Xem mẫu

ĐẠI CƯƠNG VỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU Câu 1. Dòng điện xoay chiều có biểu thức: i  4cos100πt 3A . Dòng điện này có: A. Tần số là 100Hz. B. Chu kì là 0,01s. C. Cường độ hiệu dụng là 4 2A D. Cường độ cực đại là 4A. Câu 2. Dòng điện xoay chiều có tần số 60Hz. Trong 2 giây dòng điện này đổi chiều bao nhiêu lần. A. 240 lần. B. 200 lần. C. 120 lần. D. 60 lần. Câu 3. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều là: A. Quay đều một nam châm điện hay một nam châm vĩnh cửu trước mặt một cuộn dây. B. Cho một khung dây dẫn quay đều trong từ trường đều quanh một trục cố định nằm trong mặt phẳng của khung và vuông góc với từ trường. C. Cho khung dây chuyển động tịnh tiến trong từ trường đều. D. A hoặc B. Câu 4. Khi từ thông qua một khung dây kín biến thiên điều hòa với tần số góc  thì trong khung dây đó xuất hiện một suất điện động cảm ứng biến thiên điều hòa. Phát biểu nào sau đây là đúng. A. Suất điện động cảm ứng e biến thiên điều hòa cùng pha với từ thông . B. Suất điện động cảm ứng e biến thiên điều hòa ngược pha với từ thông . C. Suất điện động cảm ứng e biến thiên điều hòa nhanh pha /2 so với từ thông . D. Suất điện động cảm ứng e biến thiên điều hòa chậm pha /2 so với từ thông . Câu 5. Một khung dây dẫn kín có diện tích S gồm N vòng dây. Cho khung quay đều với tốc độ góc  trong một từ trường đều có cảm ứng từ B vuông góc với một trục quay của khung. Tại thời điểm ban đầu, pháp tuyến của khung hợp với cảm ứng từ B góc /6. Suất điện động tức thời trong khung tại thời điểm t là: A. e = NBS.cos t. B. e = NBS.cos(t –/3) C. e = NBS.cos(t + /6) D. e = NBS.cos(t + 5/6) Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điện áp xoay chiều? A. Điện áp xoay chiều là điện áp biến thiên điều hòa theo thời gian. B. Điện áp xoay chiều ở hai đầu khung dây có tần số góc đúng bằng tốc độ góc của khung dây đó khi nó quay trong từ trường đều. C. Biểu thức điện áp xoay chiều có dạng: u = U0.cos(t + ). D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện xoay chiều? A. Dòng điện xoay chiều là dòng điện có trị số biến thiên theo thời gian theo quy luật dạng sin hoặc dạng cos. B. Dòng điện xoay chiều có chiều thay đổi tuần hoàn theo thời gian. C. Dòng điện xoay chiều thực chất là một dao động cưỡng bức. D. Các phát biểu A, B, C đều đúng. Câu 8. Dòng điện xoay chiều có tính chất nào sau đây? A. Cường độ biến đổi điều hòa theo thời gian. B. Chiều dòng điện thay đổi theo thời gian. C. Cường độ phụ thuộc vào thời gian với quy luật của hàm sin hoặc hàm cosin. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 9. Giá trị của ampe kế xoay chiều chỉ: A. Giá trị tức thời của cường độ dòng điện xoay chiều. B. Giá trị trung bình của cường độ dòng điện xoay chiều. C. Giá trị cực đại của dòng điện xoay chiều. D. Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều. Câu 10. Điện áp hiệu dụng của mạng điện dân dụng của nước ta bằng: A. 110V. B. 220V. C. 110 2V D. Thay đổi từ - 220V đến 220V. Câu 11. Điện áp hiệu dụng của mạng điện dân dụng là 220V. Giá trị cực đại của nó là: A. 150V. B. 220V. C. 311V. D. 380V. Câu 12. Điều nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện xoay chiều i = I0.cos t.? A. Giá trị của cường độ hiệu dụng được đo bằng ampe kế. B. Giá trị của cường độ hiệu dụng được đo bằng vôn kế. C. Giá trị hiệu dụng được tính bằng công thức I = I0/ 2 D. Dòng điện hiệu dụng là một dòng điện không đổi. Câu 13. Điều nào sau đây là sai khi nói về dòng điện xoay chiều? A. Trong mạch điện xoay chiều, vôn kế chỉ giá trị hiệu dụng của điện áp. B. Muốn đo cường độ dòng điện xoay chiều phải dùng am pe kế nhiệt. C. Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian. D. Dòng điện xoay chiều có thể dùng trực tiếp để mạ điện. Câu 14. Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều i = I0.cos(t + ) có giá trị là: A. I = I0. 2 B. I = 2I0. C. I = I0/ 2 D. I = I0/2. Câu 15. Dòng điện xoay chiều trong một đoạn mạch có biểu thức i = 6.cos(100t – /3) A. Ở thời điểm t = 40 ms cường độ dòng điện trong mạch có giá trị: A. 3A. B. 3 2A C. 3 3A D. 6A. Câu 16. Dòng điện trong một đoạn mạch có biểu thức i = 4cos(100t + /6) A. Ở thời điểm t = 0,02s, cường độ dòng điện trong mạch có giá trị: A. 2A. B. 2 2A C. 2 3A D. 4A. Câu 17. Giá trị đo của vôn kế xoay chiều chỉ: A. Giá trị tức thời của điện áp xoay chiều. B. giá trị trung bình của điện áp xoay chiều. C. Giá trị cực đại của điện áp xoay chiều. D. Giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều. Câu 18. Điện áp giữa hai đầu của một đoạn mạch xoay chiều có biểu thức: u = 220 2 cos(100t + /6) V. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Giá trị hiệu dụng của điện áp là 220V. B. Tần số của điện áp là 50Hz. C. Pha của điện áp ở thời điểm t là 100 + /6 (rad). D. Điện áp nhanh pha hơn dòng điện góc /6. Câu 19. Điện áp giữa hai đầu của một đoạn mạch có biểu thức: u = 200cos(100t – /3) V. Điện áp hiệu dụng của đoạn mạch này là: A. 100V. B. 100 2 V. C. 200V. D. 200 2 V. Câu 20. Dòng điện xoay chiều có tần số 50Hz. Trong 1s, dòng điện đổi chiều: A. 25 lần. B. 50 lần. C. 100 lần. D. 200 lần. Câu 21. Một đèn làm việc với điện áp xoay chiều u = 220 2 cos100t V. Tuy nhiên đèn chỉ sáng khi điện áp đặt vào đèn có giá trị u 155V . Hỏi trung bình trong mỗi giây có bao nhiêu lần đèn bật sáng. A. 50 B. 80 C. 100 D. 200. Câu 22. Biết i, I, I0 lần lượt là cường độ tức thời, cường độ hiệu dụng, cường độ cực đại của dòng điện xoay chiều đi qua điện trở R trong thời gian t. Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R được xác định bằng biểu thức nào sau đây? A. Q = Ri2t. B. Q = RI2t. C. Q = RI02t D. Q = R2It Câu 23. Một khung dây kín có diện tích S = 100 cm gồm 200 vòng dây quay đều trong một từ trường đều có đường sức từ vuông góc với trục quay của khung và cảm ứng từ B = 0,05T. Từ thông cực đại gửi qua khung dây này là: A. 0,05Wb. B. 0,1Wb C. 5Wb D. 10Wb. Câu 24. Điện áp xoay chiều giữa hai điểm A, B biến thiên điều hòa với biểu thức u = 220 2 cos(100t + /6) V. Tại thời điểm t1, nó có giá trị tức thời u1 = 220V và đang có xu hướng tăng. Hỏi tại thời điểm ngay sau t1 một lượng 5ms thì nó có giá trị tức thời u2 bằng bao nhiêu? A. 220V. B. -220V. C. -220 2 V. D. -110 3 V. Câu 25 Trong các dòng điện sau, dòng điện nào là dòng điện xoay chiều hình sin.: A. Dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian. B. Dòng điện chạy qua một bóng đèn khi nối bóng đèn đó với một ác quy. C. Dòng điện có cường độ phụ thuộc vào thời gian theo quy luật của hàm sin hoặc hàm cosin. D. Dòng điện có đồ thị là đường thẳng. Câu 26. Một dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 5.cos(100t + /6) A. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Giá trị cực đại của dòng điện là 5A. B. Tần số của dòng điện là 50Hz. C. Cường độ dòng điện hiệu dụng là 5A. D. Chu kì của dòng điện là 0,02s. Câu 27. Cho một khung dây phẳng, kín đặt trong một từ trường đều. Cách nào sau đây sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều trong khung. A. Cho khung quay đều quanh một trục  (trục  nằm trong mặt phẳng của khung và vuông góc với các đường cảm ứng từ) B. Cho khung quay đều quanh trục  ( trục  vuông góc với mặt phẳng của khung.) C. Cho khung quay đều quanh trục  ( trục  song song với các đường cảm ứng từ) D. Cho khung chuyển động tịnh tiến trong từ trường. Câu 28. Xét khung dây quay đều quanh trục  trong từ trường đều. Giả sử khung có 100 vòng, mỗi vòng có diện tích 100cm2. cảm ứng từ của từ trường là 0,5T và vuông góc với trục . Cho khung quay đều với tốc độ 300 vòng /phút. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Từ thông cực đại qua khung dây là 0,5 Wb. B. Suất điện động cực đại của cuộn dây là 5 V. C. Suất điện động e biến thiên cùng tần số góc với từ thông . D. Suất điện động e biến thiên cùng pha với từ thông . Câu 29. Khi khung dây quay đều trong từ trường quanh một trục  vuông góc với đường cảm ứng từ.Điều nào sau đây là đúng: A. Suất điện động e trong khung biến thiên cùng tần số và cùng pha với từ thông . B. Suất điện động e trong khung biến thiên cùng tần số và ngược pha với từ thông . C. Suất điện động e trong khung biến thiên cùng tần số và nhanh pha /2 so với từ thông . D. Suất điện động e trong khung biến thiên cùng tần số và trễ pha /2 so với từ thông . Câu 30. Ampe kế xoay chiều dùng để: A. Đo cường độ dòng điện cực đại của dòng điện xoay chiều.. B. Đo cường độ dòng điện không đổi. C. Đo cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện xoay chiều. D. Đo cường độ dòng điện tức thời của dòng điện xoay chiều. Câu 31. Dùng một vôn kế xoay chiều đặt vào hai điểm A và B. Giữa A và B có điện áp xoay chiều có biểu thức u = 40cos(1000t – /4) V. Số chỉ của vôn kế là: A. 40V. B. 100V. C. 20V. D. 20 2V Câu 32. Trên một bóng đèn có ghi: 220V – 100W. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Khi nối bóng đèn trên vào nguồn điện có điện áp hiệu dụng 220V thì nó sáng bình thường và tiêu thụ công suất 100W. B. Khi nối bóng đèn trên vào nguồn điện xoay chiều có điện áp cực đại 220V thì nó sáng bình thường và tiêu thụ công suất 100W. C. Điện áp lớn nhất cho phép đặt vào đèn là 220V, công suất tiêu thụ lớn nhất của đèn là 100W. D. Bóng đèn trên dùng với điện áp hiệu dụng trong khoảng từ 100V đến 220V. Câu 33. Vôn kế xoay chiều: A. Hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện. B. Hoạt động dựa trên tác dụng từ của dòng điện. C. Dùng để đo điện áp cực đại của dòng điện xoay chiều. D. Dùng để đo điện áp tức thời của dòng điện xoay chiều. Câu 34. Cho dòng điện xoay chiều có biểu thức i  2cos 100πt 6A chạy trong đoạn mạch MN. Trong một giây có bao nhiêu lần dòng điện có giá trị tức thời 1A và đi theo chiều từ M đến N. A. 100 lần B. 200 lần C. 50 lần D. 25 lần. Câu 35. Điều nào sau đây là sai khi nói về dòng điện xoay chiều? A. Người ta dùng ampe kế khung quay để đo cường độ dòng điện xoay chiều. B. Số chỉ của vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều. C. Số chỉ của ampe kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện xoay chiều. D. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều là dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Câu 36(ĐH 2008). Một khung dây dẫn hình chữ nhật có 100 vòng, diện tích mỗi vòng là 600cm2, quay đều quanh trục đối xứng của khung với vận tốc góc  = 120 vòng/phút trong một từ trường đều có cảm ứng từ bằng 0,2T. Trục quay vuông góc với các đường cảm ứng từ. Chọn gốc thời gian lúc véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây ngược hướng với véc tơ cảm ứng từ. Biểu thức suất điện động cảm ứng trong khung là: A. e = 48sin(40t – /2) V. B. e = 4,8sin(4t + ) V. B. e = 48sin(4t + ) V. D. e = 4,8sin(40t – /2) V. Câu 37(TN 2007) Cho biết biểu thức của cường độ dòng điện xoay chiều là i = I0sin(t + ). Cường độ hiệu dụng của dòng điện là: A. I = I0/2 B. I = 2I0 C. I = I0. 2 D. I = I0/ 2 Câu 38(TN 2009) Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch có biểu thức: u = 220 2 cos100t V. Giá trị hiệu dụng của điện áp này là: A. 220V. B. 220 2 V. C. 110V. D. 110 2 V. Câu 39( CĐ 2009) Một khung dây dẫn phẳng dẹt hình chữ nhật có 500 vòng dây, diện tích mỗi vòng là 54cm2. Khung dây quay đều quanh một trục đối xứng ( thuộc mặt phẳng của khung), trong từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay và có độ lớn 0,2T. Từ thông cực đại qua khung dây là: A. 0,27Wb B. 1,08Wb C. 0,81Wb D. 0,54Wb. Câu 40(CĐ 2009) Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch là u = 150cos100t V. Cứ sau mỗi giây có bao nhiêu lần điện áp này bằng không? A. 100 lần. B. 50 lần C. 200 lần D. 2 lần. Câu 41( ĐH 2009). Từ thông qua một vòng dây dẫn là  = 2.102 cos 100πt πWb. Biểu thức của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây này là: A. e = -2.sin(100t + /4) V. B. e = 2.sin(100t + /4) V. C. e = - 2sin100t V. B. e = 2sin(100t) V Câu 42(ĐH 2010) Tại thời điểm t, điện áp u =200 2 cos(100πt- 2 ) (trongđóutínhbằngV,ttínhbằngs)cógiátrị100 2 V và đang giảm. Sau thời điểm đó 300 s, điện áp nàycó giá trị là A. - 100 2 V. B. – 100 V. C. 100 3 V. D. 200 V. Câu 43(CĐ 2010). Một khung dây dẫn phẳng dẹt hình chữ nhật có 500 vòng dây, diện tích mỗi vòng là 220 cm2. Khung quay đều với tốc độ 50 vòng/giây quanh một trục đối xứng nằm trong mặt phẳng của khung dây, trong một từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ B vuông góc với trục quay và có độ lớn 5π T. Suất điện động cực đại trong khung dây bằng A. 110 2 V. B. 220 2 V. C. 110 V. D. 220 V. Câu 44 (ĐH 2007) Dòng điện xoay chiều qua một đoạn mạch có biểu thức i = I0.sin100t A. Trong khoảng thời gian từ 0 đến 0,01s cường độ dòng điện tức thời có giá trị bằng 0,5I0 vào những thời điểm nào? A. 1/400 s và 3/400 s. B. 1/300 s và 2/300 s. C. 1/500s và 3/500 s D. 1/600 s và 5/600 s. 1D 2A 3B 4D 5B 6D 7D 8D 15A 16C 17D 18D 19B 20C 21C 22B 29D 30C 31D 32A 33A 34A 35A 36B 43B 44D 9D 10B 11C 12A 13D 14A 23B 24A 25C 26C 27A 28D 37D 38A 39D 40A 41B 42A ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn