Xem mẫu

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

PHỐI HỢP NỘI SOI VÀ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẤP CỨU ĐIỀU TRỊ
XOẮN ĐẠI TRÀNG CHẬU HÔNG: BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP
Lê Quang Nhân*, Vũ Quang Hưng**

TÓMTẮT
Mục tiêu: Trình bày một ca lâm sàng về phối hợp nội soi và phẫu thuật nội soi cấp cứu điều trị xoắn đại
tràng chậu hông.
Phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân Nguyễn Thị M., nữ, 44 tuổi nhập viện vì đau bụng 2 ngày. Khám
lúc nhập viện thấy bệnh nhân có trướng bụng nhiều ở 1/2 bụng bên phải và thăm trực tràng có máu. Bệnh nhân
được chỉ định chụp x quang bụng đứng không sửa soạn và CT scan bụng chậu có cản quang và được chẩn đoán
tắc ruột do xoắn đại tràng chậu hông.
Kết quả: Ngay lập tức, bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu với phương pháp phối hợp nội soi đại tràng
tháo xoắn và phẫu thuật nội soi khâu cố định đại tràng chậu hông vào vách chậu. Thời gian thực hiện thủ thuật
90 phút và không có tai biến. Bệnh nhân xuất viện 72 giờ sau phẫu thuật. Một tháng sau, bệnh nhân tái khám
không có biến chứng gì xảy ra.
Kết luận: Phối hợp nội soi và phẫu thuật nội soi cấp cứu là một trong các phương pháp điều trị xoắn đại
tràng khi có chỉ định. Ưu điểm phương pháp là thủ thuật ít xâm lấn, thời gian nằm viện ngắn và ít tai biến, biến
chứng.

ABSTRACT
URGENT ENDOLAPAROSCOPY IN SIGMOID VOLVULUS TREATMENT: A CASE REPORT
Le Quang Nhan, Vu Quang Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 50 - 53
Objectives: To demonstrate one clinical case of successful endolaparoscopy in treatment of sigmoid volvulus.
Methods: A 44 year-old female was admitted due to 2 days of abdominal pain. We found that she had a
dissymmetrical abdominal distension and rectal blood in rectal examination. Abdominal x ray and CT scan
revealed a sigmoid volvulus.
Results: We performed urgent colonoscopy for detorsion and laparoscopic sigmoidopexy in one stage. The
operation time was 90 minutes with no complication. applied one over-the-scope clip (OTSC) in order to seal this
perforation after 5 days of intravenous administration of antibiotic (Meropenem). The length of procedure was
about 5 minutes without complication. The patient was discharged 72 hours after this operation. One month later,
this patient felt fine and there was no complication.
Conclusions: Urgent endolaparoscopy is one of the sigmoid vulvulus treatment. The advantages are the
minimal invasive procedure, the short hospital stay and less complication.
Keywords: Urgent endolaparoscopy, sigmoid volvulus, endoscopic detorsion, laparoscopic sigmoidopexy.
trạng tắc ruột quai kín kèm tắc động mạch và
MỞ ĐẦU
tĩnh mạch đại tràng chậu hông có nguy cơ hoại
Xoắn đại tràng chậu hông là một cấp cứu
tử ruột nếu chẩn đoán và điều trị trễ. Chúng tôi
ngoại khoa cần can thiệp khẩn cấp vì có tình
* Khoa Nội soi – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM** Bộ môn Ngoại Tổng Quát -ĐH Y dược TP. HCM.
Tác giả liên lạc: TS BS Lê Quang Nhân, ĐT: 0908853389, Email: quangnhan1974@yahoo.com

50

Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

xin trình bày một ca lâm sàng về phối hợp nội
soi và phẫu thuật nội soi cấp cứu điều trị xoắn
đại tràng chậu hông.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
(01 ca can thiệp lâm sàng)
Bệnh nhân Nguyễn Thị M., nữ, 44 tuổi nhập
viện vì đau bụng 2 ngày. Khám lúc nhập viện
thấy bệnh nhân có trướng bụng nhiều ở 1/2 bụng
bên phải và thăm trực tràng có máu. Bệnh nhân
được chỉ định chụp x quang bụng đứng không
sửa soạn và CT scan bụng chậu có cản quang và
được chẩn đoán tắc ruột do xoắn đại tràng chậu
hông.
Ngay lập tức, bệnh nhân được chỉ định mổ
cấp cứu với phương pháp phối hợp nội soi đại
tràng tháo xoắn và phẫu thuật nội soi khâu cố
định đại tràng chậu hông vào vách chậu. Thời
gian thực hiện thủ thuật 90 phút và không có tai
biến. Bệnh nhân có trung tiện vào ngày hậu
phẫu thứ I, và xuất viện 72 giờ sau phẫu thuật.
Một tháng sau, bệnh nhân tái khám không có
biến chứng gì xảy ra.

