Xem mẫu

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

VĂN MẪU LỚP 11: VỘI VÀNG – XUÂN DIỆU
PHÂN TÍCH 13 CÂU ĐẦU BÀI THƠ VỘI VÀNG CỦA
XUÂN DIỆU
BÀI MẪU SỐ 1:
Xuân Diệu là ông hoàng của tình yêu, dù đó là tình yêu gì đi chăng nữa thì nó vẫn ngọt
ngào đầy xúc cảm. Ông còn được đánh giá là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới. Những
sáng tác ,những bài thơ của ông đem đến cho người đọc một sự yêu đời, niềm vui về cuộc sống
và một niềm khao khát cuộc sống đến mãnh liệt cùng với đó là một hồn thơ mới lạ,mang đến cho
độc giả cái nhìn mới mẻ. Trong số đó, tiêu biểu có bài thơ Vội vàng là một trong những bài thơ
hay thê hiện tư tưởng đáng quý đó của tác giả, và 13 câu đầu đã để lại những ấn tượng khó quên
cho người đọc. Những tư tưởng triết lí cũng thế mà được gửi gắm chân thành tự nhiên.
Để mang niềm yêu cuộc sống đến trào dâng, nhà thơ luôn có cảm xúc vội vàng trước cuộc
sống ngắn ngủi. Mọi thứ trên đời mang vị ngọt tới nhưng chỉ một lần rồi thôi,ta đâu có đủ thời
gian cho những quả ngọt đó được nếm một lần nữa. Không vội vàng, không chạy tới để ôm trọn
những gì đang có thì làm sao mà cảm nhận hết vẻ đẹp của đời. Khổ thơ năm chữ duy nhất trong
bài thơ khiến giọng điệu gấp gáp giống như một hơi thở hối hả của một con người đang tràn đầy
cảm xúc. Đại từ mà tác giả Xuân Diệu đã đặt ở đầu tiên là tôi, chứ không phải “ta” hay chúng ta
và cùng với đó là động từ “ muốn”- “ tôi muốn. Nhà thơ đang thể hiện cái tôi công khai, ngang
nhiên không lẩn tránh hay giấu giếm, cái tôi đầy thách thức, đi ngược lại với thơ ca trung đại, rất
ít dám thể hiện cái Tôi của bản thân mình. Đây cũng chinh là một điểm mới của nhà thơ trong
nền văn thơ hiện lúc bấy giờ.qua đó thể hiện khát khao mãnh liệt về cuộc sống
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
Yêu cuộc sống này cho nên mọi thứ tác giả muốn làm đó có thể là tắt nắng đi, buộc gió
lại. Những từ “ tắt” buộc” được sử dụng cho những điều hữu hình cầm nắm được vậy mà tác giả
lại dùng cho những sự vật không bao giờ chúng ta có thể làm được. Ta có thể thấy màu vàng của
nắng, cảm nhận được hơi ấm từ nó, gió có thể thổi qua , táp vào mặt,mương man da thịt, có thể
thấy gió đung đưa bên những cành liễu.. nhưng chẳng bao giờ cầm được nắng nắm được gió. Một
điều tưởng chừng như vô lí đó nhưng lại trở thành khát khoa của tác giả. Những thứ đó để làm gì:
“ để hương đời đừng nhạt đi, để màu sắc cuộc sống vẫn nguyên vẹn, không úa tàn”Từng chữ một
của bốn câu thơ đều nói lên nỗi ham sống đến vô biên, tột cùng đến trở nên cuồng si, tham lam,
muốn giữ lại cho mình và cho đời vẻ đẹp, sự sống ở trong tạo vật cả trong nhịp của câu thơ, thể
hiện ở chỗ câu thơ đang năm chữ bỗng chuyển xuống 8 chữ.
Đây là một chuyển đổi rất đẹp của bài thơ, làm trải ra trước mắt ta bức tranh xuân tuyệt diệu.
Bốn dòng thơ ấy đầy ắp những tiếng “này đây, vừa trùng điệp vừa biến hoá. Những câu thơ gợi
ra một con người đang mê man, đắm đuối, cuống quýt trước mùa xuân đang trải ra cuộc đời. Đó
không chỉ là một bức tranh xuân, còn là cách để tác giả nói đến cái mê đắm về một mùa xuân của
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

