Xem mẫu

Nguyễn Thị Thu Hà

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

112(12)/2: 103 - 108

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SINH THÁI, HƯỚNG ĐI MỚI
ĐỐI VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Nguyễn Thị Thu Hà
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

Ngày nay chúng ta đang đứng trước nhiều vấn đề lớn như: vấn đề ô nhiễm môi trường, đất đai bạc
màu, suy giảm đa dạng sinh học, bùng phát sâu bệnh,… Nền nông nghiệp nước ta cũng đang đứng
trước nhiều thách thức không nhỏ: năng suất thấp, sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ
sâu…đã gây ra nhiều vấn đề lớn đối với sức khỏe của con người, với xã hội… Do đó, những nhà
sản xuất nông nghiệp đã cố gắng tìm ra một nền nông nghiệp mới có thể đáp ứng được nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững mà không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và
sức khỏe, cuộc sống của con người, đó là nền “nông nghiệp sinh thái”.
Từ khóa: Nông nghiệp sinh thái, sản xuất nông nghiệp.

K H ÁI NI ỆM NỀ N N Ô N G N G HI ỆP
SI N H TH ÁI *
“Nền nông nghiệp sinh thái là nền nông
nghiệp kết hợp hài hòa những cái ưu điểm,
tích cực của hai nền nông nghiệp: nông
nghiệp hóa học và nông nghiệp hữu cơ một
cách hợp lý và có chọn lọc nhằm: thỏa mãn
nhu cầu hiện tại nhưng không gây hại đến các
nhu cầu của các thế hệ tương lai (nông
nghiệp bền vững); thỏa mãn nhu cầu ngày
càng tăng của con người về sản phẩm nông
nghiệp, nghĩa là phải đạt năng suất cao,
phẩm chất nông sản tốt với mức đầu tư vật
chất ít và hiệu quả kinh tế cao.” (Lê Văn
Khoa, 1999, Nông nghiệp & Môi trường).
Hệ sinh thái nông nghiệp là một tổng thể bao
gồm môi trường và những quần thể sinh vật
(cây trồng, vật nuôi, cây rừng), các sinh vật
gây hại (sâu, bệnh, chuột, cỏ dại, sinh vật gây
bệnh cho vật nuôi...), các sinh vật có ích khác.
Các yếu tố (đất, nước, khí hậu, môi trường),
kể cả con người trong hệ sinh thái này được
hình thành và biến đổi đều do hoạt động của
con người. Mỗi hệ sinh thái phải có tính đồng
nhất nhất định về các điều kiện vật lí, khí
tượng, hoá học, thực vật học và động vật học.
Các thành phần trong hệ sinh thái nông
nghiệp có chức năng riêng và góp phần chu
chuyển vật chất, năng lượng, các thành phần
đó có quan hệ chặt chẽ và thống nhất, có phản
ứng hệ thống với mọi loại hình tác động.
*

Cho đến nay nền nông nghiệp sinh thái còn
chưa được hiểu một cách đầy đủ và đúng
nghĩa. Đa số người ta cho rằng, sản xuất nông
nghiệp theo các mô hình mới, hiện đại, áp
dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản
xuất… chỉ nhằm mục đích nâng cao hiệu quả
kinh tế mà ít ai biết được rằng đây cũng chính
là một nền nông nghiệp sinh thái. Tuy nhiên
với các cấp độ khác nhau đó là những mô
hình đơn giản như VAC, trước mắt chỉ nhằm
vào lợi ích kinh tế, cải thiện đời sống. Với
mức độ cao hơn đó là nông nghiệp sinh thái.
Sản xuất nông nghiệp theo nền nông nghiệp
sinh thái đem lại nhiều hiệu quả mà hơn hết
đó là lợi ích môi trường. Nền nông nghiệp
sinh thái vừa cải thiện được môi trường sống
vừa khai thác thêm được nguồn năng lượng,
khiến tổn hại do ô nhiễm môi trường, lãng phí
năng lượng và sự phá hoại tài nguyên đất
giảm xuống độ thấp nhất. Từ đó đạt được sự
thống nhất cao độ giữa ba lợi ích kinh tế, sinh
thái và xã hội. Cho nên có thể nói, đây là một
mô hình nông nghiệp bền vững, sẽ chiếm địa
vị chủ yếu trong nền nông nghiệp tương lai.
Sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái sẽ
giúp giải quyết 3 vấn đề. Thứ nhất là không
làm mất cân bằng sinh thái trên đồng ruộng.
Vì lâu nay, sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã
sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật có nguồn gốc hóa chất. Việc lạm
dụng hóa chất đã khiến cho hệ sinh thái trên
đồng ruộng bị mất cân bằng nghiêm trọng. Từ

Tel: 0973402465; Email: ntthadhsptn@gmail.com

103

Nguyễn Thị Thu Hà

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

đó, dẫn tới nhiều nguy cơ như dễ bùng phát
dịch hại. Thứ hai là không ảnh hưởng xấu tới
môi trường. Lâu nay, việc tác động nhiều vào
đồng ruộng bằng hóa chất, bằng các biện
pháp kỹ thuật không phù hợp đã gây tổn hại
nhiều tới môi trường tự nhiên. Chẳng hạn
nguồn nước ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm vì
phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật.
Chất lượng đất trồng cũng đang bị suy giảm.
Thứ ba là sản xuất nông nghiệp theo nền nông
nghiệp sinh thái sẽ tạo ra những sản phẩm
sạch mà sản xuất theo hướng sử dụng nhiều
phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo
vệ thực vật và các chất kích thích sẽ không
thể nào có được.
NỘI DUNG NỀN NÔNG NGHIỆP SINH THÁI
Khác với những nền nông nghiệp khác, nền
nông nghiệp sinh thái cần phải đảm bảo các
nội dung cơ bản sau:
- Tính đa dạng sinh học: Trong nền nông
nghiệp truyền thống, mô hình canh tác độc
canh đã làm hệ sinh thái mất cân bằng và các
qui luật sinh thái bị thay đổi, nên rất dễ bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố của môi trường. Vì vậy,
tính đa dạng sinh học trong nền nông nghiệp
sinh thái ở đây là phải đảm bảo các qui luật
sinh thái tự nhiên và môi trường sinh thái phải
được cân bằng. Thực hiện đa dạng sinh học
cũng là thực hiện đa dạng hóa những nguồn
thu nhập, giảm nguy cơ mất mùa toàn bộ.
Như vậy, cần phải trồng nhiều giống cây
trồng, vật nuôi khác nhau; thực hiện luân
canh, xen canh; lai tạo giống mới… để có
năng suất cao hơn; canh tác theo phương thức
nông – lâm kết hợp; bảo tồn và giữ gìn các
giống cây trồng, vật nuôi khác loài làm tăng
tính đa dạng sinh học.
- Nuôi dưỡng đất cho đất sống: Đất được xem
là một vật thể sống. “Đất sống” là loại đất có
nhiều chất dinh dưỡng, có độ màu mỡ cao và
đặc biệt trong đất có chứa nhiều sinh vật
sống. Hoạt động của những sinh vật này ở
trong đất sẽ là yếu tố có tính chất quyết định
cho sức khỏe, độ dẻo dai và độ phì nhiêu của
đất. Vì vậy, cần phải tạo những điều kiện
thuận lợi để các sinh vật đất phát triển. Muốn
nuôi dưỡng đất chúng ta cần: thường xuyên
104

