Xem mẫu

  1. PHẢN ỨNG NHIỆT NHÔM VÀ TINH THỂ NGẬM NƯỚC Bài 1: Đem m gam hỗn hợp A gồm bột nhôm và một oxit của sắt chia thành hai phần đều nhau. Cho phần 1 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 0,5 M thu được dung dịch B và 0,672 lit khí. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn phần hai. Hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 0,1344 lit khí, tiếp tục cho dung dịch H2SO4 0,5M vào tới dư thì thu được thêm 0,4032 lit khí và dung dịch C. Sau đó cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch C tới dư thì được kết tủa D. Đem nung kết tủa D trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 24 gam chất rắn E. 1) Xác định CTPT của oxit sắt, tính giá trị m và thành phần % khối lượng của hỗn hợp A. 2) Tính khối lượng các chất trong E và thể tích dung dịch axit H 2SO4 đã dùng trong cả quá trình thí nghiệm. ( Các khí đo ở đktc). Bài 2 : Sau phản ứng nhiệt nhôm của hỗn hợp X gồm bột nhôm với Fe xOy thu được 9,39 gam chất rắn Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy có 3,36 lít khí bay ra (đktc) và phần không tan Z. Để hoà tan 1/3 lượng chất Z cần 12,4 ml dung dịch HNO3 (d = 1,4 g/ml) và thấy có khí màu nâu đỏ bay ra. 1) Xác đinh CT của FexOy. 2) Tính thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn .
  2. Bài 3 : Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm Al và FexOy thu được hỗn hợp chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch C, phần không tan D và 0,672 lít khí H2. Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch C cho đến khi thu được kết tủa lớn nhất rồi lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đổi được 5,1 gam chất rắn . Phần không tan D cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được dung dịch E chứa một muối sắt duy nhất và 2,688 lit SO2. Các thể tích khí đo đktc. 1) Xác định CTPT của oxit sắt và tính giá trị m. 2) Nếu cho 200 ml dung dịch HCl 1M tác dụng với dung dịch C đến khi phản ứng kết thúc ta thu được 6,24 gam kết tủa thì số gam NaOH trong dung dịch NaOH ban đầu là bao nhiêu?. Bài 4 : Một hỗn hợp A gồm bột nhôm và một oxit sắt. Chia A làm 3 phần bằng nhau: Phần 1 cho vào 150 ml dung dịch HCl 0,1 M và H2SO4 0,15 M, sau phản ứng thu được dung dịch B và 0,336 lit H2. Đem thực hiện phản ứng nhiệt nhôm phần hai trong điều kiện không có không khí. Lấy hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch C và 0,0672 lít H2. Phần 3 cũng đem thực hiện phản ứng nhiệt nhôm như phần 2 lấy hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch axit thì thu được 0,2688 lit H2. a) Viết phương trình phản ứng xảy ra, phản ứng nào xảy ra trong dung dịch, hãy viết dưới dạng ion. Xác định công thức của oxit sắt. Tính % khối lượng các chất trong A.
  3. b) Thêm vào dung dịch B ở trên 270 ml dung dịch gồm NaOH 0,14M và Ba(OH)2 0,05 M Lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn F. Tính khối lượng của F. Bài 5 : Cho hỗn hợp A ở dạng bột gồm nhôm và oxit sắt từ . Nung hỗn hợp A ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp B. Ngiền nhỏ B trộn đều và chia làm hai phần: - Phần ít cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,176 lit H 2 ( đktc) và chất không tan. Tách riêng chất không tan và đem hoà tan trong dung dịch HCl dư thu được 1,008 lit khí(đktc). - Phần nhiều cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,522 lít khí (đktc). 1) Viết phương trình phản ứng xảy ra. 2) Tính khối lượng hỗn hợp A và thành phần % khối lượng các chất trong A. 3) Nếu đun phần 1 cho vào 100 ml dung dịch CuSO 4 1M, khuấy kỹ đến phản ứng xảy ra hoàn toàn , lọc lấy chất rắn rửa sạch và hoà tan hết bằng dung dịch HNO3 80,88% (d=1,455g/cm3) thì thu được một chất khí màu nâu duy nhất. Tính thể tích khí sinh ra (đktc) và thể tích dung dịch HNO 3 tối thiểu phải dùng. Bài 6: Khi hoà tan 12,8 gam một kim loại A (hoá trị 2, A đứng sau H trong dãy điện hoá) trong 27,78ml H2SO4 98% (d=1,8 g/ml) dun nóng, ta được dung dịch B và một khí C duy nhất. Trung hoà dung dịch B bằng một lượng NaOH 0,5M vừa đủ rồi cô cạn dung dịch, nhận được 82,2 gam chất rắn D gồm 2 muối Na 2SO4.10H2O và ASO4.xH2O. Sau khi làm khan 2 muối trên, thu đợc chất rắn E có khối lượng bằng 56,2% khối lư- ợng của D. a) Xác định kim loại A và công thức của muối ASO4.xH2O. b) Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M đã dùng.
