Xem mẫu

  1. Phổ niệm ngôn ngữ Ngoài công việc tiến hành phân loại ngôn ngữ và xác định các loại hình ngôn ngữ, ngành loại hình học còn tự đặt thêm cho mình một nhiệm vụ nữa: tổng kết để đúc rút ra những cái chung nhất, có tính quy luật đối với ngôn ngữ loài người – những cái mà người ta gọi là các phổ niệm ngôn ngữ học. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng chục công trình về phổ niệm đã ra đời. Người ta tìm ra phổ niệm ở những cấp độ khác nhau của ngôn ngữ. Người ta nói đến những phổ niệm có tính chất phổ thông nhất cũng như những phổ niệm hết sức chi tiết. Những hiện tượng như sự tồn tại của các đơn vị cơ bản ở các cấp độ khác nhau; sự đối lập giữa cái đã biết và cái mới, chưa biết, trong sự phân tích câu nói về mặt thông tin; sự phân định giữa người nói và người nghe; sự hoạch phân thành các kiểu ý nghĩa như ý nghĩa sở hữu, ý nghĩa chỉ trỏ, ý nghĩa địa điểm hành động v.v… cũng đều được quy vào và soi xét dưới ánh sáng của vấn đề phổ niệm. Người ta không những chỉ đề cập đến những phổ niệm thực sự có mặt ở tất cả mọi ngôn ngữ mà còn đề xuất thêm những khái niệm như "phổ niệm bộ phận", "phổ niệm ngầm".
  2. Nói đến phổ niệm đúng ra là chỉ nói đến những cái phản ánh đặc điểm chung nhất của ngôn ngữ; phổ niệm trước hết là những phạm trù có mặt trong tất cả hay trong đa số các ngôn ngữ. Về con đường đi đến phổ niệm. Đây cũng không phải là một con đường đơn giản: có người đi đến phổ niệm theo con đường diễn dịch, có người lại đi theo con đường quy nạp. Đại diện cho hướng tiếp cận thứ nhất là E. Coseriu và J. Kurylowicz. E. Coseriu cho rằng chỉ những phạm trù nào có thể rút ra được từ bản thân khái niệm ngôn ngữ tự nhiên thì mới đáng được xem là phổ niệm. Theo ông, không nên lầm lẫn phổ niệm với những cái mà qua kinh nghiệm chúng ta thấy có chung ở các ngôn ngữ. Một hiện tượng nào đấy, dầu chỉ gặp ở một ngôn ngữ duy nhất, cũng vẫn có thể đề lên thành phổ niệm, nếu hiện tượng đó phù hợp với một tiềm năng có thể có ở ngôn ngữ tự nhiên. J. Kurylowicz thì lại không xuất phát từ khái niệm "ngôn ngữ" mà xuất phát từ những cái cần cho việc tiến hành giao tế bằng ngôn ngữ. Những phạm trù nào bắt buộc phải có (không có thì không giao tế được) thì Kurylowicz mới đề lên thành phổ niệm. Chẳng hạn sự tồn tại của những phương thức phân biệt người nói với người nghe (tại một địa điểm và thời gian nhất định) được ông chấp nhận là một phổ niệm. Ông cũng không tin rằng có thể có những phổ niệm rút ra chỉ bằng con đường quy nạp theo kinh nghiệm, bởi vì theo con đường đó thì dầu có gặp một
  3. hiện tượng phổ biến thì vẫn không có gì đảm bảo chắc chắn đó là một nét, một phạm trù nhất định phải có ở mọi ngôn ngữ. Qua công trình của các nhà nghiên cứu theo hướng diễn dịch, ta thấy nổi rõ lên một điều: quả có những phổ niệm có thể trực tiếp suy ra từ bản chất ngôn ngữ loài người, không cần phải tổng kết từ thực tế nhiều ngôn ngữ cụ thể mà vẫn có thể khẳng định được, ví dụ phổ niệm về tính phân lập, phổ niệm về tính cấu trúc, phổ niệm về thứ tự tôn ti giữa các yếu tố trong cấu trúc ngôn ngữ, phổ niệm về tính tín hiệu (với 2 mặt không thể thiếu), phổ niệm về độ dư... Đối với hành động nói năng, rõ ràng là những đặc điểm như tính hình tuyến, tính có tổ chức về mặt ngữ điệu, tính có khả năng phân đoạn v.v... cũng phải được quy vào loại phổ niệm có thể khẳng định mà không cần kiểm nghiệm qua thực tế nhiều ngôn ngữ. Trong số những phổ niệm rút ra được theo con đường diễn dịch, cần phải phân thành hai loại: 1. những phổ niệm không liên quan gì đến đặc điểm riêng của từng ngôn ngữ, ví dụ: phổ niệm về tính phân lập, phổ niệm về tính tín hiệu, phổ niệm về độ dư... 2. và những phổ niệm có liên quan đến đặc điểm ri êng của từng ngôn ngữ, ở mỗi loại ngôn ngữ phổ niệm thể hiện ra một cách khác nhau, ví dụ: phổ niệm
