Xem mẫu

ÔN TẬP MÔN LUẬT LAO ĐỘNG Chương I: Những vấn đề cơ bản I. Đối tượng điều chỉnh - LLĐ điều chỉnh các quan hệ lao động giữa NLĐ làm công ăn lương với NSDLĐ là DN, TC, CN và các QHXH khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động: + QH về tạo việc làm và học nghề là QHH hình thành giữa cá nhân có nhu cầu việc làm hoặc hoạc nghề với các doanh nghiệp, tỏ chức, cá nhân có khả năng và điều kiện do pháp luật quy định để tạo việc làm và tổ chức dạy nghề. QHXH nhằm tạo đk cho sự ra đời của QHLĐ nên được LLĐ điều chỉnh + QH về BHXH là QH về bảo đảm vật chất cho NLĐ làm công ăn lương trong những TH bị tạm thời hoặc hoàn toàn mất khả năng lao động hoặc gặp những rủi ro, hiểm nghèo làm gảm hoặc mất thu nhập bình thường. QH về BHXH bao gồm 2 nhóm quan hệ về thành lập quỹ BHXH và QH thực hiện BHXH. Là loại hình QHXH phái sinh tự QHLĐ QH BHXH được LLĐ điều chỉnh + QH về BHTH là loại quan hệ xã hội phát sinh trong trường hợp một bên chủ thể của QHLĐ gây thiệt hại về tài sản hoặc sức khỏe, tính mạng cho chủ thể bên kia thì phải BTTH đã gây ra. Thiệt hại do 1 bên gây ra trong quá trình thực hiện QHLĐ liên quan trực tiếp với QHLĐ cho nên được LLĐ điều chỉnh + QH về QLNN về lao động là quan hệ xã hội giữa các CQNN có thẩm quyền với người sử dụng lao động trong quá trình các CQNN thực hiện việc quản lý lao động xa hội và tổ chức tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động cũng như việc xử lý các vi phạm pháp luật lao động. QLNN về LĐ và thah tra NN về lao động nhằm đảm bảo cho QHLĐ thực hiện đúng QĐ của PL, do đó phải được điều chỉnh bởi luật lao động + QH về giải quyết tranh chấp lao động là QHXH giữa 1 bên là cơ quan, tổ chức, các nhân được pl giao quyền giải quyết các tranh chấp trong quá trình thực hiện quan hệ lao động với bên kia là các chủ thể của QHLĐ có tranh chấp bao gồm NLĐ, TTLĐ, và NSDLĐ trong TH các bên tranh chấp có yêu cầu. Giải quyết tranh chấp lao động nhằm tạo đk ổn định quan hệ lao động, do đó quan hệ giải quyết tranh chấp lao động được LLĐ điều chỉnh + QH giữa tc CĐ và NSDLĐ là QHXH nhằm giải quyết một các hài hòa mqh giữa tổ chức công đoàn với tư cách là người đại diện của TTLĐ với chủ doanh nghiệp với những vđ liên quan đến lao động, sẳn xuất và đời sống của NLĐ, bảo đảm cho tổ chức CĐ thực hiện các quyền của mình do PL quy định, MQH này trực tiếp liên quan đến QHLĐ và được luật lao động điều chỉnh - Lưu ý: + Quan hệ lao động giữa cán bộ, công chức với CQNN, NLĐ là cán bộ, công chức, được NN trao cho 1 phần quyền lực nhà nước và hộ được thừa hành 1 phần quyền lực đó QHLĐ của họ vs NN là 1 loại QHQL, do ngành luật hành chính điều chỉnh. + Trong QH HTX viên với HTX, xã viên vừa là thành viên của chủ sở hữu HTX, vừa là thành viên của CQQL HTX QHLĐ giữa HTX viên và HTX do Điều lệ của từng HTX điều chỉnh. II. Phương pháp điều chỉnh - LLĐ sử dụng cả 2 phương pháp điều chỉnh là phương pháp mệnh lệnh và phương pháp thỏa thuận. Tùy thuộc vào từng loại quan hệ hoặc từng mặt của quan hệ XH mà PLLĐ điều chỉnh - Phương pháp thỏa thuận: được dùng trong việc xác lập QHLĐ cá nhân (thông qua HĐLĐ) và QHLĐ tập thể (thông qua TƯLĐTT) - Phương pháp mệnh lệnh: trong quá trình lao động, NLĐ phải chấp hành sự điều hành, quản lý, tổ chức của NSDLĐ trong khuôn khổ của PL. PP mệnh lệnh đc sd có mức độ trong các QH về thời gian lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động... III. Các nguyên tắc của luật lao động. - Các nguyên tắc chung Bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động - Nguyên