  4. c) Cho toàn thể khí C tác dụng với 1 lít dung dịch KMnO 4 0,2M ở môi trường H2O (KMnO4 bị khử cho ra MnSO4), dung dịch KMnO4 có mất màu hoàn toàn hay không? Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 12 gam muối sunfua của kim loại hoá trị II thu được chất rắn A và hỗn hợp khí B. Hoà tan hết A bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% thì thu được dung dịch muối kim loại có nồng độ 33,33%. Làm lạnh dung dịch bằng nước đá thì thấy tách ra15,625 gam tinh thể ngậm nước lúc đó dung dịch bảo hoà muối kim loại có nồng độ 22,54 %. Xác định M và công thức muối ngậm nước. Bài 8: Cho 6,96 gam muối cacbonat của kim loại M hoà tan hoàn toàn trong 500 ml dung dịch HNO3 (a mol/l) vừa đủ thu được 1,792 lit(đktc) hỗn hợp 2 khí có tỉ khối so với H2 là 20,25. a) Tìm công thức muối cacbonat. b) Tính a. c) Cô cạn dung dịch thu được 32,32 gam chất rắn. Tìm công thức chất rắn. Bài 9: Cho hỗn hợp A gồm Al và Fe2O3 thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn thu được hỗn hợp B. Cho B tan trong dung dịch H 2SO4 loãng dư được 2,24 lit khí(đktc). Nếu cho B tan trong dung dịch NaOH dư thì có 8,8 gam chất rắn không tan là 8,8 gam. Tính mA và % khối lượng các chất trong B. Bài 10: Hỗn hợp A gồm Al và một oxit sắt cho thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn thu được hỗn hợp B có khối lượng 92,35 gam. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư có 8,4 lit khí bay ra (đktc). Lọc chất rắn cho tác dụng vừa đủ với 240 gam dung dịch H2SO4 98% đun nóng. Xác định lượng Al2O3 và tìm công thức oxit sắt. Bài 11: Hoà tan hết 2,016 gam một muối kết tinh ngậm nước có mặt một ít axit HCl để chống thuỷ phân của muối đó được 300 ml dung dịch A. - Cho 100 ml dung dịch A tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thấy tạo thành 0,7 gam kết tủa trắng không tan trong dung dịch HCl.
