Xem mẫu

  1. PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH TẠI ĐÀ NẴNG ThS. Trần Phạm Huyền Trang Trường cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt Hàn Tóm tắt Vai trò của sự phát triển đô thị Đà Nẵng có vị trí quan trọng. Về quan điểm phát triển đô thị, thành phố Đà Nẵng tiếp tục phát huy tối đa mối quan hệ liên kết vùng; phát triển khu đô thị trung tâm thành khu đô thị nén để tái thiết khu vực đô thị cũ; quy hoạch đô thị biển thành “khu đô thị biển”; xây dựng đô thị theo mô hình thành phố thông minh, tiện ích cao để phát triển, khai thác nền tảng công nghệ thông tin, công nghệ cao. Tất cả những việc làm này nhằm hướng đến phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị thông minh. Tuy nhiên, điều này không phải dễ dàng. Bài viết này nhằm phân tích thực trạng phát triển đô thị thông minh tại Đà Nẵng và đưa ra một số giải pháp phù hợp. Từ khóa: Công nghệ thông tin, Đô thị thông minh, Đà Nẵng 1. Đặt vấn đề Phát triển đô thị thông minh cho đến nay đã trở thành một xu thế tất yếu tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Qua thực tế triển khai, cũng như qua đánh giá của các nhà khoa học, chuyên gia, việc xây dựng đô thị thông minh ở các nước trên thế giới đã cơ bản đạt được những kết quả như mong muốn so với mục tiêu, yêu cầu đề ra như: Tăng chất lượng cuộc sống cùng các dịch vụ thiết yếu đi kèm; tăng tính hiệu quả của bộ máy hành chính; tăng tính liên kết dọc giữa các hệ thống hạ tầng kỹ thuật với nhau và hạ tầng xã hội với nhau, cũng như liên kết ngang giữa hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; tăng sự tương tác trong nội bộ cộng đồng dân cư cũng như giữa cộng đồng dân cư với chính quyền; giảm chi phí; giảm thời gian chờ đợi hoặc thời gian đi lại; giảm tiêu thụ các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như lãng phí không cần thiết các nguồn lực xã hội. Minh chứng cho điều này cách đây 5 năm, Hàn Quốc - một trong những quốc gia phát triển ở châu Á - có sẵn hạ tầng công nghệ thông tin phát triển mạnh đã đầu tư xây dựng và phát triển mô hình thành phố công nghệ tại nhiều thành phố lớn của nước này. Theo đó, người dân được kết nối một cách tối đa, thẻ thông minh được dùng để thanh toán cho tất cả các phương tiện giao thông công cộng, công nghệ GPS (định vị toàn cầu) kết hợp với camera hỗ trợ giám sát ở khắp mọi nơi. Cùng với đó, nước này cũng xây dựng mạng thông tin mở giữa chính quyền và người dân nhằm minh bạch thông tin. Đến nay, Hàn Quốc vẫn tiếp tục xây dựng đô thị thông minh để nâng cao chất lượng sống của người dân và mục tiêu ưu tiên là giảm ô nhiễm môi trường nhờ phát triển năng lượng sạch, 179
  2. tăng diện tích cây xanh, kiểm soát lưu lượng giao thông nhờ công nghệ thông tin. Đây cũng chính là vấn đề đặt ra với các đô thị nói chung, trong đó có các thành phố tại nước ta khi mà tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh kéo theo các vấn đề ùn tắc giao thông, hạ tầng quá tải, hay ô nhiễm môi trường… Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin hướng tới mô hình thông minh được xem là lời giải đúng cho bài toán này. Việt Nam với vị trí là một nước đang trong quá trình phát triển cũng không tránh khỏi xu thế trên. Là một trong những thành phố có tốc độ phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông nhanh nhất trong cả nước, 9 năm liên tục, thành phố Đà Nẵng dẫn đầu về chỉ số sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT Index), đoạt giải ASEAN