Xem mẫu

  1. PHÂN TÍCH D Ự ÁN
  2. Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 1.1.) Khái niệm quá trình đầu tư và xây dựng 1.2.) Phân loại đầu tư 1.2.1.) Theo chức năng quản lý vốn đầu tư 1.2.2.) Theo tính chất sử dụng vốn đầu tư 1.2.3.) Theo ngành đầu tư 1.2.4.) Theo tính chất đầu tư 1.2.5.) Theo nguồn vốn 1.2.6.) Theo chủ đầu tư 1.2.7.) Theo phạm vi đầu tư 1.3.) Mục đích và mục tiêu đầu tư 1.3.1.) Mục đích 1.3.2.) Mục tiêu 1.4.) Nội dung của quá trình đầu tư 1.4.1.) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 1.4.2.) Giai đoạn thực hiện đầu tư 1.4.3.) Giai đoạn kết thúc xây dựng và đưa công trình vào khai thác sử dụng. 1.4.4.) Phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư và xây dựng 1.5.) Vốn đầu tư 1.5.1.) Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1.5.2.) Ý nghĩa vốn đầu tư 1.5.3.) Thành phần vốn đầu tư 1.5.4.) Nguyên tắc sử dụng các nguồn vốn đầu tư. 1.5.5.) Thanh toán hoàn trả vốn đầu tư CHƯƠNG 1
  3. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 1.1.) KHÁI NIệM QUÁ TRÌNH ĐầU TƯ VÀ XÂY DựNG : Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội. Như vậy hoạt động đầu tư có có những đặc điểm chính sau đây: - Trước hết phải có vốn. Vốn bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kĩ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụkĩ thuật, giá trị quyền sử dụng đất,mặt nước, mặt biển, các nguồn tài nguyên khác. Vốn có thể là vốn Nhà nước, vốn tư nhân, vốn góp, vốn cổ phần,vốn vay dài hạn,trung hạn,ngắn hạn. - Một đặc điểm khác của đầu tư là thời gian tương đối dài, thường từ 2 năm trở lên, có thể đến 50 năm, nhưng tối đa cũng không quá 70 năm. Những hoạt động ngắn hạn, thường trong vòng một năm tài chính thì không được gọi là đầu tư. Thờihạn đầu tư được ghi rõ trong quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư, và còn gọi là đời sống của dự án. Do dặc điểm thời gian dài nên người lập dự án cũng như người thẩm định dự án cần có tầm nhìn xa vài 30 năm, đồng thờiphải thấy rằng đầu tư là một hoạt động dài hơi , có nhiều rủi ro,ngoài ra không thể bỏ qua quy luật thay đổi của gía trị đồng tiền theo thời gian dưới tác động của lãi suất nguồn vốn. Các tính toán đầu tư phải tính trên dòng tiền, bằng cách tính hiện giá của dòng tiền thu hồi và đầu tư. - Lợi ích do dự án mang lại được biểu hiện trên hai mặt: lợi ích tài chính (biểu hiện qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế ( biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế xã hội). Lợi ích kinh tế xã hội thường được gọitắt là lợi ích kinh tế. Lợi ích tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ đầu tư, còn lợi ích kinh tế ảnh hưởng đến quyền lợi của xã hội,của cộng đồng. Dựa vào lợi ích tài chính, nhà đầu tư kể cả trường hợp Nhà đầu tư là Nhà Nước), có thể ra được quyết định có đầu tư hay không. Dựa vào lợi ích kinh tế xã hội, Nhà nước sẽ ra được quyết định có có cấp phép đầu tư cho các nhà đầu tư không phải là Nhà nước hay không. 1.2.) PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ : 1.2.1.) THEO CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ VỐN ĐẦU TƯ: 1.2.1.1.) Đầu tư trực tiếp: Đầu tư trực tiếp là đầu tư mà người bỏ vốn và người quản lý sử dụng vốn là một chủ thể. Đầu tư trực tiếp có thể là đầu tư trong nước, theoluật khuyến khích đầu tư trong nước, hoặc đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 1.2.1.2.) Đầu tư gián tiếp: Dầu tư gián tiếp là đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn không phải là một chủ thể. Trường hợp đáng chú ý nhất là đầu tư gián tiếp bằng vốn nước ngoài. Đó là loại vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA), vốn của Nhà Nước vay nước ngoài với lãi suất ưu đãi. Những loại vốn này do Nhà Nước quản lý theo quy chế riêng.
