Xem mẫu

  1. Nói không với... sếp Nỗi khổ vì được… tín nhiệm Rất dễ nhận ra chân dung của những nhân viên VIP: luôn được sếp đánh giá cao và luôn bận rộn. Thanh Phương - trưởng phòng kinh doanh một công ty thực phẩm là một ví dụ. Thông minh, nhanh nhẹn, nắm bắt vấn đề tốt lại cẩn thận, thấu đáo nên tuy là nhân viên mới nhưng cô đã nhanh chóng được sếp tín nhiệm giao phó chức vụ trưởng phòng. Những dự án kinh doanh mới, báo cáo quan trọng đều được sếp đặc biệt giao phó cho Phương. Khi sếp cần ra quyết định gì thì ý kiến của cô bao giờ cũng có trọng lượng. Cô nghiễm nhiên trở thành một VIP trong công ty - dưới một người mà trên cả chục người. Phúc lợi không thiếu, sự công nhận cũng thừa, sự thăng tiến của Phương khiến không ít đồng nghiệp ghen tị. Nhưng chẳng mấy ai hiểu được nỗi khổ của cái mác VIP - cô chưa bao giờ dám từ chối khi sếp giao việc. Sinh con 2 tháng, Phương đã vội vã thu xếp việc nhà trở lại công ty. Dạo này, sếp nhận thêm vài dự án mới, công việc bận rộn Phương hầu như chẳng còn thời gian chăm sóc gia đình. Vợ chồng lục đục cộng với áp lực doanh số, trông cô xuống sắc hẳn. Dần dần, cô thấy sợ được sếp… chiếu cố. Nhân viên đa năng Ngược lại với Phương, những nhân viên đa năng như Mai lại có nỗi khổ tâm khác. Họ kiêm đủ thứ không nằm trong chuyên môn của mình và mức độ công nhận thì tỷ lệ nghịch. Chị đồng nghiệp trong phòng nghỉ sinh 4 tháng.
  2. Mặc dù việc không ít nhưng nếu tuyển người thì sẽ dư thừa, thế là những việc dang dở của chị được giao lại cho Mai kiêm nhiệm. Công việc hiện tại đã bận rộn, từ khi nhận thêm vai trò mới cô bao giờ cũng về rất trễ mới có thể hoàn tất mọi việc. Chẳng những thế, để làm quen việc mới, cô bắt đầu lơ là công việc chính của mình. Với Nam, tuy là một nhân viên thiết kế nhưng từ khi công ty có bộ phận mới, anh được sếp giao phó thêm nhiệm vụ… biên tập nội dung cho trang web. Vốn văn chương "chưa bao giờ được điểm 6" lại lâu ngày không đụng tới khiến anh thật sự khốn đốn. Nhưng trong tình hình thiếu người, công ty lại đang lúc khó khăn nên Nam đành tiếp tục ngày ngày "vật lộn" với từng câu chữ. Từ chối sếp cũng là nghệ thuật Nếu được sếp giao việc mới thì bạn phải suy xét kỹ lưỡng trước khi bày tỏ quyết định của mình. - Bạn có đủ thời gian hay kỹ năng để thêm nhận dự án này? - Bạn có thể giao phó lại công việc hiện tại để dành thời gian cho công việc mới? - Bạn có phải là người duy nhất trong công ty có thể đảm trách công việc đó? Bạn cần tránh một số lý do nghe có vẻ hợp lý với bạn nhưng lại hoàn toàn "không lọt tai" với sếp như: dự án này có vẻ khó, việc này không nằm trong
  3. mô tả công việc của tôi hay tôi đang bận rộn giải quyết việc việc cá nhân quan trọng nên không thể tập trung làm bất cứ việc gì khác… Khi quyết định nói "không", bạn phải chuẩn bị những lý do xác đáng nhất để trình bày với sếp. Hãy cho sếp thấy những nhận định sâu sắc, rõ ràng qua đó chứng tỏ bạn đã suy xét các tình huống một cách kỹ càng. Hãy nói không với sếp nếu… - Bạn không đủ thời gian: Với lý do này, bạn cần liệt kê rõ những dự án, công việc khác mà bạn đang phụ trách. Hãy cho sếp thấy rằng dù có "đi sớm về muộn" đi chăng nữa bạn cũng không đủ thời gian để hoàn tất mọi việc. Nếu bạn là người duy nhất có thể hoàn thành dự án này, sếp sẽ sắp xếp giao một số việc của bạn cho đồng nghiệp khác để bạn có đủ thời gian phụ trách việc mới. Dù có giao cho bạn dự án này hay không thì sếp cũng sẽ hiểu được công việc hiện tại của bạn. - Ảnh hưởng đến công việc hiện tại: Khi giải thích cụ thể những tác động xấu sẽ xảy ra đối với công việc của bạn khi nhận thêm dự án này, sếp sẽ đánh giá cao sự thấu đáo và đóng góp của bạn đối với những dự án khác mà bạn đang phụ trách. - Bạn thiếu kỹ năng: Hãy thừa nhận điều này với sếp nếu bạn chưa tự tin mình có thể hoàn thành công việc tốt nhất. Nó giúp bạn hạn chế tình huống xấu khi mọi việc đã vỡ lở. Mặc khác, bạn cũng cần cho sếp thấy rằng mình sẽ cố gắng trau dồi những kỹ năng cần thiết để có thể đảm trách công việc này trong tương lai.
nguon tai.lieu . vn