City năm 2015 về ứng dụng công nghệ thông tin trong khu vực công. Trong những năm qua, Đà Nẵng luôn chú trọng về vấn đề phát triển đô thị thông minh. Tuy vậy, những kết quả đó vẫn còn khiêm tốn so với các mục tiêu, yêu cầu, nội dung của một đô thị thông minh trong đó việc xây dựng đô thị thông minh vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì thế bài viết này nhằm đưa ra một số biện pháp phát triển đô thị thông minh tại Đà Nẵng. 2. Cơ sở lý thuyết về đô thị thông minh Qua 20 năm hình thành và phát triển, khái niệm về đô thị thông minh đến này đã có nhiều biến thể cấp độ khác nhau theo nhu cầu và khả năng nguồn lực đầu tư, mục tiêu hướng đến ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương thực hiện. Theo PGS. TS Nguyễn Minh Hoà, ý tưởng về đô thị thông minh đầu tiên bắt đầu từ khoảng 1990 bởi các chuyên gia công nghệ thông tin ở Valley Silicon (Mỹ) và thành phố Bangalore – Valley silicon của Ấn Độ. Khái niệm đô thị thông minh chính thức được sử dụng từ năm 2005 và đang dần được hoàn thiện tùy theo tình hình ứng dụng triển khai thực tế tại các quốc gia trên thế giới. Theo TS.KTS Ngô Lê Minh, đánh giá chung hiện nay, khái niệm đô thị thông minh có thể được hiểu đầy đủ là thành phố sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để được thông minh hơn và hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực, nhằm mục tiêu tiết kiệm chi phí và năng lượng, cải thiện cung cấp dịch vụ và chất lượng cuộc sống, giảm thiểu gây hại môi trường”. Ở một cấp độ cao hơn, mô hình “Đô thị bền vững thông minh” đề cập khái niệm hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên nhiều khía cạnh và qui mô khác nhau, thông qua việc cung cấp và tiếp cận với các nguồn tài nguyên nước, năng lượng, giao thông và di động, giáo dục, y tế, môi trường, quản lý chất thải, nhà ở, công ăn việc làm, và sử dụng công nghệ thông tin. Ở một cấp độ khác có lồng ghép thêm các yếu tố sinh thái và phát triển bền vững như khái niệm của Bộ Giáo dục và Nghiên cứu CHLB Đức cho rằng Đô thị 180
  3. thông minh là “thành phố trung tính về CO2, sử dụng năng lượng và tài nguyên có hiệu quả, thích ứng với khí hậu trong tương lai”. Như vậy, có thể thấy rõ, khái niệm đô thị thông minh là một khái niệm có tính mở. Việc lựa chọn các mục tiêu phát triển đô thị khác nhau như đô thị sinh thái, đô thị bền vững, đô thị công nghệ… trên nền tảng ứng dụng giải pháp đô thị thông minh sẽ cho ra những khái niệm mô hình Đô thị thông minh tương ứng. Việc phát triển đô thị thông minh ở mỗi quốc gia cần lựa chọn cho mình một định hướng khái niệm cụ thể trên cở sở hiểu rõ mục tiêu và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đô thị. Ở Việt Nam, khái niệm đô thị thông minh cũng được các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học tiếp cận và đưa ra những quan điểm riêng của mình. Tuy nhiên, là một nước đi sau về xây dựng đô thị thông minh, nên hầu hết các khái niệm về đô thị thông minh của Việt Nam đều trên cơ sở sở kế thừa hệ thống khái niệm của các nhà nghiên cứu, khoa học trên thế giới. Bên cạnh đó, căn cứ tình hình thực tiễn, mà đưa ra các nội hàm đô thị thông minh phù hợp với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của Việt Nam. Nhìn chung, khái niệm đô thị thông minh ở Việt Nam được hiểu như sau: Đô thị thông minh là đô thị hoặc khu vực cư dân ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông phù hợp, tin cậy, có tính đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, cung