  4. 1.2.2.)THEO TÍNH CHẤT SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ: 1.2.2.1.) Đầu tư phát triển: Đầu tư phát triển là đầu tư trực tiếp nhằm tăng thêm giá trị tài sản, tạo ra năng lực mới hoặc cải tạo, mở rộng ,nâng cấp năng lực hiện có vì mục tiêu phát triển, có tác dụng quan trọng trong việc tái sản xuất mở rộng. 1.2.2.2.) Đầu tư dịch chuyển: Đầu tư dịch chuyển là đầu tư trực tiếp nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị tài sản. Lúc này không có sự gia tăng giá trị tài sản. Loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường hối đoái,... hỗ trợ cho đầu tư phát triển. 1.2.3.) THEO NGÀNH ĐẦU TƯ: - Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: là hoạt động đầu phát triển nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. + Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện, nước….. + Cơ sở hạ tầng xã hội: trường học, bệnh viện, nhà trẻ…. - Đầu tư phát triển công nghiệp: là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng các công trình công nghiệp . - Đầu tư phát triển nông nghiệp: là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng các công trình nông nghiệp . - Đầu tư phát triển dịch vụ: là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng các công trình dịch vụ, thương mại, khách sạn, dịch vụ khác…. 1.2.4.) THEO TÍNH CHẤT ĐẦU TƯ: 1.2.4.1.) Đầu tư mới: là đầu tư để xây dựng mới các công trình, nhà máy thành lập mới các công ty, mở các cửa hàng mới, dịch vụ mới. Đặc điểm của đầu tư mới là không phải trên cơ sở những cái hiện có phát triển lên. 1.2.4.2.) Đầu tư theo chiều sâu: đây là loại đầu tư nhằm khôi phục, cải tạo, nâng cấp, trang bị lại, đồng bộ hóa, hiện đại hóa, mở rộng các đối tượng hiện có. 1.2.5.) THEO NGUỒN VỐN: -Vốn trong nước: là vốn hình thành từ nguồn tích luỹ nội bộ của nền kinh tế quốc dân. Các thành phần vốn trong nước: + Vốn ngân sách nhà nước. + Vốn tính dụng ưu đãi của nhà nước. + Vốn thuộc quỹ hồ trợ đầu tư quốc gia. + Vốn tính dụng thương mại. + Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước.
  5. + Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài. + Vốn do chính quyền cấp tỉnh và cấp huyện huy động sự đóng góp của tổ chức, cá nhân. + Vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế không thuộc doanh nghiệp nhà nước và vốn đầu tư của dân. - Vốn ngoài nước: + Vốn thuộc các khoản vay nước ngoài của chính phủ và các nguồn viện trợ quốc tế dành cho phát triển (kể cả vốn ODA). + Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). + Vốn đầu tư của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và các cơ quan nước ngoài khác được phép xây dựng trên đất nước VN. 1.2.6.) THEO CHỦ ĐẦU TƯ: - Chủ đầu tư là nhà nước (đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội). - Chủ đầu tư là các doanh nghiệp (các doanh nghiệp nhà nước, ngoài nhà nước, liên doanh, độc lập …) 1.2.7 THEO PHẠM VI ĐẦU TƯ: 1.2.7.1. Đầu tư trong nước: Đầu tư trong nước là việc bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh tại Việt Nam của các tổ chức, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam. Đầu tư trong nước chịu sự điều chỉnh của Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Luật này điều chỉnh loại đầu tư trực tiếp trong nước ta. 1.2.7.2. Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tạiViệt Nam, dưới nay gọi tắt là đầu tư nước ngoài, là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào khác để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 1.2.7. 3.Đầu tư ra nước ngoài Ở Việt Nam hiện nay còn ít trường hợp một tổ chức hoặc công dân Việt Nam đầu tư sang các nước khác nên cũng chưa có luật. 1.3.) MụC ĐÍCH VÀ MụC TIÊU ĐầU TƯ. 1.3.1.) MỤC ĐÍCH: Mục đích chủ yếu của đầu tư là sinh lợi. Khả năng sinh lợi là điều kiện cần thiết để đầu tư. Để tránh những cuộc đầu tư không sinh lợi, để đảm bảo khả năng sinh lợi tối đa một khi đã bỏ vốn đầu tư thì phải tiến hành một cách có hệ thống, có phương pháp theo một tiến trình gồm các bước sau: - Nghiên cứu và đánh giá cơ hội đầu tư (báo cáo kinh tế – kỹ thuật về cơ hội đầu tư).
  6. - Nghiên cứu tiền khả thi - Nghiên cứu khả thi. - Thẩm định và ra quyết định đầu tư. - Thiết kế. - Tổ chức đấu thầu, đàm phán, kí kết hợp đồng. - Xây dựng, lắp đặt, tuyển dụng, đào tạo lao động. - Nghiệm thu, bàn giao, thanh quyết toán. Trong trường hợp dự án phức tạp thì giữa bước 2 và bước 3 người ta còn tiến hành khảo sát bổ sung một trong các trường hợp sau. - Khảo sát thị trường. - Khảo sát về nguyên vật liệu. - Khảo sát về địa điểm công trình. - Khảo sát về năng lực cuả các nhà thầu. 1.3.2.) MỤC TIÊU: Mục tiêu là cơ sở thiết lập tiêu chuẩn hiệu quả, “cái chuẩn“ để ra quyết định lựa chọn phương án đầu tư. Việc phân tích, so sánh các phương án đầu tư được tiến hành thông qua một số chỉ tiêu nhất định. Nhìn chung có hai nhóm mục tiêu chính: + Nhóm mục tiêu kinh tế . + Nhóm các mục tiêu xã hội . 1.3.2.1.) Các mục tiêu kinh tế: gồm các loại sau: - Lợi nhuận lớn nhất. - Chi phí nhỏ nhất. - Chiếm lĩnh thị trường hoặc đạt được lượng hàng hoá bán ra lớn nhất. - Đạt được một mức độ lợi nhuận nhất định. - Duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp tránh bị phá sản. - Đạt được sự ổn định nội bộ … Tại một thời điểm, một doanh nghiệp có thể có một số mục tiêu. Các mục tiêu lại có thể thay đổi theo thời gian. 1.3.2.2.) Các mục tiêu xã hội. Thuộc nhóm này có các mục tiêu nâng cao đời sống văn hoá - xã hội, lợi ích cộng đồng v.v… Tổ chức phát triển công nghiệp của liên hiệp quốc (UNIDO) đã đưa ra các mục tiêu khi phân tích các dự án cho các nước đang phát triển: - Nhu cầu tiêu dùng tổng hợp.