T: 0989 627 405

Trang | 1

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

tuổi trẻ, của tình yêu.
Vì vậy, “ong bướm, yến anh”được nhắc tới đây, bởi nó gợi ra vẻ lả lơi, tình tứ,và “bướm lả ong
lơi “ gợi ý niệm về mùa xuân và tình yêu. Khúc nhạc của tình yêu, của những đôi tình nhân và
hơn thế, “của tình si”, gợi nên sự mê đắm. Bên cạnh đó, chữ “của” trở đi trở lại được tác giả sử
dụng cùng với “này đây” như một cặp không thể tách rời. Đây là cách Xuân Diệu biểu hiện cảm
xúc trước thiên nhiên luôn có sự kết đôi, mọi vật quấn quýt lấy nhau, là của nhau không thể tách
rời. Tất cả đều mang vẻ đẹp của sự trẻ trung và sức sống tròn trịa có đôi có cặp.những mĩ từ được
sử dụng mang tính gợi hình cao “ Hoa “ nở trên nền “ xanh rì “ của đồng nội bao la, “lá ” của “
cành tơ ” đầy sức trẻ và nhựa sống. Mọi thứ đều có cảm giác non tơ, mơn mởn ấy lại được tôn
lên trong sự hiệp vần “ tơ phơ phất ” ở sau. Cuộc sống hiện ra trong hình ảnh của một vườn địa
đàng, trong xúc cảm của một niềm vui trần thế.
Câu thơ thứ chín xuất hiện bằng ba chữ “ và này đây ”, như thể một người vẫn còn chưa
thoả, chưa muốn dừng lại. Đây không còn là những hình sắc cụ thể như “lá, hoa, ong bướm “ mà
trừu tượng hơn là ánh sáng, niềm vui, thời gian – những vật thể không hữu hình. Không chỉ sử
dụng những hình ảnh mang tính biểu tượng cao, cách mà Xuân Diệu gieo vào lòng người còn là
những thứ mà con người cần phải quý trọng. Vẻ đẹp của thiên nhiên chỉ được coi là đẹp khi
mang dáng dấp của vẻ đẹp con người. Đó chính là vẻ đẹp của “hàng mi” của một đôi mắt đẹp.
Nhưng có lẽ nét độc đáo của 13 câu thơ chính là 2 câu thơ mang tính so sánh cao
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.
Hình ảnh so sánh thật thú vị và đầy bất ngờ, thời gian đẹp nhất của mùa xuân lại được coi
như một cặp môi gần,vừa mang đến sự đam mê, sự lôi cuốn mà còn là sự say đi .
Dưới con mắt của kẻ si tình, mùa xuân hiện ra thật đẹp, thật gợi cảm. Nó còn được tác giả
đi liền với từ “ ngon” mặc dù không ăn được, không chạm được nhưng lại “ ngon. Mùa xuân như
sinh ra cho con người tận hưởng, cho hạnh phúc đến với con người, thời gian trừu tượng mới trở
nên gần gũi, do vậy mùa xuân hiện lên trong cảm xúc của một tâm hồn đang thèm khát tận
hưởng. Vẻ đẹp của mùa xuân như đã bị hoàn toàn chiếm hữu.
Hình ảnh so sánh ấy như một người đang đợi chờ, sẵn sàng dâng hiến cho tình yêu. Chính
vì thế tác giả mới thốt lên nhưng lại chùng xuống và có vẻ tiếc nuối:
“Tôi sung sướng”
Nhưng vội vàng một nửa.
Và rồi ở những câu tiếp theo, tác giả nêu ra tại sao lại sung sướng nhưng lại vội vàng:
Xuân đương đến nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già.
Cái mới của bài thơ và cả quan niệm của Xuân Diệu trong bài thơ được thấy rõ và phát
hiện. Tưởng chừng nó giống như một qyi luật bình thường ai cũng biết nhưng đặt trong trường
hợp này,nó lại là cả một quá trình chiêm nghiệm và nhận thức.Tác giả đã để hai vế tưởng như trái
ngược nhau lại trở thành ngang hàng :“đang tới” đối với “đang qua”, “non” nghịch với “già”.
Đây là cách nói đầy ấn tượng tạo nên sự trôi mau gấp rút vô cùng của thời gian. Điều này càng có
ý nghĩa với một người mà sự sống đồng nghĩa với tuổi xuân, được thể hiện với đẳng thức thứ
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