  5. - Điện phân 200 ml dung dịch A khác bằng điện cực trơ với cường độ dòng không đổi là 9,65 ampe. Khi điện phân được 10 phút thì thấy khối lượng catốt tăng 0,336 gam. Viết phương trình phản ứng và xác định công thức muối. Bài 12: Cho 25,2 gam bột kim loại M tác dụng hết với lượng vừa đủ Vml dung dịch HNO3 loãng 2,5M, thu được dung dịch A và 4,48 lít hỗn hợp khí B gồm NO và N2O (đktc) có tỷ khối so với H2 bằng 20,25. Làm bay hơi bớt hơi nước trong B rồi làm lạnh dung dịch để kết tinh muối thu được 102,375 gam tinh thể ngậm nước với hiệu suất kết tinh là 65%. 1) Viết phương trình phản ứng. 2) Xác định M. 3) Tính V. 4) Tìm công thức muối ngậm nước. Bài 13: Cho một muối kết tinh ngậm nước X có thành phần như sau: 2,9% N, 11,62% Fe, 13,28% S, 5,81% H còn lại là O. Hãy xác định CTPT của muối đó, Viết phương trình phản ứng khi cho dung dịch X tác dụng với : dung dịch NaHCO 3, dung dịch NaOH và dung dịch KI. Bài 14: : Đốt cháy 4,4 gam một sunfua kim loại M có công thức MS trong ôxi dư. Chất rắn sau phản ứng đem hoà tan trong một lượng vừa đủ dung dịch HNO 3 37,8 % thấy nồng độ % của muối trong dung dịch thu được là 41,72 %. Khi làm lạnh dung dịch này thì thoát ra 8,08 g muối rắn. Lọc tách muối rắn thấy nồng độ % của muối trong dung dịch là 34,7 %. a) Xác định công thức muối rắn biết M thể hiện hoá trị II và III trong các hợp chất. Cho hỗn hợp A gồm kim loại M ở trên và một ôxít của nó. Để hoà tan vừa hết 9,2 g A cần 0,32 mol HCl. Nếu khử hoàn toàn cũng lượng hỗn hợp A như trên bằng hidro cho
  6. đến kim loại thì thu được 7,28 g kim loại M. Xác định công thức oxit kim loại trong hỗn hợp A. Bài 15: Cho 9,86 gam hỗn hợp gồm Mg, Zn vào 1 cốc chứa 430 ml H2SO4 1M loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thêm tiếp vào cốc 1,2 lit dung dịch Ba(OH) 2 0,05M và NaOH 0,7M, khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn rồi lọc lấy kết tủa nung đến khối l ợng không đổi thu đ- ợc 26,08 gam chất rắn. 1) Viết các phơng trình phản ứng xảy ra ( các phản ứng trong dung dịch viết dạng ion) 2) Tính khối lợng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. Bài 16: Cho hỗn hợp gồm Na và Ba theo tỉ lệ mol là 2:1 phản ứng với H2O đợc dung dịch A. 1) Để trung hoà 1/10 dung dịch A cần bao nhiêu ml dung dịch HCl 1M. 2) Cho dung dịch A vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,025M và MgCl2 0,1M. Tính lợng dung dịch A để kết tủa thu đợc là lớn nhất và nhỏ nhất. Tính lợng kết tủa đó. Bài 17:Cho từ từ khí CO qua ống đựng 3,2 gam CuO nung nóng. Khí ra khỏi ống đợc hấp thụ hoàn toàn vào nớc vôi trong d thấy tạo thành 1 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ cho vào cốc đựng 500 ml dung dịch HNO3 0,16 M thu đợc V1 lít khí NO và còn một phần kim loại cha tan hết. Thêm tiếp vào cốc 760 ml dung dịch HCl nồng độ 2/3 mol/l, sau khi phản ứng xong thu thêm V2 lít NO và dung dịch A. Thêm 12 gam Mg vào A đ ợc V3 lit hỗn hợp khí gồm H2 và N2, dung dịch muối clorua và hỗn hợp M của các kim loại. 1. Tính các thể tích V1, V2, V3. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc. 2. Tính khối lợng mỗi kim loại trong hỗn hợp M. Bài 18 Cho 4,15 gam hỗn hợp bột Fe, Al tác dụng với 200 ml dung dịch CuSO4 0,525 M. Khuấy kĩ hỗn hợp để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đem lọc kết tủa A gồm hai kim loại có khối lợng 7,84 gam và nớc lọc B.Thêm dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,05Mvà NaOH
  7. 0,1M vào dung dịch B. Hỏi cần thêm bao nhiêu ml hỗn hợp dung dịch đó để kết tủa hoàn toàn hai hidroxit kim loại. Sau đó nếu đem lọc rửa kết tủa đó, nung nó trong không khí ở nhiệt độ cao đến các phản ứng hoàn toàn thì đợc bao nhiêu gam chất rắn.
nguon tai.lieu . vn