  7. - Phân phối thu nhập. - Tốc độ tăng cường thu nhập quốc dân. - Tạo việc làm. - Mức độ tự lực cánh sinh. - Những mong muốn chính đáng như phát triển giáo dục….. 1.2.3.3.) Quan điểm của người đầu tư. Mục tiêu đầu tư nó phụ thuộc vào quan điểm của người đầu tư, nghĩa là phụ thuộc vào cách nhìn nhận lợi ích của họ. - Tư nhân đầu tư trong nước hay ngoài nước, thì điều mà họ quan tâm nhất là lợi nhuận. - Nhà nước đầu tư thì mục tiêu đầu tư phải xuất phát từ lợi ích quốc gia hoặc của một ngành, một vùng lãnh thổ. Trong mọi trường hợp, dù xuất phát từ quan điểm tư nhân đầu tư hay nhà nươc đầu tư cũng phải cân nhắc kỹ những tổn thất có thể xảy ra mà xã hội phải gánh chịu, nhất là môi trường sinh thái. 1.4.) NỘI DUNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG. Từ quan điểm hệ thống mà xét thì quá trình đầu tư được coi là một hệ thống phức tạp có đầu vào và đầu ra: − Ở đầu vào, các nguồn tài nguyên, lao động, tài chính… được đưa vào hệ thống như là những tiền đề vật chất của quá trình. − Các kết quả kinh tế-xã hội của sự vận động và phát triển của hệ thống biểu hiện dưới dạng công trình đã hoàn thành xuất hiện ở đầu ra sẽ tác động trực tiếp lên nền kinh tế quốc dân. Những kết quả này sẽ tham gia vào quá trình tái sản xuất và tạo nên những tiền đề vật chất mới cho chu trình sản xuất mới của quá trình đầu tư. − Nội dung bên trong của quá trình đầu tư diễn ra theo sự vận động khách quan của nó và tuân theo trình tự đầu tư và xây dựng do Nhà nước quy định. Trình tự đầu tư và xây dựng được hiểu như là một cơ chế để tiến hành các hoạt động đầu tư và xây dựng, trong đó quy định rõ thứ tự nội dung các công việc cùng trách nhiệm và mối quan hệ giữa các bên hữu quan trong việc thực hiện các công việc đó. Theo “Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng” ban hành theo Nghị định số 52/1999 ngày 08/7/1999, mọi công tác đầu tư và xây dựng đều phải được tiến hành đúng trình tự theo ba giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.
  8. Quá trình đầu tư Đầu vào Đầu ra Công trình hoàn thành và Tài nguyên − kết quả kinh tế-xã hội Vật tư-thiết bị − của việc đưa công Tài chính − trình vào khai thác. Lao động − Các giai đoạn Tri thức − Kết thúc xây dựng đưa Chuẩn bị đầu tư công trình vào khai Thực hiện đầu tư thác sử dụng 1.4.1.) GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ: Tất cả các công trình dự định đầu tư đều phải trải qua giai đoạn chuẩn bị đầu tư để chuẩn bị chu đáo các công tác sau đây: − Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư xây dựng công trình. − Tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc ngoài nước để tìm nguồn cung ứng vật tư, thiết bị tiêu thụ sản phẩm, khả năng có thể huy động các nguồn vốn để đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư.
  9. − Điều tra khảo sát, chọn địa điểm xây dựng. − Lập dự án đầu tư. − Gửi hồ sơ dự án và các văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư, tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án. 1.4.2.) GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ: Đây là giai đoạn giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện quá trình đầu tư nhằm vật chất hóa vốn đầu tư thành tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Ở giai đoạn này trước hết cần làm tốt công tác chuẩn bị xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm: − Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước. − Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên. − Chuẩn bị mặt bằng xây dựng. − Mua sắm thiết bị và công nghệ. − Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế, giám định kỹ thuật và chất lượng công trình. − Thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán. − Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp công trình. − Ký kết hợp đồng với nhà thầu để thực hiện dự án. Các tổ chức xây lắp có trách nhiệm: − Chuẩn bị các điều kiện cho thi công xây lắp. San lắp mặt bằng xây dựng điện, nước, công xưởng kho tàng, bến cảng, đường xá, lán trại và công trình tạm phục vụ thi công, chuẩn bị vật liệu xây dựng v.v… − Chuẩn bị xây dựng những công trình liên quan trực tiếp. Bước công việc tiếp theo của giai đoạn thực hiện đầu tư là tiến hành thi công xây lắp công trình theo đúng thiết kế, dự toán và tổng tiến độ được duyệt. Trong bước công việc này, các cơ quan, các bên đối tác có liên quan đến việc xây lắp công trình phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Cụ thể là: − Chủ đầu tư có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng. − Các nhà tư vấn có trách nhiệm giám định kỹ thuật và chất lượng công trình theo đúng chức năng và hợp đồng kinh tế đã ký kết. − Các nhà thầu phải thực hiện đúng tiến độ và chất lượng xây dựng công trình như đã ghi trong hợp đồng. Yêu cầu quan trọng nhất đối với công tác thi công xây lắp là đưa công trình vào khai thác, sử dụng đồng bộ, hoàn chỉnh, đúng thời hạn quy định theo tổng tiến độ, đảm bảo chất lượng và hạ giá thành xây lắp.
  10. 1.4.3.) GIAI ĐOẠN KẾT THÚC XÂY DỰNG ĐƯA CÔNG TRÌNH VÀO KHAI THÁC SỬ DỤNG: Nội dung công việc của giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng bao gồm: nghiệm thu, bàn giao công trình, thực hiện việc kết thúc xây dựng, vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình, bảo hành công trình, quyết toán vốn đầu tư, phê duyệt quyết toán. Công trình chỉ được bàn giao toàn bộ cho người sử dụng khi đã xây lắp hoàn chỉnh theo thiết kế được duyệt và nghiệm thu đạt chất lượng. Hồ sơ bàn giao phải đầy đủ theo quy định và phải được nộp lưu trữ theo các quy định pháp luật về lưu trữ Nhà nước. Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng xây dựng chỉ được chấm dứt hoàn toàn khi hết thời hạn bảo hành công trình. Sau khi nhận bàn giao công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm khai thác, sử dụng đầy đủ năng lực công trình, hoàn thiện tổ chức và phương pháp quản lý nhằm phát huy đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật đã đề ra trong dự án. 1.4.4.) PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XDCB : 1.4.4.1.) Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư : Muốn nâng cao hiệu quả kinh tế của đầu tư xây dựng cơ bản cần phải xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của đầu tư xây dựng cơ bản. Anh hưởng đến đầu tư xây dựng cơ bản có thể là nhân tố chủ quan hay khách quan. Các nhân tố chủ quan là trình độ lập và thực hiện các phương án đầu tư kể từ khi xác định đường lối chiến lược đầu tư cho đến khâu sử dụng các công trình đã được xây dựng. Các nhân tố khách quan như tình hình tài nguyên, điều kiện khí hậu và dân số, trình độ phát triển kinh tế kỹ thuật của đất nước, khả năng cung cấp vốn, các nhân tố kinh tế đối ngoại, các nhân tố phi kinh tế và ngẫu nhiên khác. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư có thể trực tiếp hay gián tiếp. Các nhân tố trực tiếp như giải pháp thiết kế công trình đã được đầu tư và xây dựng, mức giá cả để tính toán vốn đầu tư cơ bản và giá thành sản phẩm của công trình, trình độ sử dụng thực tế của công trình đã được xây dựng xong, cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản, năng suất lao động xã hội được biểu hiện thông qua giá cả để xác định vốn đầu tư xây dựng cơ bản và giá thành sản phẩm của công trình. Các nhân tố gián tiếp như cơ chế quản lý kinh tế tác động lên quá trình xây dựng và sử dụng công trình sau khi xây dựng xong, cơ chế đầu tư tác động lên quá trình đầu tư. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư có thể xét theo các giai đoạn đầu tư như: Chuẩn bị đầu tư, khảo sát thiết kế và tiến hành xây dựng các công trình. Sau đây là một số phương hướng nâng cao hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư xây dựng cơ bản xét theo các giai đoạn giải quyết vấn đề đầu tư xây dựng cơ bản. 1.4.4.2.) Phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản: a) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Ở giai đoạn này việc xác định đường lối chiến lược đầu tư có một ý nghĩa quan trọng. Phải vận dụng sáng tạo lý luận Kinh tế chính trị học Mác-Lênin và các kinh nghiệm dầu tư của các nước một cách phù hợp với hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam đã xác
  11. định cơ sở chiến lược đầu tư xây dựng cơ bản. Những vấn đề này đã được thể hiện ở Nghị quyết của các đại hội Đảng toàn quốc trên cơ sở phân tích tình hình thực hiện bước đi của đầu tư cơ bản trong các thời kỳ tiếp theo. Ở giai đoạn lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản phải đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề cơ cấu đầu tư. Các phương hướng chung về cơ cấu đầu tư đã được Nghị quyết của Đại hội Đảng nêu lên, nhưng ở giai đoạn lập kế hoạch, bên cạnh vấn đề định hình định hướng ta phải giải quyết vấn đề định hình định hướng một cách cụ thể hơn. Ở giai đoạn lập kế hoạch phải tiến hành sắp xếp trình tự xây dựng các công trình một cách cụ thể và phải xác định mức độ ưu tiên cho từng lĩnh vực, các ngành mũi nhọn, cho các công trình trọng điểm thông qua tỷ lệ vốn đầu tư bỏ ra một cách hợp lý. b.) Giai đoạn khảo sát thiết kế. Giai đoạn này có tầm quan trọng đặc biệt vì các công trình thiết kế sẽ là biểu hiện cụ thể của đường lối phát triển kinh tế và phát triển khoa học kỹ thuật của Đảng và Nhà nuớc. Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư là lựa chọn các giải pháp thiết kế về quy hoạch mặt bằng, về dây chuyền công nghệ, về giải pháp kiến trúc, kết cấu và tổ chức dây chuyền công nghệ xây dựng có tính kinh tế cao. Phải nâng cao chất lượng thăm dò khảo sát bằng cách triệt để áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật lớn, nâng cao trình độ của cán bộ và cơ quan thiết kế. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế vốn đầu tư trong giai đoạn thiết kế còn thể hiện trong việc tăng cường thiết kế mẫu, điển hình là việc hoàn thiện các định mức giá cả. c) Giai đoạn xây dựng: Ở giai đoạn tiến hành xây dựng công trình phải áp dụng các biện pháp tổ chức và công nghệ xây dựng có tính kinh tế cao, tìm mọi biện pháp rút ngắn thời gian thi công. Ap dụng phân kỳ xây dựng một cách hợp lý, giảm bớt khối lượng thi công dở dang. Nâng cao hiệu quả kinh tế trong giai đoạn xây dựng còn thể hiện việc tăng cường đảm bảo chất lượng công trình và việc phối hợp chặt chẽ giữa các khâu trong thi công. 1.5.) VỐN ĐẦU TƯ. Theo định nghĩa về quá trình đầu tư và xây dựng như trên thì hoạt động đầu tư thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng các tài sản cố định gọi là đầu tư xây dựng cơ bản. Như vậy, xây dựng ở đây được coi như là một phương tiện để đạt được mục đích đầu tư. Quá trình đầu tư cơ bản là toàn bộ các hoạt động của chủ đầu tư từ khi bỏ vốn đến khi thu được kết quả thông qua việc tạo ra và đưa vào hoạt động các tài sản cố định. Quá trình đầu tư cơ bản là toàn bộ các hoạt động để chuyển vốn đầu tư dưới dạng tiền tệ sang tài sản phục vụ mục đích đầu tư. Mục đích của hoạt động xây dựng cơ bản là tạo ra được các tài sản có năng lực sản xuất hoặc phục vụ phù hợp với mục đích đầu tư. Kết quả của quá trình xây dựng cơ bản là các tài sản cố định được tạo ra dưới dạng vật chất cụ thể, còn kết quả đầu tư là những lợi ích thu được dưới dạng các hình thức khác nhau. Như vậy, hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tạo nên cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế quốc dân. Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những đất nước đang phát triển như Việt Nam ta. Con đường ngắn nhất để đưa đất nước nhanh chóng tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá là kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Muốn vậy,
  12. bên cạnh chính sách ưu đãi của nhà nước về pháp luật đòi hỏi cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn cho Việt Nam ta là: tiềm năng kêu gọi đầu tư của ta là rất lớn nhưng cơ sở hạ tầng còn quá yếu kém. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta chê bai hay chỉ trích bản thân chúng ta mà ta dám thẳng thắn nhìn nhận vấn đề để đưa ra hướng đi mới cho nền kinh tế của đất nước. Và thực tế thì trong những năm vừa qua đã có những chuyển biến tích cực trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở nhiều địa phương trong cả nước mà phải kể đến trước tiên là tỉnh Bình Dương. Kết quả đạt được trong những năm vừa qua đã cho thấy rằng con đường mà các nhà lãnh đạo địa phương này đã chọn là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại: tranh thủ các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm kêu gọi đầu tư nước ngoài. Để tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này, trước hết ta cần hiểu vốn đầu tư xây dựng cơ bản là gì, có thể tranh thủ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ những nguồn nào và quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB như thế nào cho có hiệu quả nhất? 1.5.1) KHÁI NIỆM VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN. Vốn đầu tư XDCB là toàn bộ chi phí để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm: chi phí cho khảo sát quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí về thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng dự toán. 1.5.2.) Ý NGHĨA VỐN ĐẦU TƯ. Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, vốn đầu tư xây dựng cơ bản có tác dụng to lớn, nó là tiền đề vật chất của việc xây dựng, nó tạo ra tài sản cố định mới cho nền kinh tế quốc dân, tạo ra sự thay đổi về cơ bản làm tăng năng lực sản xuất của nhiều ngành sản xuất tạo điều kiện nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất. Đầu tư XDCB góp phần cân đối lại đối tượng lao động xã hội, phân bố hợp lý sức sản xuất. Ngoài ra, quy mô và tốc độ đầu tư cơ bản còn phản ánh quy mô, tốc độ phát triển của nền kinh tế quốc dân. 1.5.3.) THÀNH PHẦN VỐN ĐẦU TƯ. Để tiến hành hoạt động đầu tư cần phải bỏ vốn. Để số vốn bỏ ra mang lại hiệu quả kinh tế cao trong tương lai khá xa đòi hỏi phải chuẩn bị cẩn thận về mọi mặt: tiền vốn vật tư, lao động, phải xem xét khía cạnh về tự nhiên, kinh tế, xã hội, kỹ thuật, pháp luật có liên quan đến quá trình thực hiện và phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư. Sự chuẩn bị này, quá trình xem này đòi hỏi phải chi tiêu. Mọi chi tiêu cho quá trình đầu tư phải được tính vào chi phí đầu tư. Vốn đầu tư để thực hiện một dự án đầu tư hay tổng mức đầu tư là toàn bộ số vốn đầu tư dự kiến để chi phí cho toàn bộ quá trình đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đầu tư để đưa vào khai thác và sử dụng theo yêu cầu của dự án. Vốn đầu tư có hai thành phần chính. - Vốn cố định: được dùng để xây dựng công trình, mua sắm thiết bị. - Vốn lưu động: được dùng cho quá trình khai thác và sử dụng các tài sản cố định của dự án đầu tư trong quá trình sản xuất kinh doanh sau này. Ngoài ra còn chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí dự phòng.