cấp các dịch vụ công, phát huy các nguồn lực của đô thị có sự tham gia của người dân; nâng cao chất lượng cuộc sống và làm việc của cộng đồng; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo phát triển kinh tế; đồng thời bảo vệ môi trường trên cơ sở tăng cường liên thông, chia sẻ dữ liệu, an toàn, an ninh thông tin giữa các hệ thống và dịch vụ. Khái niệm này cũng được hiểu là đô thị thông minh phát triển bền vững. 3. Tình hình phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam Đô thị thông minh đang là một xu thế phát triển mới của thực tế phát triển đô thị ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Các bộ, ngành, địa phương cũng như cộng đồng doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trong xã hội đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức nghiên cứu, khai thác, ứng dụng phát triển đô thị thông minh ở nhiều cấp độ khác nhau: Từ năm 2015, TP Đà Nẵng đã sớm phê duyệt Đề án xây dựng thành phố thông minh hơn và tổ chức triển khai thực hiện trên toàn thành phố. Tỉnh Bình Dương đã chủ động hợp tác với đối tác Hà Lan triển khai xây dựng đô thị thông minh áp dụng mô hình 3 nhà - Triple Helix (nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp). Trên cả nước hiện đã có gần 30 địa phương ký kết biên bản hợp tác với các đối tác là các tập đoàn công nghệ viễn thông lớn như VNPT, Viettel để xây dựng Đề án đô thị thông minh, trong đó nhiều địa phương đã phê duyệt và tổ chức thực hiện như: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ, huyện 181
  4. Phú Quốc. Các tập đoàn, tổng công ty viễn thông, công nghệ thông tin (VNPT, Viettel, FPT, CMC,...) đã đẩy mạnh thành lập các đơn vị chuyên sâu về đô thị thông minh, nghiên cứu làm chủ và phát triển, ứng dụng các công nghệ, giải pháp về đô thị thông minh. Trong xã hội, việc sử dụng các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là ứng dụng trên mạng xã hội đang dần trở nên khá phổ biến và rất đa dạng, thu hút đông đảo các thành viên tham gia. Chính sự tương tác này cũng hỗ trợ cho chính quyền các địa phương trong phát triển đô thị thông minh. 4. Tình hình phát triển đô thị thông minh tại thành phố Đà Nẵng Từ năm 2012, lãnh đạo thành phố đã định hướng phát Đà Nẵng thành một thành phố thông minh và đã ký hợp tác với tập đoàn công nghệ IBM để nghiên cứu triển khai. Năm 2014, Đà Nẵng đã triển khai đề án xây dựng thành phố thông minh, tập trung 5 lĩnh vực: giao thông, cấp nước, thoát nước, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm và xây dựng thành phố kết nối. Tháng 7-2014, Đà Nẵng chính thức khai trương và đưa vào vận hành hệ thống thông tin chính quyền điện tử. Trong 9 năm liên tiếp từ 2009 đến 2017, Đà Nẵng dẫn đầu cả nước trong bảng xếp hạng chỉ số sẵn sàng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin Việt Nam, đoạt giải ASEAN City năm 2015 về ứng dụng công nghệ thông tin trong khu vực công. Đến nay, Đà Nẵng đã ký kết hợp tác chuyển giao mô hình chính quyền điện tử với 19 tỉnh, thành phố trong cả nước. Sự phát triển đô thị thông minh ở Đà Nẵng trong thời gian qua được thể hiện trong các lĩnh vực dưới đây: - Xây dựng chính quyền điện tử: Thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu trong việc xây dựng chính quyền điện tử. Cụ thể, Đà Nẵng đã xây dựng hạ tầng mạng cáp quang đi ngầm dài gần 300km, hỗ trợ băng thông lên tới 20 Gbps, kết nối tất cả cơ quan nhà nước từ thành phố xuống tận cơ sở. Thành phố cũng xây dựng