  4. về tính có tổ chức ở mặt ngữ điệu, phổ niệm về khả năng phân đoạn mện h đề, phổ niệm về thứ tự tôn ti giữa các yếu tố trong cấu trúc ngôn ngữ... Trường hợp thứ hai, rõ ràng là khi nói đến phổ niệm chúng ta có một bất biến thể, còn khi nói đến việc thực hiện phổ niệm đó ở từng ngôn ngữ cụ thể, ta sẽ có những biến thể. Và như vậy là hai con đường diễn dịch và quy nạp có phần bổ sung cho nhau. Ngay trường hợp thứ nhất, trường hợp mà nhà ngôn ngữ học hiện đại tưởng chừng như có thể rút ra phổ niệm theo con đường hoàn toàn diễn dịch, không cần dựa vào cứ liệu các ngôn ngữ cụ thể thì cũng phải thấy rằng sở dĩ ngày nay chúngta có thể làm được như vậy, chính là vì trước đây đã có nhiều thế hệ đi vào nghiên cứu các ngôn ngữ cụ thể, chính nhờ kết quả khải sát của họ nên chúng ta mới đi đến việc có được quan niệm như ngày nay. Còn đối với trường hợp thứ hai thì thật là hiển nhiên: có dựa vào việc nghiên cứu cứ liệu các ngôn ngữ cụ thể, dựa vào con đường quy nạp thì mới kiểm nghiệm lại được các biến thể của cái phổ niệm mà ta đã suy ra được bằng con đường diễn dịch. * Đi cụ thể vào vấn đề phổ niệm, chung quy lại chính là nhằm trả lời cho được mấy câu hỏi sau đây:
  5. 1. Nói chung, cái gì có thể có và cái gì không thể có ở trong ngôn ngữ? Muốn trả lời được câu hỏi này cần phải khảo sát mối quan hệ giữa các hiện tượng ngôn ngữ, xem những hiện tượng nào cùng tồn tại đồng thời với nhau, những hiện tượng nào bài trừ lẫn nhau, hiện tượng nào chi phối hiện tượng nào v.v... Lại phải khảo sát cái có thể gọi là phạm vi giới hạn của ngôn ngữ, xác định cho được những sự hạn chế mà ngôn ngữ phải chịu đựng, ngôn ngữ chỉ có thể tồn tại, diễn biến trong phạm vi đó, chứ vượt qua ngoài thì ngôn ngữ không thể. 2. Và cái gì là cái có thú vị trong một ngôn ngữ? Nếu nói đến những cái mà một ngôn ngữ này không khác gì với các ngôn ngữ kia (vì tất cả mọi ngôn ngữ đều có) hoặc nói đến những cái mà có thể suy ra được, tiên đoán được từ những hiện tượng khác nhau thì điều đó không có gì là mới mẻ, lượng thông tin của nó rất thấp. Nói một cách khác, những điều nói đó chỉ thú vị trong trường hợp khi chúng ta chưa rút ra được một điều mà ở các ngôn ngữ khác đều không thấy, hoặc phát hiện ra được một điều bất ngờ, không dự kiến trước được, thì sự phát hiện đó sẽ rất thú vị: vì nói là một nét ngoại lệ so với phổ niệm, một nét có giá trị về mặt đặc điểm loại hình. Trả lời được những câu hỏi như trên tức là góp phần nâng sự hiểu biết của chúng ta về ngôn ngữ loài người: ta sẽ thấy được đặc trưng riêng của từng ngôn ngữ, và
  6. đằng sau sự thể hiện cụ thể ra ở từng ngôn ngữ ta lại thấy nổi lên được những cái chung nhất – những phổ niệm. Cho nên di vào địa hạt phổ niệm tức là đi vào một vấn đề rất cơ bản của ngôn ngữ học đại cương nói chung và loại hình học nói riêng. Vấn đề phổ niệm là một vấn đề có tầm cỡ cũng không thua kém gì vấn đề nghiên cứu theo hướng lịch sử so sánh và nghiên cứu theo hướng ngữ vực. Cả ba hướng đi này đều hướng tới tìm ra những sự giống nhau các ngôn ngữ, có điều là mỗi hướng đi trên đều có một xuất phát điểm riêng, một cách nhìn riêng. Trong con mắt của nhà loại hình học thông thường thì nhiệm vụ chính tức là tìm ra các đặc điểm, và tập hợp các đặc điểm đó thành loại hình. Trong con mắt của nhà loại hình học đi theo hướng phổ niệm thì lại khác: nhiệm vụ chính ở đây là nghiên cứu các đặc diểm, rút ra các phổ niệm, và tìm ra trình tự logic giữa các phổ niệm đó để dựng lên thành hệ thống. ở dạng lí tưởng, mỗi hệ thống như thế là một danh sách các phổ niệm được sắp xếp theo trình tự đi từ cái chung nhất đến cái cụ thể nhất, ví dụ: từ loại → danh từ danh từ → (hoặc cách) hoặc cách → cách 1 cách
  7. Một hệ thống như vậy sẽ có nét tương tự với bảng Д.И. Мендлеев ở hoá học: nó sẽ gồm cả những ô trống dành cho những phổ niệm tuy hiện chưa tìm được nhưng có thể tiên đoán trước về mặt lí thuyết. Đó là ô trống dành cho những phổ niệm tiềm tàng, có thể có được về mặt dự kiến.
nguon tai.lieu . vn