T: 0989 627 405

Trang | 2

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

ba,vừa có cảm giác sợ hãi,lại tiếc nuối nhưng cũng có cảm giác như hối thúc phải sống sao cho
không phí hoài tuổi trẻ, bởi xuân hết thì tôi cũng không còn nữa..
Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
Bằng những nét vẽ vô cùng sống động, độc đáo,Xuân Diệu đã tái hiện lại khung cảnh hết
sức lãng mạn, một thiên đường dưới mặt đất. Dưới con mắt tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ cuộc
sống thật tươi đẹp và đáng sống biết bao, nhưng cuộc sống ấy cũng thật ngắn ngủi nên phải sống
vội vàng để tận hưởng hết niềm vui và hạnh phúc của cuộc sống. Qua đây tác giả cũng thể hiện
và gửi gắm tư tưởng lạc quan yêu đời mà tác giả đã tạo ra cho thế hệ trẻ, cần phải sống,đam mê
hết mình để cống hiến cho tuổi trẻ.

W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

T: 0989 627 405

Trang | 3

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

BÀI MẪU SỐ 2:
Thời đại thơ mới là một nhánh rẽ đầy ngoạn mục, táo bạo của thơ ca Việt Nam. Thời điểm
thơ văn khoát lên cho mình một chiếc áo được cách tân mới mẻ, là mảnh đất màu mỡ vun trồng
những hồn thơ tài ba như: Tản Đà, Thế Lữ, Xuân Diệu,… Theo như Hoài Thanh nhận định Tản
Đà là người “ đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc dạo chơi tân kì đương sắp sửa” thì có
lẽ Xuân Diệu là người đã đưa những khúc nhạc ấy đến một vị trí xứng tầm trong lòng bạn đọc
khi cho ra đời tập : “Thơ thơ” được xem là đỉnh cao trong phong trào thơ mới. Bài thơ “Vội
vàng” được trích từ tập thơ ấy, tiêu biểu cho một phong cách thơ được cách tân rất mới mẻ về nội
dung và hình thức của Xuân Diệu. “Một hồn thơ rạo rực băn khoăn trong những câu thơ lời ít ý
nhiều như đọng lại bao tinh hoa”
Giữa lúc ta lên tiên cùng Tản Đà, đắm chìm trong mộng tưởng cùng Hàn Mặc Tử,.. thì
Xuân Diệu là người đã “đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới”. Lòng yêu đời yêu cuộc sống
tha thiết đã khiến tâm hồn của thi sĩ bám chặt lấy cuộc sống trần thế, không thoát ly hoàn toàn
như các nhà thơ khác. Với đời, ông có một khát khao cháy bỏng:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
Nhà thơ sử dụng những câu thơ ngắn với âm điệu nhanh, ngôn ngữ thơ dứt khoát để thể
hiện ứơc muốn mãnh liệt muốn níu giữ thời gian. Bởi lẽ thời gian là nỗi ám ảnh nhất trong cuộc
đời:
“Ôi đau đớn ! Ôi đau đớn ! Thời gian ăn cuộc đời”
(Bauxtelaire)
Là một hồn thơ rạo rực, tha thiết với đời, ông muốn tận hưởng những khoảnh khắc tươi
đẹp nhất của trần thế nhưng ngặt một nỗi:
“Thời gian thấm thoắt thoi đưa
Nó đi đi mãi có chờ đợi ai”
(Tục ngữ)
Vì thế thi nhân rất trân trọng những giây phút tươi đẹp của cuộc đời. Người dùng tất cả giác quan
tạo hoá ban tặng để cảm nhận thời gian. Thời gian vốn vô hình, vô vị, vô tình đi vào thơ Xuân
Diệu bỗng rất hữu hình, nên thơ qua hình ảnh “nắng”, “gió”. Từ “tôi muốn” được điệp
lại kết hợp với những động từ mạnh như “tắt” (nắng), “buộc” (gió) thể hiện một tư thế chủ
động muốn đóng băng thời gian vì một lẽ đời tươi đẹp phía trước:
“ Của ong bướm này đây tuần tháng mật
------------------------------------------------Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa”
Những câu thơ với âm điệu nhẹ nhàng, hình ảnh tươi sáng đã vẽ nên một khung cảnh thiên
nhiên đậm sắc, hương, thanh. Vạn vật đang ở độ đương thì tươi ngon nhất, đẹp đẽ nhất. Chim
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