112(12)/2: 103 - 108

bón phân hữu cơ; che phủ mặt đất để chống
xói mòn, rửa trôi; tìm các biện pháp để khử
các yếu tố gây hại cho đất.
- Đảm bảo tái sinh vật chất: Trong đất nông
nghiệp, hầu như tất cả sản lượng sinh khối bị
lấy đi khỏi đất sau thu hoạch mà không có gì
trả lại cho đất hoặc có thì rất ít, hoặc do bón
phân hóa học quá nhiều sẽ làm cạn kiệt dần
độ phì nhiêu của đất, đất sẽ bị chai cứng, bạc
màu… dẫn đến chu trình tái sinh của đất bị
rối loạn và nảy sinh nhiều vấn đề khác trong
quá trình sản xuất. Thực hiện tái sinh vật chất
là tạo ra mối quan hệ đúng đắn giữa các thành
phần và tác nhân của hệ sinh thái nông nghiệp
như: rơm rạ sẽ được cày vùi lại trong đất để
làm phân hữu cơ thay vì bị đốt hoặc mang
dùng vào việc khác. Các loại cây trồng khác
(ngô, đậu,…) sau khi thu hoạch sẽ được phơi
khô để che phủ mặt đất chống xói mòn đất và
làm phân hữu cơ khi bị mục.
- Cấu trúc nhiều tầng: Cơ cấu cây trồng trong
nền nông nghiệp sinh thái chủ yếu là trải dài
theo bề ngang nên cũng có những hạn chế
nhất định. Do đó cần thực hiện gieo trồng
theo phương thức nông lâm kết hợp, trồng
xen vụ, trồng gối vụ….. để có thể khai thác
khoảng không hiệu quả hơn.
Thực hiện nền nông nghiệp sinh thái cần
phải tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:
- Không phá hoại môi trường: Môi trường là
yếu tố quan trọng hàng đầu của nền nông
nghiệp sinh thái. Ở các nước phát triển vấn đề
môi trường ngày càng được chú trọng. Người
nông dân được nhận hỗ trợ nhiều từ những
chương trình của Chính phủ. Họ không chỉ
được tham gia bảo hiểm nông nghiệp do thất
bát, dủi do của mùa màng mà hàng năm họ
còn được nhận một khoản hỗ trợ nhiều hơn
thế chỉ để duy trì hệ sinh thái đồng ruộng. Họ
sản xuất không chỉ vì mục tiêu kinh tế mà họ
nhắm đến mục đích môi trường. Họ trồng
trọt, chăm bón một cách tự nhiên để duy trì
màu xanh cho đồng ruộng. Đây là một thực tế
mà lợi ích môi trường của nó đem lại lớn hơn
gấp nhiều lần so với lợi ích kinh tế song nó
vẫn được đầu tư phát triển. Thực tế cho thấy,
nền nông nghiệp hiện nay đang diễn ra theo

Nguyễn Thị Thu Hà

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

một xu thế bất lợi cho chính con người. Họ
chỉ chạy theo lợi ích kinh tế, sẵn sàng hủy
hoại môi trường, sử dụng các chất hóa học để
tăng năng suất… đã ảnh hưởng rất lớn đối với
đời sống con người. Dư lượng các chất hóa
học, thuốc trừ sâu, chất kích thích ảnh hưởng
đến sức khỏe của con người là không thể tính
được. Mặt khác, lượng phân bón hóa học sử
dụng bình quân / ha ở một số địa phương có
mức độ thâm canh cao đã gây áp lực lớn cho
môi trường đất. Sử dụng phân khoáng liên
tục, không kết hợp bón phân hữu cơ có thể
làm cho đất trở nên chua hóa nhanh, chai
cứng, giảm năng suất cây trồng. Cùng với vấn
đề thuốc bảo vệ thực vật, tổng khối lượng
chất thải chăn nuôi bình quân khoảng hơn 73
triệu tấn / năm cũng là nguồn gây ô nhiễm
lớn. Không chỉ trồng trọt, chăn nuôi mà tình
trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tự phát,
thiếu quy hoạch, thức ăn thừa không được xử
lý, việc sử dụng kháng sinh tùy tiện cũng dẫn
tới ô nhiễm môi trường xảy ra nghiêm trọng ở
một số nơi.
- Đảm bảo năng suất ổn định: Sản xuất theo
mô hình nông nghiệp sinh thái, ngoài việc
tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn có lợi
cho sức khỏe con người còn làm tăng thêm
giá trị của sản phẩm. Mặt khác còn giúp được
người dân biết và có thói quen sử dụng sản
phẩm an toàn, từ đó nâng cao thu nhập trên
một đơn vị diện tích, góp phần cải tạo đất, cải
tạo môi trường trong lành hơn. Ít tác động đến
môi trường tự nhiên thì cũng ít bị ảnh hưởng
bởi thiên tai, dịch bệnh hơn vì thế mà năng
suất cây trồng được đảm bảo hơn, ít gặp rủi
do hơn…
- Đảm bảo khả năng thực thi, ít phụ thuộc vào
bên ngoài: Nếu như nền nông nghiệp hàng
hóa phụ thuộc lớn vào các yếu tố bên ngoài:
Các chất hóa học như phân bón, thuốc trừ
sâu…thì nền nông nghiệp sinh thái lại chỉ dựa
vào khả năng sản xuất và các yếu tố môi
trường tự nhiên là chính. Việc không hoặc rất
ít sử dụng các chất hóa học vào sản xuất làm
giảm thiểu tới mức tối đa chi phí và sự ảnh
hưởng của nó đến môi trường tự nhiên, trước
hết đó là môi trường đất, nước và không khí.