Trung tâm dữ liệu Đà Nẵng với dung lượng lưu trữ 100 Terabite, kết nối với mạng đô thị để cung cấp các ứng dụng và dịch vụ chính quyền điện tử cho cán bộ nhà nước và công dân. Mạng lưới wifi công cộng miễn phí bao phủ nội đô với 430 điểm phát sóng, băng thông đạt 1Gbps, trung bình 20.000 lượt người sử dụng/ngày. Việc xây dựng hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng, tổng đài hệ đặc biệt (Hệ 1) phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà Nước; Thiết kế và triển khai đầu tư mạng viễn thông công nghệ thông tin tại Trung tâm hành chính thành phố để phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin của UBND thành phố và các sở ban ngành; Triển khai hạ tầng, cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt nhất, an toàn và bảo mật nhất cho các sự kiện như Đại hội thể thao bãi biển châu Á (ABG 5), giải chạy Marathon thế giới… - Trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, nhằm mang lại hiệu quả trong công tác quản lý của nhà trường và hoạt động giảng dạy của giáo viên, VnEdu đang được 182
  5. 94% trường THPT, 77,3% trường THCS và 40% trường tiểu học trên địa bàn tin tưởng sử dụng. Hiện tại, VNPT đã nâng cấp, xây dựng thành công hệ thống giáo dục thông minh và đang từng bước áp dụng cho các trường đang sử dụng hệ thống VnEdu… Ngoài ra, các trường cũng đã đẩy mạnh việc thiết kế và đưa vào sử dụng bài giảng điện tử e-Learning và thường xuyên khai thác kho bài giảng e-Learning của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ http://elearning.moet.edu.vn. Tiếp tục chỉ đạo các trường học tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên chủ động tích hợp công nghệ thông tin vào từng môn học để nâng cao hiệu quả bài giảng, sử dụng phần mềm trình chiếu, kết hợp các phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học. Nhìn chung, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục - đào tạo của thành phố trong những năm qua luôn được quan tâm đẩy mạnh và đạt được những kết quả thiết thực, trong đó nổi bật là nâng cao chất lượng dạy và học, giảm thủ tục hành chính, thuận lợi trong công tác quản lý cơ sở dữ liệu học sinh, trao đổi giữa phụ huynh và nhà trường, hạn chế tiêu cực. - Trong cung cấp dịch vụ công: Biên lai điện tử trong thanh toán phí dịch vụ công cho các sở/ban/ngành, các cấp chính quyền có sử dụng biên lai, triển khai thành công hệ thống HĐND điện tử (iPC) cho HĐND TP Đà Nẵng. - Trong lĩnh vực giao thông: Đà Nẵng hiện nay, tốc độ phát triển hệ thống giao thông vận tải đô thị rất cao. Chủng loại phương tiện cũng ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Hệ thống cơ sở vật chất cho giao thông cũng có nhiều thay đổi. Toàn bộ hệ thống đường sá, cầu, cống đã liên tục được nâng cấp, tại các ngã ba, ngã tư, các nút giao thông đã được trang bị hệ thống đèn hiệu, dải phân luồng. Nhiều tuyến đường nhỏ tiếp tục được quy hoạch, mở rộng hợp lý, đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo phục vụ tốt cho các hoạt động lưu thông. Tuy nhiên, tỷ lệ đất dành cho giao thông còn chiếm tỷ lệ rất ít so với đất xây dựng và đất sử dụng mục đích khác (chỉ khoảng 5%), trong khi phương tiện giao thông phát triển ngày càng nhanh, nhất là phương tiện ô tô, đã tạo nên những thách thức lớn trong việc quy hoạch, quản lý và giải bải toán ùn tắc giao thông. Trong lĩnh vực này, hệ thống thu thập, phân tích thông tin từ camera giao thông, phục vụ công tác phân tích, theo dõi, giám sát giao thông; Góp phần xây dựng hệ thống giao thông thông minh (ITS) của thành phố. Hệ thống hạ tầng cống bể, mạng truyền dẫn cũng đã được đầu tư xây dựng với 35,6 km cống bể cáp quang thuộc 37 tuyến đường trên địa bàn thành phố phục vụ truyền dẫn, kết nối dữ liệu hệ thống camera giám sát, xử lý vi phạm và hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông về Trung tâm Điều hành đèn tín hiệu giao thông và vận tải công cộng và phòng Cảnh sát giao thông – Công an thành phố phục vụ công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, hệ thống giám sát hành trình phương tiện vận tải đã lắp đặt cho tất cả các xe buýt hiện đang vận hành. 183
  6. - Trong lĩnh vực an ninh công cộng, xây dựng giải pháp và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tích hợp các hệ thống camera, hệ thống cảm biến, báo cháy… phân tích, cảnh báo thông minh phục vụ trung tâm thông tin chỉ huy giám sát, tiếp nhận các thông tin khẩn cấp về an ninh trật tự cứu nạn cứu hộ và chữa cháy. Trong lĩnh vực du lịch, triển khai hệ thống Thẻ du lịch thông minh, xây dựng phần mềm quản lý báo cáo và thu thập số liệu cho ngành du lịch… - Trong lĩnh vực Y tế, hệ thống phần mềm quản lý khám và chữa bệnh VNPT-HIS đã được triển khai tại nhiều bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn TP. Đà Nẵng từ năm 2016, giúp các bệnh viện rút ngắn thời gian khám chữa bệnh, lưu trữ hồ sơ, thanh toán bảo hiểm y tế, đảm bảo dữ liệu khám chữa bệnh tại bệnh viện được đồng bộ với Cổng giám định Bảo hiểm xã hội và cung cấp thông tin đầy đủ lên Cổng dữ liệu Bộ Y Tế. Hiện nay, các Trung tâm Y tế trên địa bàn thành phố đã triển khai phần mềm quản lý tích hợp nhiều tính năng đáp ứng nghiệp vụ khám chữa bệnh như: Nhập hồ sơ, quản lý hồ sơ khám và chữa bệnh nội trú, ngoại trú; quản lý các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh; quản lý dược; nghiệp vụ quản lý hành chính (khoa phòng, nhân viên…), cho phép thực hiện thanh toán và liên thông bảo hiểm y tế, thanh toán viện phí; quản lý báo cáo, thống kê. Phần mềm ứng dụng đã giúp bệnh viện dữ liệu hóa được hồ sơ bệnh nhân ngay từ khi tiếp đón, đến việc khám chữa bệnh, quản lý khoa phòng. Đặc biệt, phần mềm mang lại lợi ích lớn cho người bệnh, việc thanh toán bảo hiểm y tế được công khai, minh bạch và tiết kiệm được thời gian. Công tác quản lý, điều hành khám chữa bệnh, hiệu quả công việc của đơn vị được nâng cao rõ rệt, giảm chi phí dành cho văn phòng phẩm và tránh thất thoát thuốc, vì mọi chỉ định điều trị, bảng kê thuốc điều trị cho từng bệnh nhân đảm bảo tính thống nhất về số liệu. Tất cả hồ sơ bệnh nhân khi đến khám đều được dữ liệu hóa, đảm bảo dữ liệu đầu vào và đầu ra thông suốt, liên thông từ đơn vị đến sở Y tế, Bảo hiểm xã hội thành phố. Việc lưu trữ dữ liệu hiệu quả, chính xác, tạo điều kiện thuận tiện khi tra cứu, đảm bảo công tác thống kê, báo cáo chuyên môn cũng như minh bạch thông tin tài chính trong hoạt động khám và điều trị. - Đồng thời, Đà Nẵng đã triển khai giám sát nguồn nước tự động như về tiêu chuẩn nước uống để báo cáo về trung tâm xử lý khi cần thiết, giám sát hệ thống nguồn nước thải cảnh báo sớm chỉ số gây ô nhiễm để xử lý khi cần thiết. Bên cạnh đó là, triển khai cơ sở dữ liệu và hỗ trợ người dân tra cứu các cơ quan đạt chuẩn về an toàn thực phẩm và đang triển khai phần mềm quản lý an toàn thực phẩm, sắp tới tổ chức dán tem an toàn thực phẩm cho sản phẩm không bao gói. 5. Một số giải pháp nhằm phát triển đô thị thông minh tại Đà Nẵng Trước hết, lãnh đạo thành phố cần một có một mục tiêu và chiến lược dài hạn khi xây dựng một thành phố thông minh. Thiết lập tầm nhìn phù hợp với tình 184