T: 0989 627 405

Trang | 4

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

chóc, hoa lá, ong bướm như vực dậy để tận hưởng cảnh xuân tươi tắn, mựơt mà. Cảnh vật không
tĩnh lặng mà náo động linh hoạt với những hình ảnh liên tưởng độc đáo của thi sĩ. “Tuần tháng
mật” của đôi vợ chồng đắm say trở thành mùa của ong bướm dập dìu rất lãng mạn. Tiếng hót của
chim yến chim oanh trở thành “khúc tình si” hút hồn biết bao con người yêu cảnh thiên nhiên
tươi đẹp. Và ánh nắng được nhân hoá như một nàng tiên e thẹn với những ánh mi dài cuốn hút
vạn vật. Tất cả như chan hoà làm nên một mảnh vườn đẹp nên thơ mà rất trần đời. Từ đó cái đẹp
của mùa xuân thiên nhiên còn ẩn dụ như cái đẹp của con người ở độ sắc xuân, đương thì. Qua đó,
ta thấy được thi sĩ có sự cảm nhận mùa xuân rất tinh tế và có tài khéo léo vẽ lại những hình ảnh
ấy với một thứ sức sống căng tràn, nảy nở. Nói bóng bẩy như Vũ Bằng thì thứ thứ nhựa sống mỡ
màng ấy như “ máu căng lên trong lộc của loài nai, như những mầm non háo hức muốn bức ra từ
những thân cây”. Thi sĩ chọn thời điểm rạo rực nhất “tháng giêng” , tươi mới nhất ”mỗi buổi
sớm”, để miêu tả khiến bức tranh thiên nhiên mùa xuân càng tinh khôi ,xinh đẹp. Không chỉ vậy,
nhà thơ còn tạo nên một thiên đường của xúc cảm. Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác được dùng
rất linh hoạt từ xúc giác ”tuần tháng mật”, thính giác ”khúc tình si”, thị giác “ánh sáng chớp hàng
mi”.
Tâm hồn của thi nhân rạo rực, tha thiết, bâng khuâng trước cảnh trần thế xinh đẹp vô cùng
đã khơi nguồn nên những hình ảnh sáng tạo độc đáo trong những vần thơ. Vào lúc ấy, hồn thơ,
hồn người, hồn của thiên nhiên đất trời như giao hoà để Xuân Diệu viết nên một câu tuyệt bút:
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
”Tháng giêng” vốn vô hình bỗng trở nên hũư hình căng đầy một tình yêu trần thế. Một thứ
tình cảm rạo rực, cháy bỏng trong tâm hồn thi nhân đã được dồn nén kết tụ trong một từ “ngon”
duy nhất rất tài hoa. Câu thơ với điểm nhấn là từ “ngon” được dùng rất đắt thể hiện một quan
điểm mĩ học rất mới mẻ về sự cảm nhận thiên nhiên phản phất sắc thái của “nhục thể”. Tuy vậy,
ý thơ không gây thô tục mà có phần mới lạ. Nhà thơ cảm nhận rất tinh tế ý vị của thời gian nên
có sự chuyển đổi xúc giác sang vị giác. Quả thật, Xuân Diệu bên cạnh có đôi mắt nhìn đời rất
tinh tế còn có một tâm hồn rất thiết tha, nhạy cảm với cuộc sống.
Những câu thơ: “Của ong bướm này đây tuần tháng mật”,”Của yến anh này đây khúc tình
si” và ” Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” mang một quan điểm mĩ học rất mới so với thơ
ca truyền thống trước đó. Thơ trung đại con người được các nhà văn, nhà thơ tạo tác trên những
chuẩn mực của thiên nhiên. Bút pháp ước lệ tượng trưng luôn gắn liền với việc miêu tả con
người:
“Râu hùm, hàm én, mày ngài”
“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn”
(Nguyễn Du)
Thế mới thấy thơ Xuân Diệu đã hoàn toàn lột xác và hướng về một nguồn quan điểm mới
rất gần với shakespears:
“Con người là kiểu mẫu của muôn loài”
Nhà thơ đã lấy con người làm khuôn mẫu để tạo ra những hình thái thiên nhiên mang một
sức hấp dẫn kì lạ, một sự tươi mới chưa từng có. Người cảm nhận thiên nhiên bằng một lăng kính
trái hình với thi ca thời xưa . Qua đó, ta thấy thêm tin yêu một hồn thơ mới đã đem đến cho ta
W: www.hoc247.net

F: www.facebook.com/hoc247.net

T: 0989 627 405

Trang | 5

nguon tai.lieu . vn