112(12)/2: 103 - 108

Việc sử dụng các phương pháp sinh học vào
sản xuất nông nghiệp không những đem lại
nhiều lợi ích về kinh tế mà còn có ý nghĩa lớn
đối với sức khỏe của con người.
- Ít lệ thuộc vào hàng nhập ngoại: Với cấu
trúc nhiều tầng, cơ cấu cây trồng trong nền
nông nghiệp sinh thái phong phú tạo ra nhiều
loại sản phẩm có chất lượng tốt đảm bảo cung
cấp đủ cho nhu cầu tại chỗ của người dân
chính vì vậy mà ít phải lệ thuộc vào những
mặt hàng nhập ngoại. Mặt khác, lòng tin của
người dân dần được hình thành sẽ tạo dựng
thói quen sử dụng những loại sản phẩm này
mà quên đi tư tưởng “sính ngoại” trước đây
của người dân.
Trong nền nông nghiệp sinh thái, các ruộng
cây trồng trao đổi năng lượng với khí quyển
bằng cách nhận năng lượng bức xạ mặt trời,
thông qua quá trình quang hợp của lá xanh
tổng hợp thành các chất hữu cơ, đồng thời có
sự trao đổi CO2 với khí quyển và đất, đạm và
các chất khoáng với đất. Tất cả các sản phẩm
đó là năng suất sơ cấp của hệ sinh thái.
Trong các sản phẩm của cây trồng như lúa,
màu, thức ăn gia súc có tích lũy năng lượng,
protein và các chất khoáng. Năng lượng và
vật chất trong lương thực – thực phẩm được
cung cấp cho khối dân cư. Ngược lại, con
người trong quá trình lao động cũng cung cấp
năng lượng cho ruộng cây trồng. Ngoài ra các
chất bài tiết của con người (phân, nước tiểu)
được trả lại cho đồng ruộng dưới dạng chất
hữu cơ. Một phần lương thực làm thức ăn cho
gia súc cung cấp cho các trang trại chăn nuôi
và vật nuôi gia đình. Vật nuôi chế biến, tổng
hợp năng lượng và vật chất của cây trồng
thành các sản phẩm chăn nuôi đó chính là
năng suất thứ cấp của hệ sinh thái. Các chất
bài tiết của vật nuôi trả lại cho đồng ruộng
qua phân bón… Chính quá trình này tạo nên
những chu trình tương đối khép kín trong
phạm vi nhỏ của hệ sinh thái.
MỘT SỐ MÔ HÌNH HIỆU QUẢ CỦA NỀN
NÔNG NGHIỆP SINH THÁI
Hiện nay, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều mô
hình nông nghiệp sinh thái như: mô hình
105

Nguyễn Thị Thu Hà

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Vườn - Ao - Chuồng, Vườn - Ao - Chuồng Rừng; mô hình Nông - Lâm - Đồng cỏ, Nông
- Lâm kết hợp; Rừng - Ruộng bậc thang... Sau
đây là một số mô hình tiêu biểu.
Mô hình Vườn – Ao – Chuồng (VAC)
VAC là một hệ thống sản xuất kết hợp giữa ba
bộ phận trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
Trong đó sản phẩm hay phế phẩm của bộ phận
này có thể dùng để tạo nên sản phẩm của bộ
phận khác có giá trị cao hơn và trong hệ thống
này hầu như không có phế liệu nào cả.
Thực chất nó là một hệ thống sản xuất kết hợp
gồm vườn, ao, chuồng của một hộ gia đình.
Trong đó thứ phẩm của đơn vị này được dùng
để tạo ra sản phẩm của đơn vị khác. Đây là mô
hình đã được bà con áp dụng từ lâu và cũng
đem lại nhiều hiệu quả kinh tế. Mô hình này
được đông đảo người dân áp dụng bởi nó phù
hợp với khá nhiều địa phương của nước ta.
Ưu điểm của mô hình này là sự kết hợp sử
dụng một cách triệt để các dòng dinh dưỡng
vật chất đầu vào và đầu ra của từng phân hệ
theo một chu trình khép kín, tận dụng tối đa
những phế phụ phẩm trong quá trình sản xuất
để tạo nên đầu ra lớn hơn trên toàn hệ thống
nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường sinh thái.
- Vườn: Cây trồng vừa có thể cung cấp rau
quả cho nông hộ vừa cung cấp thức ăn cho
chăn nuôi (chuồng) và ao cá.
- Ao cá: Cung cấp các giá trị dinh dưỡng cao,
cải thiện đời sống cho nông hộ đồng thời ao
cung cấp nước tưới cho vườn cây và thức ăn
cho chăn nuôi.
- Chuồng: vừa cung cấp phân bón cho trồng
trọt (vườn) lại vừa làm thức ăn cho cá (ao).
Nhiều địa phương đã áp dụng thành công mô
hình này là huyện Châu Thành và Tân Châu
của tỉnh An Giang điển hình là hệ canh tác
VAC của nông dân Nguyễn Đa ở huyện Tân
Châu đã đem lại lợi nhuận khá cao mỗi năm
khi áp dụng mô hình trên (Nguyễn Trần Nhẫn
Tánh, 2003).
Có thể nói đây là một trong những mô hình
sản xuất nông nghiệp nhằm tối ưu hóa các
106

112(12)/2: 103 - 108

nguồn lực để tạo ra sản phẩm và mang tính
bền vững.
Mô hình ruộng lúa bờ hoa
Mô hình “ruộng lúa bờ hoa” là cách nói của
nông dân Nam bộ khi đề cập đến chương
trình “Công nghệ sinh thái” được Ủy ban
nhân dân tỉnh An Giang và Viện Nghiên cứu
lúa quốc tế (IRRI) tổ chức chuyển giao kỹ
thuật với “Công nghệ sinh thái” là chương
trình trồng hoa quanh ruộng lúa để phòng trừ
sâu bệnh và chương trình này đã được thử
nghiệm tại An Giang, Tiền Giang trong năm
2010 và vụ đông xuân năm 2011 vừa qua.
Theo đó, việc chọn các giống hoa dại phù hợp
trồng quanh ruộng lúa để dẫn dụ thiên địch có
khả năng tiêu diệt rầy nâu và các côn trùng
gây hại khác là rất quan trọng. Một số loài
hoa thường được trồng hiện nay là: Xuyến
chi, Cúc mặt trời, Cúc cánh giấy, Sao nhái,
Mè, đay, các cây họ đậu,…
Theo các nhà khoa học, hoa gồm có 2 phần:
mật và phấn hoa. Các loài côn trùng thích ăn
mật hoa và phấn hoa vì có nhiều chất đường,
protein... Đặc biệt, cây trồng ra hoa màu trắng
và màu vàng có nhiều phấn sẽ càng thu hút
nhiều thiên địch. Chúng sẽ đến hút mật, đẻ
trứng và tấn công các loài sâu hại nên nông
dân không phải sử dụng thuốc trừ sâu.
Vụ hè thu năm 2011 vừa qua, An Giang đã
chọn 4 huyện để hỗ trợ thực hiện mô hình
ứng dụng công nghệ sinh thái “ruộng lúa bờ
hoa” gồm các xã: An Hòa (Châu Thành),
Khánh Hòa (Châu Phú), Định Thành (Thoại
Sơn) và Tân Tuyến (Tri Tôn). Kết quả là việc
trồng xen các loại hoa để xua đuổi côn trùng
đã hạn chế rất nhiều sâu bệnh trên ruộng lúa,
đồng thời đạt hiệu quả kinh tế cao do giảm
chi phí thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo
vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ con người
(Theo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam, 2011).
Hệ thống canh tác nông - lâm bền vững trên
đất dốc
Đây là hệ thống canh tác kết hợp lĩnh vực
nông nghiệp và lâm nghiệp một cách khoa
học, có sự hỗ trợ với nhau, nhằm khai thác tốt