tắc cụ thể + Bảo đảm quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc của người lao động và quyền tự do thuê mướn lao động của người sử dụng lao động + Nguyên tắc trả lương (trả công) căn cứ vào năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả của công việc nhưng không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định + Nguyên tắc bảo hộ lao động đối với người lao động + Nguyên tắc bảo đảm quyền nghỉ ngơi theo chế độ đối với người lao động. + Nguyên tắc thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người lao động + Nguyên tắc tôn trọng quyền tự do lập hội của người lao động theo quy định của pháp luật + Nguyên tắc bảo đảm quyền đình công của người lao động theo quy định của pháp luật IV.Quan hệ pháp luật về lao động 1. Quan hệ pháp luật lao động - Khái niệm: là QHXH phát sinh trong quá trình NSDLĐ tuyển chọn và sử dụng SLĐ của NLĐ được các QPPL LĐ điều chỉnh - Đặc điểm: + Đc xác lập trên cơ sở sự giao kết HĐLĐ + Trong QHLĐ, NLĐ phải chịu sự quản lý điều hành của NSDLĐ. + Quá trình phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHLĐ thường có sự tham gia của tổ chức công đoàn. - QHLĐ bao gồm: + QHPL về tuyển chọn lao động. + QHPL về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của NLĐ + QHPL về kỷ luật lao động + QHPL về trả lương, trả công cho NLĐ + QHPL về bảo hộ lao động cho NLĐ. - Chủ thể của QHPLLĐ + NLĐ: có NLPLLĐ và NLHVLĐ + NSDLDD: là DN, cơ quan, TC hoặc CN (ít nhất phải đủ 18t), có khả năng thuê mướn, sử dụng và trả công lao động - Nội dung: bao gồm các quyền và nghĩa vụ của người lao động và NSDLĐ 2. Quan hệ pháp luật về việc làm và học nghề - Nhóm quan hệ PL về việc làm - Bao gồm 3 nhóm quan hệ pháp luật cụ thể: + QHPL giữa NN và NLĐ + QHPL giữa NLĐ và NSDLĐ + QHPL giữa các tổ chức gt việc làm và NLĐ có nhu cầu. - QHPL về học nghề: là QHPL giữa cơ sở dạy nghề và NLĐ học nghề - Cơ sở dạy nghề có thể là CN, DN hoặc tổ chức có đủ điều kiện do PL quy định - Cơ sở dạy nghề có nghĩa vụ đăng ký, hoạt động và nộp thuê cho nn, và có quyền thu học phí theo qđ của PL - Đc thực hiện thông qua hợp đồng 3. QHPL giữa tc công đoàn và ng sử dụng lao động (thực chất là QHLĐ tập thể) - Chủ thể: TCCĐ và NSDLĐ - Nội dung: các quyền của TCCĐ và nghĩa vụ của NSDLĐ phải đáp ứng do LLĐ quy định. 4. Quan hệ pháp luật về BHXH - Là QHPL về việc bảo đảm những lợi ích vật chất cho NLĐ trong trường hợp NLĐ đang có QHLĐ vs NSDLĐ mà bị tạm thời hoặc hoàn toàn mất khả năng lao động. - QHPL về tạo lập quỹ BHXH - Là QHPL giữa các bên tham gia BHXH (NLĐ và NSDLĐ) và cơ quan BHXH ( Bảo hiểm Xã hội VN). - QHPL về thực hiện BHXH - Là QHPL giữa CQ BHXH và ng được bảo hiểm: là ng lao động (đôi khi là thành viên gia đình của NLĐ) đã hoặc đang tham gia quan hệ pháp luật lao động. - Nội dung: quyền được hưởng BHXH của NLĐ và nv của cơ quan BHXH phải chi trả các loại trợ cấp BHXH một cách đầy đủ, thuận tiện cho ng đc BH. 5. QHPL về giải quyết tranh chấp lao động. - Là QHPL giữa các chủ thể của QHPLLĐ có tranh chấp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. - Chủ thể: + NLĐ và NSDLĐ + cơ quan, tổ chức, các nhân có thẩm quyền giải quyết - Nội dung: quyền và nghĩa vụ của các bên giải quyết tranh chấp; quyền và nghĩa vụ của bên giải quyết tranh chấp trong quá trình giải quyết tranh chấp. 6. QHPL về quản lý nhà nước về lao động và thanh tra nhà nước về lao động Chương II: Hợp đồng lao động I. Khái niệm, đặc điểm, phân loại HĐLĐ - Khái niệm (Điều 15 BLLĐ) ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn