Xem mẫu

  1. Ớn lạnh thực phẩm nhuộm màu Việc sử dụng thực phẩm chứa phẩm màu tổng hợp lâu dài có những nguy hại cho sức khỏe, như: gây mầm bệnh u não, ung thư bàng quang, dị ứng, hen suyễn… Ngày 5-5, bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chi cục phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM, cho biết trước sự xuất hiện dồn dập nhiều thực phẩm “lạ”, chi cục đang triển khai truy tìm việc sử dụng phẩm màu ngoài danh mục cho phép để chế biến thực phẩm trên địa bàn TP, gây mất an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Mới đây, qua thu thập để kiểm nghiệm 23 mẫu gia vị, hạt dưa, tương ớt, bột màu bày bán trên địa bàn TP, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM đã phát hiện 3 mẫu nhiễm RhodamineB – một loại dùng trong dệt nhuộm, có thể gây ung thư cho người sử dụng. Không có giá trị dinh dưỡng Theo Bộ Y tế, phẩm màu thực phẩm hiện có 2 loại chính: tự nhiên và tổng hợp. Phẩm màu tự nhiên được làm từ động vật, thực vật (củ nghệ, lá cây, côn trùng…), có độ bền kém, phải dùng với lượng lớn và giá thành khá cao. Phẩm màu tổng hợp được tạo ra bằng các phản ứng hóa học, có độ bền cao, dễ sử dụng và giá rẻ nên được các nhà chế biến thực phẩm ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, phẩm màu tổng hợp chỉ được xem là an toàn trong một giới hạn sử dụng nào đó.
  2. Thanh tra Sở Y tế TPHCM kiểm tra việc sử dụng phẩm màu trong chế biến thực phẩm tại quận 11 Các chuyên gia về an toàn thực phẩm khuyến cáo để an toàn khi sử dụng thực phẩm đã chế biến, tốt nhất là nên chọn những loại có nguồn gốc rõ ràng, có địa chỉ nhà sản xuất và đã đăng ký chất lượng với cơ quan y tế, ghi
  3. Thạc sĩ-bác sĩ Huỳnh Văn Tú, Trưởng Khoa An toàn trên nhãn mác. vệ sinh Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM, cho biết phẩm màu tổng hợp chỉ làm cho sản phẩm bắt mắt, gây chú ý với người mua chứ hoàn toàn không có giá trị về dinh dưỡng khi đưa vào cơ thể. Do rất đa dạng về màu sắc, chủng loại nên chúng là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm… “Hầu như tất cả những loại thức ăn phổ biến hiện nay đều được nhuộm màu thực phẩm”- ông Tú nói. Cũng theo bác sĩ Tú, các phẩm màu tổng hợp phổ biến được các cơ sở sản xuất thường dùng trong chế biến thực phẩm gồm: Brilliant blue (sử dụng trong sữa, thạch, xi-rô, đồ uống, kẹo; đã bị cấm ở nhiều nước); erythrosine (làm kẹo, bánh nướng, gia vị, thực phẩm ăn nhẹ; đã bị cấm ở Mỹ và một số nước khác); allura red (dùng trong thực phẩm ăn nhẹ, nước uống không cồn; có thể gây ra ung thư ở động vật và dị ứng; gây hen suyễn, viêm mũi, chứng hiếu động thái quá ở người); tartrazine (ngũ cốc, mứt, thực phẩm ăn nhanh, mì gói, xúp, bột nước giải khát, bánh kẹo; đã bị cấm ở một số nước)… Những nghiên cứu được công bố gần đây cho thấy việc sử dụng phẩm màu tổng hợp lâu dài có những nguy hại cho sức khỏe con người, trong đó nổi bật là mầm bệnh u não, ung thư bàng quang, tinh hoàn, tuyến giáp, tuyến thượng thận, dị ứng, hen suyễn… Chúng có khả năng sinh ung thư, độc tính trên gien (tổn thương di truyền ADN, nhiễm sắc thể…), độc tính thần kinh (gây chứng hiếu động thái quá, suy giảm khả năng học tập, bốc đồng, giận dữ, thay đổi hành vi cả trẻ em và người trưởng thành). Khó kiểm soát Theo Bộ Y tế, trong danh mục tiêu chuẩn đối với lương thực, thực phẩm, chỉ cho phép sử dụng 21 phẩm màu, trong đó 11 loại tự nhiên và 10 loại tổng
  4. hợp. Những loại phẩm màu này không gây độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng nhưng phải sử dụng dưới giới hạn ho phép. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, một bộ phận cơ sở sản xuất, kinh doanh đã bất chấp, sử dụng phẩm màu vượt giới hạn, đặc biệt là màu tổng hợp; hoặc sử dụng phẩm màu ngoài danh mục cho phép. Đáng báo động là có nơi dùng cả phẩm màu công nghiệp để chế biến thực phẩm, rất dễ dẫn đến ngộ độc cấp tính, mãn tính vì chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng. Theo tiến sĩ Phan Thế Đồng, Trưởng Khoa Công nghệ thực phẩm Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, thật khó để phân biệt các loại thực phẩm chế biến đã sử dụng phẩm màu tự nhiên hay tổng hợp, ngay cả với người có chuyên môn, kinh nghiệm kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm. Với các loại thực phẩm thường ngày hiện nay như heo quay, vịt quay; các loại trái cây, củ ngâm; nước giải khát… cũng khó xác định người ta đã dùng loại gì để chế biến. “Tất cả chỉ trông chờ lương tâm, uy tín của nhà sản xuất”- tiến sĩ Đồng nói. Theo tìm hiểu của chúng tôi, các loại phẩm màu tổng hợp hiện bán tự do trên thị trường, muốn mua bao nhiêu cũng có. Dễ tự chế màu Tiến sĩ Phan Thế Đồng lưu ý các bà nội trợ nên sử dụng những nguyên liệu sẵn có để tạo màu tự nhiên dùng trong chế biến món ăn tại nhà nhằm hạn chế việc dùng phẩm màu tổng hợp. Cụ thể, khi cần màu hồng, màu đỏ thì có thể dùng củ nghệ, hạt điều màu, quả gấc hoặc ớt khô xào với dầu để
  5. trích lấy màu. Cần màu tan trong nước thì có thể dùng củ dền, tai bụt giấm, quả dâu tằm. Nếu thích màu xanh có thể dùng lá dứa, lá rau bồ ngót; muốn màu tím thì dùng lá cẩm…
nguon tai.lieu . vn