiêu chảy dạng kiết lị không nôn ói nhiều mà đau bụng và mót rặn. Kiết lị là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella, nếu là do vi khuẩn Shigella thì bệnh nhân sẽ sốt cao. Đặc điểm nhận biết kiết lị khác tiêu chảy cấp thông thường là bệnh biến chuyển nhanh. Sau 24 giờ đau bụng và đi ngoài thì phân đã xuất hiện có đàm và máu. Đi rất nhiều lần, nhiều em bé không muốn rời bô vì luôn cảm thấy mắc rặn. Bệnh lây qua thức ăn, nước uống, nước rửa rau quả… bị ôi, thiu; thú vật mang mầm bệnh (chó, mèo); ruồi là trung gian truyền bệnh nguy hiểm; tay bẩn bốc thức
  8. ăn, đưa vi trùng vào mồm. Nếu không điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng nguy hiểm như: thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa do amip… Hiện đang mùa hè, khí hậu nóng ẩm nên cần chú ý nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”, thực hiện và nhắc nhở các bé phải rửa sạch tay trước khi ăn, rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng, vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp. Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ. Khi có người nhà bị bệnh phải kiểm tra những người thân còn lại trong gia đình để điều trị người lành mang bào nang.
nguon tai.lieu . vn