Hình 1: Hình x quang bụng đứng không sửa soạn cho
thấy “hình hạt cà phê” ở đại tràng chậu hông kèm
trướng hơi và nhiều phân trong toàn bộ đại tràng còn lại

Hình 2: Hình CT scan cho thấy có hình ảnh xoắn đại tràng chậu hông với hình ảnh mạch máu đại tràng chậu
hông bị xoắn bắt thuốc cản quang kém

Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa

51

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Hình 3: Hình nội soi xoắn đại tràng chậu hông chưa có
biến chứng hoại tử niêm mạc.

BÀN LUẬN
Xoắn đại tràng chậu hông là nguyên nhân
đứng hàng thứ ba gây tắc đại tràng ở người lớn
và đây là một bệnh lý cần can thiệp cấp cứu
ngoại khoa vì đây là bệnh lý có tắc đại tràng
chậu hông kiểu quai kín kèm tắc động và tĩnh
mạch đại tràng chậu hông, chính vì có tắc mạch
máu đại tràng chậu hông cả ở động mạch lẫn
tĩnh mạch nên bệnh thường diễn tiến đến hoại
tử đại tràng chậu hông khi được phát hiện
muộn, gây viêm phúc mạc hoặc sốc nhiễm độc.
Nguyên nhân gây xoắn đại tràng chậu hông
thường gặp nhất là đại tràng chậu hông dài, mạc
treo đại tràng chậu hông ngắn. Từ những năm
thập niên 70, nội soi đại tràng tháo xoắn được
xem như là phương pháp đầu tiên được chỉ định
nếu phát hiện sớm có xoắn đại tràng chậu hông
khi chưa có biến chứng hoại tử đại tràng, tỉ lệ
thành công của nội soi đại tràng tháo xoắn được
ghi nhận là 70 - 92%(4,6,9,10,11). Tuy nhiên tỉ lệ xoắn
đại tràng chậu hông tái phát khá cao (khoảng 55
- 60%) với tỉ lệ tử vong khoảng 20% nếu chỉ tháo
xoắn đơn thuần bằng nội soi đại tràng(2,6,10).
Atamanalp, Baraza và Daniels(3,5,8) nhận thấy cần
phải phối hợp điều trị phòng ngừa xoắn tái phát
sau khi tháo xoắn đại tràng chậu hông thành
công, tùy thuộc vào tình trạng hoại tử đại tràng
chậu hông và tổng trạng của bệnh nhân, chúng
ta sẽ chọn lựa chiến lược điều trị hoặc khâu cố

52

Hình 4: Hình nội soi đại tràng xuống có nhiều phân sệt
sau khi đã tháo xoắn đại tràng chậu hông thành công
định đại tràng chậu hông qua nội soi, hoặc phẫu
thuật nội soi cắt đoạn đại tràng chậu hông khâu
nối ruột hoặc phẫu thuật Hartmann trong mổ
cấp cứu tắc ruột. Theo Arnold, Atamanalp và
Bak(2,3,4) , tỉ lệ bục xì miệng nối là 1,8% sau cắt
đoạn đại tràng chậu hông có khâu nối ruột với
thời gian nằm viện trung bình là 12,8 ngày và tỉ
lệ tử vong là 11,8 - 28,3%, các tác giả nhận thấy tỉ
lệ bục xì miệng nối khá cao do các bệnh nhân
được mổ cấp cứu với tình trạng đại tràng còn
nhiều phân do xoắn đại tràng. Hiện nay, với sự
phát triển của nội soi và phẫu thuật nội soi, đối
với các trường hợp xoắn đại tràng chưa có biến
chứng hoại tử, chúng ta vừa tháo xoắn vừa khâu
cố định đại tràng chậu hông vào vách chậu là
một phương pháp điều trị phối hợp đem lại hiệu
quả điều trị như mong muốn kèm giảm tối thiểu
các nguy cơ bục xì miệng nối(1,3,4,7,12,13,14).
Trong ca lâm sàng này, chúng tôi nhận thấy
nội soi đại tràng tháo xoắn rất hữu ích vì nội soi
đại tràng vừa giúp tháo xoắn vừa có tác dụng
kiểm tra có hoại tử niêm mạc hay không cũng
như hút hơi và dịch giúp xẹp đại tràng, nhờ đó
việc khâu đính đại tràng chậu hông vào vách
chậu được thực hiện dễ dàng rất nhiều so với chỉ
đơn thuần thực hiện phẫu thuật nội soi. Để
phòng ngừa xoắn tái phát cao khi thực hiện tháo
xoắn đơn thuần qua nội soi, chúng tôi tiến hành
mổ khâu đính đại tràng chậu hông vào vách

Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
chậu ngay sau khi nội soi đại tràng tháo xoắn
thành công, tất cả các phương pháp điều trị này
đều được chúng tôi thực hiện trong phòng mổ
để tạo sự thoải mái và an toàn tối đa cho bệnh
nhân. Vì bệnh nhân được mổ trong tình trạng
đại tràng còn nhiều phân do bị tắc ruột, chúng
tôi chọn phương pháp an toàn cho bệnh nhân đó
là khâu đính đại tràng chậu hông vào vách chậu.
Chúng tôi chọn phương pháp này với mục đích
tránh nguy cơ bục xì miệng nối nếu tiến hành cắt
đoạn đại tràng chậu hông có khâu nối ruột, và
đồng thời giúp bệnh nhân tránh phải mang hậu
môn nhân tạo nếu thực hiện phẫu thuật
Hartmann. Qua theo dõi trong 01 tháng sau mổ,
chúng tôi thấy phối hợp giữa nội soi và phẫu
thuật nội soi cấp cứu rất phù hợp điều trị xoắn
đại tràng chậu hông chưa có hoại tử giúp bệnh
nhân hồi phục nhanh (với thời gian nằm viện
ngắn, bệnh nhân xuất viện sau mổ 3 ngày) đồng
thời đem lại sự an toàn cho bệnh nhân với tỉ lệ
tai biến và biến chứng là 0%.

2.
3.

4.
5.

6.
7.

8.

9.

10.

11.

12.

KẾT LUẬN
Phối hợp nội soi và phẫu thuật nội soi cấp
cứu là một trong các phương pháp điều trị xoắn
đại tràng khi có chỉ định. Ưu điểm phương pháp
là thủ thuật ít xâm lấn, thời gian nằm viện ngắn
và ít tai biến, biến chứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.

Agaoglu N, Yucel Y, Turkyilmaz S (2005). Surical treatment of
the sigmoid volvulus. Acta Chir Belg 105: pp.365-8.

Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa

13.

14.

Nghiên cứu Y học

Arnold G.J, Nance F.C (1973). Volvulus of the sigmoid colon.
Annals of surgery 177, pp. 527-37.
Atamanalp S.S, Ozturk G (2011). Sigmoid volvulus in the
elderly: outcomes of a 43-year, 453-patient experience. Surgery
today 41, pp.514-9.
Bak M.P, Boley S.J (1986). Sigmoid volvulus in elderly
patients. Am J Surg 151, pp.71-5.
Baraza W, Brown S, McAlindon M, et al. (2007). Percutaneous
endoscopic sigmoidopexy: a cost-effective means of treating
sigmoid volvulus in Sub-Saharan Africa? East African medical
journal 84, pp.1-2.
Brothers T.E, Strodel W.E, Eckhauser F.E (1987). Endoscopy in
colonic volvulus. Annals of surgery 206, pp.1-4.
Corocchi R, Farinella E, La Mura F, et al. (2010). The sigmoid
volvulus: surgical timing and mortality for different clinical
types. World J Emerg Surg 5: pp.e1-e5.
Daniels I.R, Lamparelli M.J, Chave H, et al. (2000). Recurrent
sigmoid volvulus treated by percutaneous endoscopic
colostomy. Br J Surg 97, pp.14-9.
Ghazi A, Shinya H, Wolfe W.I (1976). Treatment of volvulus of
the colon by colonoscopy. Annals of surgeryastrointest 183, pp.
263-5.
Grossmann E.M, Longo W.E, Stratton M.D, et al. (2000).
Sigmoid volvulus in department of veterans affairs medical
centers. Diseases of the colon and rectum 43, pp.414-8.
Lou Z, Yu E-D, Zhang W, et al. (2013). Appropriate treatment
of acute sigmoid volvulus in the emergency setting. World J
Gastroenterol 19(30): pp.4979-83.
Martin M.J, Steele S.R (2010). Twists and turns: a practical
approach to volvulus and intussuception. Scand J Surg 99:
pp.93-102.
Mulas C, Bruna M, Garcia-Armengol J, et al. (2010).
Management of colonic volvulus. Experience in 75 patients.
Rev Esp Enferm Dig 102: pp.239-48.
Raveenthiran V, Madiba T.E, Atamanalp S.S, et al. (2010).
Volvulus of the sigmoid colon. Colorectal Dis 12: pp.e1-e17.

Ngày nhận bài báo:

05/9/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

06/9/2015

Ngày bài báo được đăng:

02/10/2015

53

nguon tai.lieu . vn