Nguyễn Thị Thu Hà

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

các tiềm năng phát triển của vùng đất dốc trên
núi: Nông - Lâm - Đồng cỏ, Nông - Lâm kết
hợp; Rừng - Ruộng bậc thang,…
Mô hình nông - lâm kết hợp là một hệ thống
quản lý đất đai trong đó các sản phẩm của
rừng và trồng trọt được sản xuất cùng lúc hay
kế tiếp nhau trên các diện tích đất thích hợp
để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh
thái cho cộng đồng dân cư tại địa phương
(PCARRD, 1979).
Ưu điểm của mô hình nông lâm kết hợp là
tăng được sản phẩm cần dùng hàng ngày, đồ
dùng, củi đun, thức ăn,... Tạo thêm việc làm,
tận dụng được mọi nguồn lao động ở nông
thôn. Tăng cường tiếp cận với kỹ thuật, thị
trường, nâng cao trình độ hiểu biết của người
dân. Tận dụng nguồn năng lượng mặt trời và
đất đai, nâng cao được sinh khối trên đơn vị
diện tích. Giữ gìn được cân bằng sinh thái
đảm bảo cho sự phát triển ổn định lâu bền.
Mô hình nông lâm kết hợp được áp dụng khá
hiệu quả tại những vùng đất dốc: Tại miền
Bắc đó là vùng Trung du miền núi Bắc Bộ với
địa hình dốc là chủ yếu thì đây là mô hình sản
xuất thích hợp nhất. Ngoài ra tại các địa
phương khác, tùy vào điều kiện cụ thể của địa
phương mà vận dụng cho phù hợp, bởi nước
ta có tới 3/4 diện tích là đồi núi.
Nhìn chung đây là mô hình đã được đông
đảo bà con áp dụng dựa trên sự vận dụng, kết
hợp với những kiến thức bản địa. Với mỗi địa
phương lại có sự áp dụng một cách linh hoạt
cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa
phương mình để đạt hiệu quả cao nhất. Đó là
sự kết hợp linh hoạt giữa các mô hình nông
nghiệp sinh thái. Tại An Giang, tiêu biểu là ở
huyện Tri Tôn, huyện Thoại Sơn (Các huyện
này đã triển khai mô hình Rừng - Vườn - Ao Chuồng). Đặc biệt trong giai đoạn tới, huyện
Tri Tôn sẽ phát triển thêm một số mô hình
đang trong giai đoạn thử nghiệm: Trồng cây
thảo dược dưới tán cây rừng; nuôi heo rừng
kết hợp với trồng rừng… (Theo Sở Khoa học
& Công nghệ An Giang, 2011).
Trên lãnh thổ trên đất liền của Việt Nam có
thể chia thành tám vùng theo hệ sinh thái
nông nghiệp. Vùng Tây Bắc, Vùng Đông Bắc,

112(12)/2: 103 - 108

Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Bắc Trung
bộ, Vùng Nam Trung bộ, Vùng Tây Nguyên,
Vùng Đông Nam bộ, Vùng Tây Nam bộ mỗi
vùng sẽ phù hợp với một hoặc một số mô
hình nào đó tùy thuộc vào điều kiện cụ thể
của từng địa phương.
Nền nông nghiệp sinh thái kết hợp một cách
hài hòa và phù hợp giữa 2 nền nông nghiệp:
nông nghiệp hóa học và nền nông nghiệp
sinh học. Bằng các tiến bộ khoa học, sinh
thái học phải làm cho năng suất sinh học của
các hệ sinh thái không ngừng được nâng cao
mà hệ sinh thái này vẫn bền vững để tiếp tục
sản xuất.
Nền nông nghiệp sinh thái không loại trừ việc
sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, chọn giống
nhân tạo,… Mà là sử dụng hợp lý, tiếp tục
phát huy nông nghiệp truyền thống, tránh
những giải pháp công nghệ đem đến sự hủy
hoại môi trường.
KẾT LUẬN
Nông nghiệp sinh thái là một hướng đi hoàn
toàn mới cho những người nông dân, những
nhà sản xuất nông nghiệp hiện đại. Nó không
chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn mang lại
những giá trị to lớn về môi trường – một
trong những giải pháp góp phần cải thiện môi
trường sống của chúng ta hiện nay.
Sản xuất nông nghiệp vốn đã mang trong nó
bản chất sinh thái, sản xuất nông nghiệp
muốn phát triển có hiệu quả và ổn định đương
nhiên phải phù hợp với điều kiện đất đai, khí
hậu, thời tiết, thuỷ văn, môi trường và quần
thể sinh vật tạo nên hệ sinh thái nông nghiệp.
Chính sự phù hợp đó làm cho cây trồng vật
nuôi phát huy mọi ưu thế và tác động lẫn
nhau để tồn tại và phát triển, đó là một nền
nông nghiệp sinh thái hay cũng chính là
nông nghiệp bền vững, một nền nông nghiệp
sinh thái, hay bền vững đều mang lại hiệu
quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Nhưng ngược
lại, một nền sản xuất nông nghiệp mang lại
hiệu quả kinh tế cao, chưa chắc đã là một
nền nông nghiệp sinh thái và bền vững nếu
như nó không có tác động đến bảo vệ môi
trường sinh thái.
107

nguon tai.lieu . vn