  13. Tổng dự toán công trình là phần vốn đầu tư cần thiết cho việc xây dựng của các dự án đầu tư có kèm theo nhu cầu về xây dựng công trình. Tổng dự toán được tính toán cụ thể trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Tổng dự toán bao gồm ba loại chi phí sau: + Chi phí mua sắm lắp đặt thiết bị công trình. + Chi phí cho việc xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị vào công trình. + Các chi phí khác bao gồm: chi phí cho việc khảo sát, thiết kế, cho sử dụng đất đai đền bù giải phóng mặt bằng, cho việc xây dựng khu phu trợ nhà làm việc, láng trại đối với các công trình có qui mô lớn, cho các chi phí khác kể cả chi phí dự phòng. 1.5.4.) NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ. Hoạt động đầu tư là một lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế nhằm tạo ra và duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Quá trình sử dụng vốn đầu tư xét về mặt bản chất chính là quá trình thực hiện sự chuyển hoá vốn bằng tiền thành vốn hiện vật để tạo nên những yếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh và sinh hoạt. Số vốn bằng tiền đó được tạo ra từ những nguồn gốc khác nhau vì vậy phải được phân cấp quản lý sử dụng. Nguyên tắc quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tư được quy định cụ thể như sau: 1.5.4.1.) Quản lý vốn đối với các dự án quy hoạch: − Bộ kế hoạch và đầu tư: là cơ quan quản lý các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng, liên tỉnh trong phạm vi toàn quốc. − Bộ xây dựng quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, quy hoạch xây dựng vùng trọng điểm. − Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch xây dựng đô thị và vùng nông thôn thuộc địa phương theo phân cấp của Chính phủ. − Các Bộ, Ngành Trung ương quản lý các dự án quy hoạch tổng thể phát triển ngành theo quy định của Chính phủ. − Các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển chuyên ngành và quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi nghiên cứu xây dựng phải lấy ý kiến rộng rãi của các Bộ, Ngành, địa phương liên quan. Quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi nghiên cứu lập dự án phải công bố công khai và trưng cầu ý kiến của nhân dân và Hội đồng nhân dân sống trên vùng quy hoạch. Dự án quy hoạch xây dựng (cả quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải được công bố công khai, thường xuyên tại cơ quan chính quyền các cấp và nơi công cộng trong vùng quy hoạch để nhân dân thực hiện. − Vốn để lập các dự án quy hoạch bao gồm: vốn điều tra, khảo sát, nghiên cứu, lập dự án quy hoạch. − Vốn để lập các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch tổng thể xây dựng đô thị và nông thôn, quy hoạch chi tiết các đô thị trung
  14. tâm, quy hoạch chi tiết sử dụng đất đai được sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và được cân đối trong kế hoạch đầu tư hàng năm của Nhà nước. − Vốn để lập các dự án quy hoạch xây dựng chi tiết các khu chức năng đô thị và nông thôn, quy hoạch chi tiết khu công nghiệp và quy hoạch chi tiết xây dựng các khu đô thị mới, quy hoạch chi tiết chuyên ngành (du lịch, thể thao, dịch vụ…) được sử dụng vốn huy động từ các dự án đầu tư và được tính vào giá thành thực hiện các dự án đầu tư. − Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm quản lý và cân đối vốn hàng năm cho công tác điều tra, khảo sát, lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch đô thị và nông thôn, hướng dẫn các Bộ và các địa phương tổ chức thực hiện. − Kế hoạch vốn hàng năm cho công tác lập quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn do địa phương lập kế hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất với Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng để trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Việc quản lý sử dụng nguồn vốn này được phân cấp quản lý theo pháp luật về ngân sách Nhà nước. 1.5.4.2.) Quản lý các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước: °Các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước bao gồm: − Các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh không có khả năng thu hồi vốn và được quản lý sử dụng theo phân cấp về chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển. − Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật. − Chi cho công tác điều tra, khảo sát, lập các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi được Thủ tướng chính phủ cho phép. − Cho vay của chính phủ để đầu tư phát triển − Vốn khấu hao cơ bản và các khoản phụ thu của Nhà nước để lại cho doanh nghiệp Nhà nước để đầu tư. °Thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước: − Thủ tướng chính phủ quyết định đầu tư hoặc ủy quyền quyết định đầu tư các dự án thuộc nhóm A − Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Trung ương Đảng, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị-xã hội, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư các dự án nhóm B và C. − Đối với dự án nhóm B, C, cơ quan quyết định đầu tư phải căn cứ theo quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và kế hoạch vốn ngân sách đã được duyệt để quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư.
