Xem mẫu

  1. Phát triển thương hiệu tới cộng đồng người khuyết tật Hiện nay, trên thế giới có khoảng 600 triệu người khuyết tật, chiếm 10% dân số thế giới, hơn 2/3 trong số họ sinh sống tại các nước đang phát triển. Các quốc gia này đang nỗ lực hết sức để nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng người khuyết tật. Vậy còn các doanh nghiệp đã quan tâm và đáp ứng những nhu cầu đặc biệt của các khách hàng đặc biệt này như thế nào? Gần đây, các doanh nghiệp tại Mỹ, quốc gia có đến 54 triệu người khuyết tật, chiếm 20% dân số lớn tuổi, nhận thấy họ đang bỏ quên đối tượng khách hàng là những người khuyết tật. Sự đóng góp của những người khuyết tật với cộng đồng là rất to lớn, sức mua và tiêu thụ của họ không hề nhỏ. Ước tính cho thấy mỗi năm người khuyết tật tại Mỹ chi tiêu khoảng 200 triệu USD để mua sắm. Thế nhưng, hầu hết các doanh nghiệp chưa nhận ra được giá trị kinh tế của đối tượng khách hàng đặc biệt này, cũng như chưa có kế sách để đáp ứng nhu cầu rất đặc biệt của họ. Bà Jeanne Sowa, Phó Chủ tịch Marketing và Quan hệ công chúng của Easter Seals, một tổ chức đã có bề dày 80 năm hỗ trợ cộng đồng người khuyết tật nâng cao chất lượng cuộc sống, cho biết: “Đây là điều rất đáng tiếc bởi cộng đồng người khuyết tật rõ ràng là một thị trường có tiềm năng và mang lại lợi nhuận cao”. Còn ông Nadie O. Vogel, người sáng lập và là Chủ tịch Tập đoàn Tư vấn SpringBoard nói: “Xét về số lượng, thì những người khuyết tật là cộng đồng thiểu số lớn nhất hiện nay. Và cần phải xem đây là một thị trường, vừa để bạn khai thác triệt để tiềm năng của nó, vừa để doanh nghiệp nâng cao ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Vậy mà các doanh nghiệp lại không chú trọng đến đối tượng này. Trong khi đó, nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, mức sống
  2. của người dân tại các quốc gia đang được nâng cao hơn bao giờ hết, người khuyết tật cũng có cơ hội được làm việc, hưởng thu nhập và có chất lựợng cuộc sống tốt hơn hẳn trước đây”. Tập đoàn Marriott (Mỹ) đã “để ý” đến cộng đồng người khuyết tật từ những năm 1990. Ông Roger Conner, Phó Chủ tịch Truyền thông của tập đoàn này cho hay: “Phần lớn tập đoàn đều cân nhắc ngân sách marketing của mình. Họ muốn làm sao để chi những khoản tiền một cách hiệu quả nhất, nhắm đến những đối tượng rộng lớn nhất. Tuy nhiên, điều đó cần phải thay đổi do yêu cầu về sự đang dạng trong thị trường và khách hàng ngày nay. Các chiến dịch quảng cáo không nhất thiết phải xoay quanh những đối tượng người khuyết tật, nhưng rất cần thiết, phải có hình ảnh của họ trong đó”. Đồng quan điểm với Conner, bà Sowa cho rằng, “các công ty cần phải thêm vào đối tượng khách hàng của mình những người khuyết tật. Chúng ta cần phải chúng trọng đến việc, người khuyết tật cần gì ở những sản phẩm chúng ta sản xuất ra”. Vậy các doanh nghiệp, đặc biệt là những chuyên gia, nhân viên trong lĩnh vực marketing cần có những biện pháp nào để giúp công ty mình gần gũi hơn với những người khuyết tật, những khách hàng đặc biệt nhất của họ. Theo Sowa, điều này trước hết phụ thuộc vào nguồn nhân lực. Bản thân những người ngoài cuộc khó có thể nắm bắt được hết nhu cầu đặc biệt của người khuyết tật như chính bản thân những vị khách đặc biệt này. Chúng ta đừng nghĩ họ là những khách hàng thiệt thòi, mà xem họ là khách hàng đặc biệt, có nhu cầu sử dụng sản phẩm theo cách khác biệt so với đa số người khác. Bởi vậy, tuyển dụng người khuyết tật vào những vị trí phù hợp trong công ty bạn là phương pháp tốt nhất để giúp công ty tiến đến gần hơn với cộng đồng người khuyết tật. Những cá nhân này sẽ đóng góp vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động xã hội của công ty bạn, là nòng cốt để phát triển thương hiệu cho người khuyết tật. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng những chương trình hành động dành cho các khách hàng đặc biệt này. Chẳng hạn như các chương trình quảng bá, tiếp thị, dùng thử sản phẩm, nghiên cứu thị trường dành riêng cho nguời khuyết tật. Thông qua đó, các chuyên gia, nhân viên marketing, nghiên cứu sản
  3. phẩm sẽ có được những kiến thức quý giá về nhu cầu sinh hoạt, thị hiếu của người khuyết tật. Trong thực tế, người khuyết tật chỉ cần điều chỉnh lại những chi tiết rất nhỏ trong sản phẩm vốn dành cho những người dân lành lặn. Vấn đề là khi sản xuất, các doanh nghiệp không hề để ý đến nhu cầu của người khuyết tật nhằm điều chỉnh riêng sản phẩm dành cho họ. Một sự điều chỉnh nhỏ, có thể mang lại cho bạn cả một thị trường khách hàng rộng lớn mà khó có công ty nào có thể chen chân vào sau. Tại sao lại thế? Đơn giản là các những nhà nghiên cứu thị trường cần nhận ra rằng, bên cạnh ngôn ngữ của thương hiệu, họ cần đến ngôn ngữ của tình cảm con người khi phục vụ những khách hàng đặc biệt này. Nếu sự quan tâm của bạn dành cho đa số khách hàng đạt điểm 10, thì sự trung thành mà bạn nhận được với nhãn hiệu của mình cũng không lớn lắm. Nhưng nếu bạn chứng tỏ được sự quan tâm của công ty mình tới những người khuyết tật, đáp ứng được những nhu cầu khác biệt của họ, bạn có thể thu lại được sự trung thành tuyệt đối với thương hiệu của bạn. Cuối cùng, việc phát triển thương hiệu cho người khuyết tật còn đem lại hiệu quả xã hội và truyền thông to lớn cho công ty bạn. Doanh nghiệp sẽ được cộng đồng ghi nhận vì những nỗ lực cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người khuyết tật. Nhận thức, tình cảm của người tiêu dùng đối với công ty bạn cũng được nâng cao. Bởi vậy, tại sao bạn không nhắm đến những vị khách hàng đặc biệt này?
nguon tai.lieu . vn