Xem mẫu

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

PHẪU THUẬT NỘI SOI ROBOT CẮT U SAU PHÚC MẠC Ở TRẺ EM:
BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM
Trần Ngọc Sơn*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Phẫu thuật nội soi robot (PTNSR) còn ít được báo cáo trong điều trị các khối u ở trẻ em. Chúng
tôi báo cáo trường hợp đầu tiên ở Việt nam PTNSR thành công cắt u sau phúc mạc ở trẻ em.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu một ca bệnh.
Kết quả: Bệnh nhân là trẻ nữ 6 tuổi, nhập viện vì lý do đau bụng từ 1 vài ngày trước. Siêu âm và CT phát
hiện khối u dạng hỗn hợp phần đặc và nang nghi teratoma ở vị trí thượng thận phải. 41 x 53 mm. Khối đè đẩy cực
trên thận phải và gan phải, nằm sát bên phải tĩnh mạch chủ dưới và tới sát cuống mạch thận P. Bệnh nhân được
PTNSR, sử dụng 5 trocar đi qua phúc mạc: 4 trocar cho các cánh tay robot và 1 trocar cho bác sĩ phụ mổ. Khối u
đươc phẫu tích tách khỏi các tổ chức xung quanh rồi cắt bỏ cho vào túi và cắt nhỏ đưa ra ngoài. Thời gian mổ 100
phút. Sau mổ bệnh nhân phục hồi tốt, ăn đường miệng từ ngày thứ 2 sau mổ. Kết quả giải phẫu bệnh: teratoma
trưởng thành. Theo dõi sau ra viện 8 tháng sau mổ, bệnh nhân sức khỏe tốt, siêu âm không thấy u tái phát.
Kết luận: PTNSR có thể thực hiện an toàn cắt u sau phúc mạc trong một số trường hợp chọn lọc ở trẻ em.
Từ khóa: Phẫu thuật nội soi robot.

ABSTRACT
ROBOTIC LAPAROSCOPIC RESECTION OF A RETROPERITONEAL TUMOR IN A CHILD: REPORT
OF THE FIRST CASE IN VIETNAM
Tran Ngoc Son * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 213 - 216
Objective: Reports on robotic laparoscopic surgery (RLS) for childhood tumors are still scant. We report the
first case of successful robotic laparoscopic resection of a retroperitoneal tumor in a child in Vietnam.
Methods: This is a case report with review of the literature.
Results: The child was a 6 year old girl who suffered from abdominal pain several days prior to admission to
our hospital. There were no remarkable findings in the past history, clinical examination or routine blood tests.
Ultrasound and CT scan showed a cystic tumor in the right suprarenal location with heterogenous characteristics,
suspected for a teratoma, compressing the right liver and upper pole of the right kidney, in close relationship with
the inferior vena cava (IVC) and the right kidney vessels. The child underwent RLS, using 5 transperitoneal
trocars: 4 trocars for robotic arms and 1 trocar for an assistant. The tumor was dissected free from the
surrounding structures. The whole tumor were resected and placed into a nylon bag, morcelated and removed via
the umbilical port. The blood loss was insignificant. The operative time was 100 minutes. The patient recovered
well, resumed oral feeding on second postoperative day. The histology study showed a mature teratoma. At a
follow-up of 8 month, the child was in good health and ultrasound showed no recurrence.
Conclusions: RLS can be performed safely for resection of selected cases of retroperitoneal tumor in children.
Keywords: Robotic laparoscopic surgery.

*Bệnh viện Nhi Trung Ương.
Tác giả liên hệ: TS BS Trần Ngọc Sơn,

Chuyên Đề Ngoại Nhi

ĐT: 0904138502,

Email: drtranson@yahoo.com.

213

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật nội soi có robot hỗ trợ (robot
assisted laparoscopic surgery), hay được gọi tắt
là phẫu thuật nội soi robot (robotic surgery), đã
được ứng dụng khá nhiều trong điều trị các
bệnh ngoại khoa ở bệnh nhân người lớn, trong
đó có cả lĩnh vực phẫu thuật các khối u.
Tuy nhiên ứng dụng của phẫu thuật nội soi
robot (PTNSR) trên trẻ em còn hạn chế, đặc biệt
là trong phẫu thuật các khối u ở bệnh nhi(3). Ở
Việt nam cho đến nay còn chưa cón nghiên cứu
nào về lĩnh vực này. Chúng tôi báo cáo trường
hợp đầu tiên PTNSR thành công cắt u sau phúc
mạc trên bệnh nhi ở Việt nam.

BÁO CÁO CA BỆNH
Bệnh nhân là trẻ nữ 6 tuổi, nhập viện vì lý do
đau bụng từ vài ngày trước. Tiền sử gia đình,
khám lâm sàng và xét nghiệm máu (bao gồm cả
alphafeto protein) không có gì đặc biệt. Siêu âm
phát hiện khối u dạng hỗn hợp phần đặc và
nang ở vị trí thượng thận phải. Chụp CT thấy có
khối bao gồm nang và phần đặc vùng tuyến
thượng thận phải 41 x 53 mm, cấu trúc không
đồng nhất. Khối đè đẩy cực trên thận phải và
gan phải, nằm sát bên phải tĩnh mạch chủ dưới
và tới sát cuống mạch thận P, nghĩ đến teratoma
thượng thận P (Hình 1 và Hình 2).
Bệnh nhân được PTNSR, sử dụng 5 trocar đi
qua phúc mạc: 4 trocar 5,5 mm-8,5 mm cho các
cánh tay robot (1trocar cho camera qua rốn, 2
trocar ở hạ sườn phải, 1 trocar ở hạ sườn trái gần
đường giữa ) và 1 trocar 5,5 mm cho dụng cụ của
bác sĩ phụ mổ bên phải rốn. Khối u đươc phẫu
tích tách khỏi cực trên thận phải, khỏi gan phải,
tách dần u khỏi tĩnh mạch chủ dưới và cuống
mạch thận phải, cặp clip các mạch máu vào u.
Trong mổ có tổn thương rách nhỏ nhu mô gan
phải do dụng cụ vén gan, nhưng tự cầm máu,
không phải xử trí gì.
Toàn bộ khôi u được cắt bỏ cho vào túi rồi
cắt nhỏ đưa ra ngoài. Lượng máu mất trong mổ
không đáng kể. Thời gian mổ là 100 phút. Sau

214

mổ bệnh nhân phục hồi tốt, ăn đường miệng từ
ngày thứ 2 sau mổ. Kết quả giải phẫu bệnh:
teratoma trưởng thành. Theo dõi sau ra viện 8
tháng sau mổ, bệnh nhân sức khỏe tốt, siêu âm
không thấy u tái phát.

Hình 1: Khối u tính chất hỗn hợp vị trí thượng thận
phải

Hình 2: Tương quan khối u với tĩnh mạch chủ dưới
và cuống mạch thận phải

BÀN LUẬN
PTNSR ở trẻ em chưa được ứng dụng nhiều
so với ở người lớn, đặc biệt trong lĩnh vực cắt các
khối u(3,4,5,2,1,6). Năm 2002 Gutt và cộng sự(4) là đã
công bố báo cáo đầu tiên ứng dụng PTNSR
thành công cắt khối u gonadoblastoma ở tiểu
khung trên một trẻ nữ 16 tuổi. Từ đó đến nay đã
có thêm những nghiên cứu PTNSR cắt u ở trẻ em
được công bố, tuy nhiên các báo cáo này thường
là trên một ca bệnh hoặc loạt bệnh nhân với số
lượng nhỏ(3,5,6). Một nghiên cứu tổng quan của
Cundi T. và cộng sự (3) cho thấy đến năm 2014
mới có 23 báo cáo về PTNSR cắt u ở trẻ em, trong
đó có 2 nghiên cứu trên loạt nhỏ bệnh nhân và
21 báo cáo ca bệnh và với tổng số tất cả 40 bệnh

Chuyên Đề Ngoại Nhi

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
nhân. Các báo cáo này rất đa dạng với khoảng 20
loại phẫu thuật khác nhau.
Các chỉ định ứng dụng PTNSR cắt u ở trẻ em
thường là các khối u bụng (52,5%); u vùng tiểu
khung (20%); u trung thất, lồng ngực (20%); u
vùng cổ (7,5%); trong đó các khối u sau phúc
mạc chiểm tới 1/3 tổng số các ca được báo cáo.
Bệnh nhi trong báo cáo này có khối u
teratoma sau phúc mạc vị trí thượng thận phải.
Đánh giá trước mổ khối u bệnh nhi này thấy có
các đặc điểm khó khăn và nguy cơ cao cho phẫu
thuật mổ mở cũng như phẫu thuật nội soi thông
thường là mối tương quan với các mạch máu lớn
xung quanh: u nằm sát tới cuống mạch thận phải
và sát bên phải tĩnh mạch chủ dưới. Chúng tôi
chỉ định bệnh nhi này cho PTNSR với nhận định
các ưu điểm của PTNSR có thể được tận dụng
hợp lý trong tình huống này. Trong mổ chúng
tôi đã dùng 1 dụng cụ robot nâng gan lên trên, 2
dụng cụ robot cho phẫu tích va 1 kênh dụng cụ
cho bác sĩ phụ mổ (ống hút, panh, căp clip). Khối
u đã được phẫu tích rời khỏi thành phải tĩnh
mạch chủ dưới, khỏi động mạch và tĩnh mạch
thận phải mà không bị tổn thương các cấu trúc
này. Chúng tôi thấy rằng ưu điểm của PTNSR
với camera phóng đại không gian 3 chiều, cho
phép tiếp cận gần vào các trường mổ sâu như
khoảng sau phúc mạc và sự linh hoạt nhiều
hướng của khớp dụng cụ đã góp phần cho phẫu
tích khối u thành công với ít sang chấn, tương tự
như ý kiến của các tác giả khác (3,4,5,2,1,6). Những
ưu điểm khác của PTNSR là có thể cho phép
phẫu thuật viên giảm được độ run tay nếu có và
phẫu tích chính xác hơn, giảm sự mệt mỏi cho
phẫu thuật viên do được phẫu thuật trong tư thế
thuận lợi thoải mái hơn so với mổ mở hay mổ
nội soi thông thường(3).
Tuy nhiên chúng tôi cũng nhận thấy PTNSR
nói chung và ở trẻ em cũng có những nhược
điểm và hạn chế(3). Hoàn toàn không có cảm giác
tay khi thao tác khiến nguy cơ cao chấn thương
tổ chức khi phẫu tích. Trong trường hợp của
chúng tôi dụng cụ vén gan đã làm rách nhỏ nhu
mô gan P cũng một phần vì hạn chế này. So với

Chuyên Đề Ngoại Nhi

Nghiên cứu Y học

mổ nội soi thường, PTNSR cần thêm một trocar
cho người phụ và như vậy là cần nhiều vết mổ
hơn, kết quả thẩm mỹ kém hơn. Ca mổ trong
báo cáo này cần tới 5 trocar trong khi mổ NS
thông thường chúng tôi thường cần 3 hoặc tối đa
4 trocar (7).
Kích thước các dụng cụ lớn (5 mm -8,5 mm)
là nhược điểm, khi mổ nội soi thường ở trẻ em
đã có các dụng cụ 3 mm. Thời gian mổ thường
dài hơn so với mổ nội soi thông thường, ít nhất
là vì thời gian docking (sắp đặt dụng cụ robot).
Hạn chế lớn nhất của PTNSR vẫn là chi phí. Giá
thành ca PTNSR ở các nước phát triển vẫn còn bị
đánh giá là cao hơn hẳn so với mổ nội soi
thường, chưa nói đến điều kiện kinh tế các nước
đang phát triển như Việt nam. Bài toán lợi ích
đem lại liệu có xứng đáng so với chi phí bỏ ra
trong PTNSR ở trẻ em hiện vẫn chưa có có câu
trả lời. Kết quả ở trên bệnh nhi được PTNSR cắt
u qua các nghiên cứu được công bố đến nay
được đánh giá là tương đương với mổ nội soi
thường, với tỷ lệ biến chứng 10% và tỷ lệ chuyển
mổ mở là 12,5%.

KẾT LUẬN
PTNSR có thể thực hiện an toàn cắt u sau
phúc mạc trong một số trường hợp chọn lọc ở trẻ
em. Với những ưu điểm và hạn chế của PTNSR
cần có thêm nhiều nghiên cứu với qui mô lớn để
đánh giá hiệu quả ứng dụng của phương pháp
này ở trẻ em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

Cost NG, DaJusta DG, Granberg CF, et al (2012). Robotassisted laparoscopic retroperitoneal lymph node dissection in
an adolescent population. J Endourol;26(6):pp.635–640.
Cost NG, Geller JI, DeFoorWR Jr, Wagner LM, Noh PH (2012).
A roboticassisted laparoscopic approach for pediatric renal
cell carcinoma allows for both nephron-sparing surgery and
extended
lymph
node
dissection.
J
Pediatr
Surg;47(10):pp.1946– 1950.
Cundy TP, Marcus HJ, Clark J, Hughes-Hallett A, Mayer EK,
Najmaldin AS, Yang GZ, Darzi A (2014). Robot-assisted
minimally invasive surgery for pediatric solid tumors:
asystematic review of feasibility and current status. Eur J
Pediatr Surg. Apr;24(2):pp.127-35.
Gutt CN, Markus B, Kim ZG, Meininger D, Brinkmann L,
Heller K (2002). Early experiences of robotic surgery in
children. Surg Endosc;16(7):pp.1083–1086.

215

Nghiên cứu Y học
5.

6.

7.

216

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Meehan JJ, Sandler A (2008). Pediatric robotic surgery: a
single-institutional review of the first 100 consecutive cases.
Surg Endosc;22(1):pp.177–182.
Rogers CG, Blatt AM, Miles GE, LinehanWM, Pinto PA
(2008). Concurrent robotic partial adrenalectomy and extraadrenal pheochromocytoma resection in a pediatric patient
with von Hippel-Lindau disease. J Endourol;22(7):pp.1501–
1503.
Trần Ngọc Sơn, Nguyễn Thanh Liêm (2011). Phẫu thuật nội
soi cắt u thượng thận ở trẻ em: tiếp cận đường qua phúc mạc

hay sau phúc mạc? Y học thành phố Hồ Chí Minh,; phụ
trương 15(3): pp.116-120.

Ngày nhận bài báo:

24/08/2015.

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

25/08/2015.

Ngày bài báo được đăng:

01/10/2015

Chuyên Đề Ngoại Nhi

nguon tai.lieu . vn