  15. Riêng đối với các dự án nhóm C, cơ quan quyết định đầu tư phải đảm bảo cân đối vốn đầu tư để thực hiện dự án không quá 2 năm. Tổng cục Trưởng các tổng cục trực thuộc Bộ có thể được Bộ trưởng ủy quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm C. − Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được ủy quyền cho giám đốc Sở kế hoạch và đầu tư quyết định đầu tư các dự án có mức vốn dưới 2 tỷ đồng. Các tỉnh và thành phố còn lại, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể Uỷ quyền cho giám đốc Sở kế hoạch và đầu tư quyết định đầu tư các dự án có mức vốn dưới 500 triệu đồng. − Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp. − Đối với các dự án đầu tư ở cấp huyện dùng vốn ngân sách Nhà nước phải được Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh chấp thuận và quản lý chặt chẽ về quy hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. − Đối với các dự án ở cấp xã dùng nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư và xây dựng kênh mương, đường nông thôn, trường học, trạm xá, công trình văn hóa sau khi được Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận về mục tiêu đầu tư và quy hoạch. − Các dự án kênh mương, chuồn trại, đường nông thôn, trường học cấp xã đầu tư từ nguồn đóng góp của dân, Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đầu tư và xây dựng theo Quy chế chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn, ban hành theo Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16-4-1999 của chính phủ. − Người có thẩm quyền quyết định đầu tư không được sử dụng nguồn vốn sự nghiệp để đầu tư xây dựng mới. Đối với việc cải tạo mở rộng, nếu sử dụng nguồn vốn sự nghiệp có mức từ 1 tỷ đồng trở lên để đầu tư phải thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. 1.5.4.3.) Quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: − Chủ đầu tư các dự án thuộc doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư và trả nợ vốn vay đúng hạn, tổ chức cho vay chịu trách nhiệm thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ và cung ứng vốn, giám sát thực hiện vốn vay đúng mục đích và thu hồi vốn vay. Đối với dự án sử dụng vốn vay nước ngoài do Nhà nước bảo lãnh và vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được phân cấp theo quy định của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. 1.5.4. 4.) Quản lý các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước: °Thẩm quyền quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư được quy định như sau: − Đối với các dự án nhóm A: thẩm quyền quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư được áp dụng theo quy định đối với dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
  16. − Đối với dự án nhóm B, C: doanh nghiệp Nhà nước căn cứ vào quy hoạch phát triển ngành đã xác định để quyết định đầu tư, quá trình thực hiện đầu tư do doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm trên cơ sở thực hiện đúng các chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng về định mức, đơn giá và quy chế đấu thầu. Tổ chức quản lý vốn của doanh nghiệp và các tổ chức hổ trợ vốn cho dự án có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện quyết định đầu tư và thực hiện quyết toán vốn đầu tư. 1.5.4.5.) Quản lý dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác: − Các dự án sản xuất kinh doanh của tư nhân, tổ chức kinh tế không phụ thuộc doanh nghiệp Nhà nước, chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh. Việc kinh doanh phải theo quy định của pháp luật. Nếu dự án có xây dựng, chủ đầu tư phải lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền để cấp giấy phép xây dựng. 1.5.5.) THANH TOÁN VÀ HOÀN TRẢ VỐN ĐẦU TƯ. 1.5.5.1.) Thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình. - Việc thanh toán vốn đầu tư cho các công việc, hoặc nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác phải căn cứ theo giá trị khối lượng thực tế hoàn thành và nội dung phương thức trong hợp đồng đã ký kết. - Những dự án đầu tư xây dựng có sử dụng vốn nước ngoài hoặc gói thầu tổ chức đấu thầu quốc tế mà trong Hiệp định tín dụng ký với Chính phủ Việt Nam có quy định về tạm ứng, thanh toán vốn thì thực hiện theo hiệp định đã ký. - Đối với những dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trong năm kết thúc xây dựng hoặc năm đưa công trình vào khai thác sử dụng thì chủ đầu tư phải thanh toán toàn bộ cho nhà thầu giá trị hoàn thành trừ khoản tiền giữ lại theo quy định để bảo hành công trình. - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhà thầu nộp hồ sơ thanh toán hợp lệ theo quy định, chủ đầu tư phải thanh toán giá trị khối lượng công việc thực hiện cho nhà thầu. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán hợp lệ của nhà thầu, chủ đầu tư phải hoàn thành đủ thủ tục và chuyển đề nghị giải ngân đến cơ quan cấp phát, cho vay vốn. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phát, cho vay vốn có trách nhiệm thanh toán. Cơ quan cấp phát, cho vay vốn phải chiệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại việc thanh toán chậm do lỗi của mình gây ra. - Trong quá trình thực hiện dự án, nếu chủ đầu tư chậm thanh toán khối lượng công việc đã hoàn thành thì phải trả khoản lãi theo lãi suất ngân hàng do các bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng cho nhà thầu đối với các khối lượng chậm thanh toán. - Bộ Tài Chính hướng dẫn chi tiết việc tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình các dự án sử ụng vốn ngân sách nhà nước - Trong năm kết thúc dự án chỉ được cấp phát hoặc cho vay tối đa là 95% giá trị khối lượng năm kế hoạch. Số 5% còn lại chủ đầu tư thanh toán ngay sau khi có báo cáo quyết toán được duyệt.
  17. 1.5.5.2.) Hoàn trả vốn đầu tư. Đối với các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước tín dụng ưu đãi, tín dụng ngân hàng, vốn đầu tư của các doang nghiệp mà chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn trả vốn hoặc trả nợ vay, thì nguồn vốn để thu hồi và trả nợ vay bao gồm toàn bộ khấu hao cơ bản, 1 phần lợi nhuận và các nguồn vốn khác. Trường hợp không thu hồi được vối và hoàn trả hết nợ vay thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm theo pháp luật hiện hành.
