Xem mẫu

  1. Phát hiện sớm thoái hóa cột sống cổ Cột sống cổ (CSC) chịu một trọng lực thường xuyên nhẹ, nhưng lại phải chịu sự co thường xuyên liên tục của các cơ vùng gáy, tạo nên một áp lực đặc biệt trên các đĩa đệm nên dễ gây tổn thương các đĩa đệm. Thoái hóa cột sống cổ (THCSC) gây ra những tổn thương sâu sắc ở CSC. Một trong những hậu quả của quá trình THCSC là thoát vị đĩa đệm. THCSC là bệnh phổ biến, thường khởi phát ở độ tuổi lao động liên quan đến tư thế lao động nghề nghiệp. Vì sao người ta bị THCSC?
  2. HCSC do nhiều nguyên nhân gây nên: do chấn thương mạn tính, tư thế lao động nghề nghiệp, cơ chế nhiễm khuẩn dị ứng, rối loạn nội tiết và chuyển hóa, dị dạng CSC, bệnh tự miễn dịch, di truyền... Biểu hiện của THCSC như thế nào? THCSC có những biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, gồm 5 hội chứng chính sau đây: Hội chứng cột sống cổ: Thường diễn ra đột ngột do vận động cổ, sau một ngày làm việc căng thẳng, cúi đầu lâu, sau khi tắm nước lạnh, thời tiết thay đổi... Các triệu chứng chỉ biểu hiện ở vùng cổ gồm: đau mỏi CSC, đau CSC và co cứng cơ cạnh cổ, bệnh nhân có cảm giác cứng gáy, đau ê ẩm CSC khi ngủ dậy; có điểm đau CSC, bệnh nhân phải nghiêng đầu về bên đau và vai bên đau nâng cao hơn bên lành; hạn chế vận động CSC; triệu chứng trên phim Xquang thấy đốt sống cổ mất đường cong sinh lý, gai xương, giảm chiều cao thân đốt sống. Hội chứng rễ thần kinh cổ, gồm các triệu chứng: Rối loạn cảm giác, sau một chấn thương bệnh nhân thấy đau vùng gáy lan xuống bả vai, cánh tay, cẳng tay, ngón tay (hội chứng vai cánh tay) đau sâu trong cơ xương, nhức nhối khó chịu, đau tăng khi đi, đứng, ngồi lâu, khi ho, hắt hơi, đau giảm khi trọng tải trên cột sống giảm, cảm giác tê bì, kiến bò, rối loạn vận động, bại một số cơ của chi trên và hạn chế vận động do đau; teo cơ chi trên...
  3. Hội chứng động mạch đốt sống biểu hiện bằng các triệu chứng: đau đầu vùng chẩm từng cơn, đau lan tới đỉnh đầu, thái dương, hốc mắt, đau một bên và hay đau vào buổi sáng, đau thon thót từng cơn; chóng mặt từng cơn ngắn khi quay đầu đột ngột, chóng mặt kèm theo cơn đau đầu vùng chẩm và ù tai; rung giật nhãn cầu, ù tai, như ve kêu trong tai; đau tai, đau lan ra sau tai, đau ở một tư thế nhất định của đầu; mờ mắt, tối sầm mắt thường cùng với chóng mặt, đau ở hốc mắt; nuốt đau, cảm giác nghẹn... Hội chứng thực vật dinh dưỡng với các biểu hiện điển hình là: đau đĩa đệm cổ, bệnh nhân thấy đau gáy liên tục hay từng cơn, đau sâu, cứng gáy, đau tăng khi vận động, cử động cổ có khi nghe tiếng “lạo xạo”, co cứng gáy bên bệnh nên vai bên bệnh cao hơn bên lành, hạn chế vận động cổ; hội chứng cơ bậc thang: co cứng các cơ cổ, nhất là cơ bậc thang trước, đau như kim châm dọc mặt trong cánh tay lan tới ngón 4,5, đôi khi đau lan lên vùng chẩm, đau lan tới ngực, yếu và teo cơ bàn tay, lạnh đầu chi, xanh tím, phù nề... các triệu chứng tăng lên khi giơ tay lên cao; viêm quanh khớp vai – cánh tay, đau lan xung quanh khớp vai, thường đau âm ỉ về ban đêm, hạn chế vận động khớp vai, teo cơ ở vai... Hội chứng tủy: Biểu hiện đầu tiên là dáng đi không vững, cảm giác tê ở thân, bàn tay và các ngón tay cử động vụng về, liệt và teo cơ; liệt chân hoặc tay; teo cơ ngọn chi; đi bộ khó khăn; rối loạn cảm giác tê bì ngọn chi trên, mất vận động chi trên; mất vận động chi dưới; rối loạn cơ thắt, đái khó, đái són, đái ngắt quãng...
  4. Tùy theo vị trí thương tổn CSC mà các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện riêng lẻ hay kết hợp giữa 5 hội chứng kể trên. Để chẩn đoán xác định người ta dựa vào 5 hội chứng lâm sàng và hình ảnh Xquang của THCSC, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ... Chữa THCSC như thế nào? Điều trị bảo tồn và phẫu thuật là 2 phương pháp chủ yếu: Điều trị bảo tồn dùng các thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ. Có thể áp dụng các biện pháp không dùng thuốc như lý liệu pháp, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp và tập vận động CSC; người ta còn dùng các phương pháp đặc biệt như: kéo giãn CSC, đeo đai cổ, tiêm ngoài màng cứng. Các trường hợp nặng, điều trị bảo tồn không kết quả thì phải can thiệp bằng phẫu thuật. Phòng bệnh ra sao? Tránh mang vác nặng, tránh giữ lâu cổ ở các tư thế ưỡn ra sau, cúi cổ ra trước hay nghiêng cổ về một bên. Không vận động cổ quá mức. Tránh các tư thế lao động nghề nghiệp bất lợi cho cử động của cổ: thợ may, đánh máy chữ, thợ tiện, lái xe, nhạc công đánh trống, nghệ sĩ piano, xiếc nhào lộn... cần phải có chế độ nghỉ ngơi thư giãn xoa bóp, tập vận động cổ nhẹ nhàng. Khi có triệu chứng bệnh cần sớm đến khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa.
nguon tai.lieu . vn