  7. hình đặc điểm kinh tế, xã hội, nguồn lực của địa phương, phải khoa học và thực tế, dựa trên khung kiến trúc ICT của thành phố; xây dựng lộ trình thực hiện một cách rõ ràng, hiệu quả; thành lập các lớp chỉ đạo, quản lý, điều hành việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng đô thị thông minh; có cơ chế khuyến khích đầu tư, hợp tác giữa nhà nước và doanh nghiệp, huy động sự tham gia mọi thành phần, tổ chức, cá nhân của xã hội trong việc xây dựng đô thị thông minh. Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục để từng bước hình thành những công dân thông minh, cộng đồng thông minh. Người dân, cộng đồng phải tham gia hiệu quả trong quản lý thành phố và đưa ra quyết định bằng cách sử dụng hệ thống thông tin điện tử, nâng cao trí tuệ tập thể, hình thành các thể chế thành phố thông qua môi trường mạng Internet, nhấn mạnh vào sự tham gia của người dân và đồng sáng tạo các giá trị. Thứ ba, phải có chính sách, qui định sử dụng cơ sở hạ tầng, tài nguyên hiệu quả hơn (hạ tầng giao thông, môi trường, năng lượng, du lịch, xây dựng và các tài nguyên khác) thông qua việc phân tích số liệu và ứng dụng tối đa công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội và văn hóa lành mạnh. Thứ tư, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố, trong đó phải đảm bảo tất cả các cơ quan, đơn vị phải sử dụng công nghệ thông tin làm công cụ chính trong các hoạt động quản lý, điều hành, cung cấp dịch vụ công. Xây dựng khung kiến trúc công nghệ thông tin phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương và thành phố, có sự tham vấn của các công ty công nghệ thông tin uy tín. Đẩy mạnh ứng dụng các thiết bị công nghệ thông tin hiện đại trong công tác quản lý xã hội như đảm bảo giao thông, bảo vệ môi trường, quản lý dữ liệu dân cư, thông tin địa lý, cây xanh, cảnh báo thiên tai…v.v. Dành ngân sách thích đáng cho việc đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, có cơ chế hợp tác theo mô hình công tư một cách có hiệu quả. Mở rộng và hoàn thiện hệ thống kết nối không dây công cộng với công nghệ tiên tiến, tính ổn định cao, chất lượng dịch vụ tốt đảm bảo yêu cầu về an ninh thông tin để cán bộ, công chức, viên chức của thành phố, doanh nghiệp và người dân dễ dàng truy cập internet và sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Thứ năm, phải không ngừng học hỏi, thích ứng và đổi mới (đặc biệt là khoa học và công nghệ) để có khả năng đáp ứng hiệu quả hơn và nhanh chóng thay đổi hoàn cảnh bằng cách cải thiện trí thông minh của thành phố. Tài liệu tham khảo 1. Hoàng Phương (2019), Phát triển đô thị thông minh - kinh nghiệm và lộ trình thực hiện, (http://redsvn.net/phat-trien-thi-thong-minh-kinh-nghiem-va-lo- trinh-thuc-hien2/) 185
  8. 2. ICTnews (2018), Phác thảo mô hình thành phố thông minh của Việt Nam trong tương lai, http://smartcity.vinasa.org.vn/vi/phac-thao-mo-hinh-thanh- pho-thong-minh-cua-viet-nam-trong-tuong-lai. 3. Nguyễn Trung Thành (2018), Chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng. 4. Sở thông tin và truyền thông Đà Nẵng (2014), Đề án xây dựng thành phố thông minh hơn tại Đà Nẵng. (https://tttt.danang.gov.vn/web/guest). 5. Trần Hoàng Giang (2018), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí khoa học và công nghệ Đà Nẵng. 186
nguon tai.lieu . vn