  18. Chöông 2: NHÖÕNG VAÁN ÑEÀ CHUNG VEÀ DÖÏ AÙN ÑAÀU TÖ 2.1.) Khaùi nieäm döï aùn ñaàu tö 2.1.1.) Tuyø theo tính chaát döï aùn vaø quy moâ ñaàu tö 2.1.2.) Theo trình töï duyeät vaø laäp döï aùn 2.2.) phaân loaïi döï aùn ñaàu tö: 2.2.1.)tuyø theo tính chaát döï aùn vaø qui moâ ñaàu tö 2.2.2,)theo trình töï duyeät vaø laäp döï aùn 2.3.) Vaán ñeà quaûn lyù döï aùn ñaàu tö 2.3.1.) Quaûn lyù döï aùn 2.3.2.) Baûn chaát cuûa quaûn lyù döï aùn 2.3.3.) Tính khaû thi cuûa moät döï aùn 2.3.4.) Moät soá phöông phaùp quaûn lyù döï aùn xaây döïng 2.3.5.) Thaåm ñònh & ñaùnh giaù döï aùn ñaàu tö
  19. CHÖÔNG 2 NHÖÕNG VAÁN ÑEÀ CHUNG VEÀ DÖÏ AÙN ÑAÀU TÖ 2.1.) KHAÙI NIEÄM DÖÏ AÙN ÑAÀU TÖ: Döï aùn ñaàu tö laø moät taäp hôïp nhöõng ñeà xuaát veà vieäc boû voán ñeå taïo môùi, môû roäng hoaëc caûi taïo nhöõng cô sôû vaät chaát nhaát ñònh nhaèm ñaït ñöôïc söï taêng tröôûng veà maët soá löôïng hoaëc duy trì, caûi tieán, naâng cao chaát löôïng cuûa saûn phaåm hoaëc dòch vuï trong khoaûn thôøi gian xaùc ñònh. 2.2.) PHAÂN LOAÏI DÖÏ AÙN ÑAÀU TÖ: 2.2.1.)TUYØ THEO TÍNH CHAÁT DÖÏ AÙN VAØ QUI MOÂ ÑAÀU TÖ, döï aùn ñaàu tö trong nöôùc phaân thaønh ba nhoùm: A, B, C ñeå phaân caáp quaûn lyù. Ñaëc tröng cuûa moãi nhoùm ñöôïc quy ñònh trong baûn Ñoái vôùi caùc döï aùn nhoùm A goàm nhieàu döï aùn thaønh phaàn (tieåu döï aùn) trong ñoù neáu töøng döï aùn thaønh phaàn coù theå ñoäc laäp vaän haønh, khai thaùc vaø thöïc hieän theo phaân kyø ñaàu tö ñöôïc ghi trong vaên baûn pheâ duyeät baùo caùo nghieân cöùu tieàn khaû thi cuûa ngöôøi coù thaåm quyeàn thì moãi döï aùn thaønh phaàn ñöôïc thöïc hieän giai ñoaïn chuaån bò ñaàu tö vaø thöïc hieän ñaàu tö nhö trình töï moät döï aùn ñaàu tö ñoäc laäp,. Phaân loaïi döï aùn ñaàu tö cuûa Quy cheá Quaûn lí ñaàu tö vaø xaây döïng ñöôïc ban haønh keøm theo Nghò ñònh soá 12/2000/NÑ-CP ngaøy 05-5-2000 cuûa Chính phuû veà söûa ñoåi boå xung Nghò ñònh soá 52/1999/NÑ-CP ngaøy 08-7-1999 2.2.2,)THEO TRÌNH TÖÏ DUYEÄT VAØ LAÄP DÖÏ AÙN: +Döï aùn tieàn khaû thi: hoà sô trình duyeät ôû böôùc naøy goïi laø baùo caùo nghieân cöùu tieàn khaû thi. +Döï aùn khaû thi: hoà sô trình duyeät ôû böôùc naøy goïi laø baùo caùo nghieân cöùu khaû thi. Ñoái vôùi caùc döï aùn thuoäc nhoùm A, caùc döï aùn söû duïng nguoàn voán hoå trôï phaùt trieån chính thöùc ODA caàn phaûi laäp theo hai böôùc: nghieân cöùu tieàn khaû thi vaø nghieân cöùu khaû thi. Ñoái vôùi moät soá döï aùn thuoäc nhoùm B, neâu xeùt thaáy caàn thieát coù theå tieán haønh laäp theo hai böôùc (do ngöôøi coù thaåm quyeàn ra quyeát ñònh ñaàu tö thöïc hieän ). Ñoái vôùi caùc döï aùn coøn laïi chæ laäp theo moät böôùc laø nghieân cöùu khaû thi.
  20. STT LOAÏI DÖÏ AÙN ÑAÀU TÖ TOÅNG MÖÙC VOÁN ÑAÀU TÖ I. NHOÙM A 1 Caùc döï aùn thuoäc phaïm vi baûo veä an ninh quoác phoøng coù Khoâng keå möùc tính baûo maät quoác gia, coù yù nghóa chính trò – xaõ hoäi voán quan troïng, thaønh laäp vaø xaây döïng haï taàng khu coâng nghieäp môùi. Khoâng keå möùc Caùc döï aùn saûn xuaát chaát ñoäc haïi chaát noå khoâng phuï voán thuoäc vaøo qui moâ voán ñaàu tö. 2 Caùc döï aùn: coâng nghieäp ñieän, khai thaùc daàu khí , cheá Treân 600 tyû bieán daàu khí, hoaù chaát phaân boùn, cheá taïo maùy (bao goàm 3 ñoàng caû mua vaø ñoùng taøu laép raùp oâtoâ), xi maêng, luyeän kim, khai thaùc, cheá bieán khoaùng saûn, caùc döï aùn giao thoâng: caàu, caûng bieån, caûng soâng, saân bay, ñöôøng saét, ñöôøng quoác loä. Caùc dö aùn : thuyû lôïi, giao thoâng (khaùc ôû ñieåm I-3), caáp thoaùt nöôùc vaø coâng trình haï taàng kyõ thuaät, kyõ thuaät ñieän, Treân 400 tyû saûn xuaát thieát bò thoâng tin, ñieän töû, tin hoïc, hoaù döôïc, ñoàng thieát bò y teá, coâng trình cô khí khaùc, saûn xuaát vaät lieäu , 4 böu chính vieãn thoâng, BOT trong nöôùc, xaây döïng khu nhaø ô,û giao thoâng noäi thò thuoäc caùc khu ñoâ thò ñaõ coù quy hoaïch chi tieát ñöôïc duyeät. Caùc dö aùn: haï taàng kyõ thuaät cuûa khu ñoâ thò nôùi, caùc döï aùn: coâng nghieäp nheï, saønh, söù, thuyû tinh, in; vöôøn quoác Treân 300 tyû 5 gia, khu baûo toàn thieân nhieân , mua saém thieát bò xaây ñoàng döïng, saûn xuaát noâng, laâm nghieäp, nuoâi troàng thuyû saûn, cheá bieán noâng, laâm saûn
nguon tai.lieu . vn