Xem mẫu

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN ĐƯỜNG LỐI CM CỦA ĐCS VN (sưu tầm) Câu 1. Quá trình chuẩn bị về CT, tư tưởng và tổ chức của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cho việc thành lập ĐCS VN và nội dung cơ bản trong Cương lĩnh CM đầu tiên của Đảng (2­1930). ­ Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Khi CM tháng Mười Nga thành công, Người tham gia những hoạt động CT sôi nổi ngay trên đất Pháp như : tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Năm 1919, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp. ­ Tháng 6 – 1919, Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt nhóm người yêu nước VN tại Pháp gửi “ Bản yêu sách 8 điểm” đến Hội nghị Vécxai, nhằm tố cáo chính sách của Pháp và đòi Chính phủ Pháp thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc VN. Mặc dù không được chấp nhận, nhưng “ Bản yêu sách” đã gây tiếng vang lớn đối với nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa của Pháp. Tên tuổi Nguyễn Ái Quốc từ đó được nhiều người biết đến. ­ Tháng 7­1920: Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ khảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Người vô cùng phấn khởi và tin tưởng, vì Luận cương đã chỉ rõ cho Người thấy con đường để giải phóng dân tộc mình. Từ đó, Người hoàn toàn tin theo Lênin, dứt khoát đi theo Quốc tế thứ III. ­ Tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua vào cuối tháng 12­1920, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người Cộng sản VN đầu tiên. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt trong tư tưởng CT của Nguyễn Ái Quốc, từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường Cộng sản. ­ 1921: Người sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc. ­ 1922 : Ra báo “ Le Paria” ( Người cùng khổ ) vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng. ­ 1923 : Sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó làm việc ở Quốc tế Cộng sản. ­ 1924 : Dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Ngoài ra, Người còn viết nhiều bài cho báo Nhân Đạo, Đời sống công nhân và viết cuốn sách nổi tiếng “ Bản án chế độ thực dân Pháp” – đòn tấn công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân Pháp­ ­ Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (chủ yếu trên mặt trận tư tưởng CT) nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác­Lênin vào nước ta. Thời gian này tuy chưa thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở VN, nhưng những tư tưởng Người truyền bá sẽ làm nền tảng tư tưởng của Đảng sau này. Đó là : * Chủ nghĩa tư bản, đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản các nước và nhân dân các thuộc địa. Đó là mối quan hệ mật thiết giữa CM chính quốc và thuộc địa. * Xác định giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng nòng cốt của CM. 1 * Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo CM, thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản. ­ Tháng 6­1925 :Người thành lập “ Hội VN CM thanh niên” và cho xuất bản tuần báo “ Thanh niên” làm cơ quan ngôn luận của Hội. ­ Tháng 7­1925 : Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà CM Quốc tế, lập ra “Hội các dân tộc bị áp bức ở Á Đông”, có quan hệ chặt chẽ với Hội VN CM thanh niên. ­ Tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã mở nhiều lớp huấn luyện ngắn ngày để đào tạo, bồi dưỡng CM. ­ Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện ở Quảng Châu sau đó đã được xuất bản thành sách “Đường Kách Mệnh”. ­ Từ năm 1928 : Hội VN CM thanh niên đã xây dựng được cơ sở của mình ở khắp nơi. Hoạt động của Hội góp phần truyền bá tư tưởng Mác­ Lênin, thúc đẩy phong trào CM VN theo xu thế CM vô sản. Sự ra đời và hoạt động của Hội VN CM là bước chuẩn bị chu đáo về CT , tổ chức và đội ngũ cán bộ cho việc thành lập ĐCS VN sau này. ­ Giữa năm 1927­1930 : Nguyễn Ái Quốc đã từ Xiêm (Thái Lan ) về Trung Quốc, với danh nghĩa đại diện Quốc tế Cộng sản triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất ở VN. ­ Từ ngày 3 đến 7­2­1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị nhất trí thành lập đảng thống nhất, lấy tên là ĐCS VN, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng, Điều lệ tóm tắt của các hội quần chúng. => Nói đến NAQ là nói đến con người của nhiều sáng lập, nhưng sáng lập ra ĐCSVN là sáng lập có ý nghĩa quyết định đến những thắng lợi về sau của CM nước ta v Nội dung cơ bản trong Cương lĩnh CM đầu tiên của Đảng (2­1930). Gồm 5 nội dung cơ bản: Phương hướng chiến lược của CMVN: tư sản dân quyền CM và thổ địa CM để đi tới xã hội cộng sản Nhiệm vụ của CM: tư sản dân quyền và thổ địa CM: + Về CT: Đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến, làm cho nước VN hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông. +Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn (công nghiệp, vận tải, ngân hàng…) của đế quốc pháp để giao cho chín phủ công nông binh quản lý, tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ. + Về văn hoá xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền,.. phổ thông giáo dục theo công nông hoá. ­Về lực lượng CM: công nhân và nông dân là lực lượng cơ bản, là gốc; đồng thời phải mở rộng rãi hơn các lực lượng khác đó là: tư sản vừa và nhỏ, trung tiểu 2 địa chủ. ­Về lãnh đạo CM: Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo CM Việt Nam Cương lĩnh CM đầu tiên của Đảng ta là 1 cương lĩnh CM đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nước ta lúc bấy giờ. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là nội dung cơ bản của cương lĩnh này. ­Xác định mối quan hệ giữa CM VN với phong trào CM thế giới: CM VN là một bộ phận cấu thành của CM thế giới, phải tranh thủ CM thế giới. Câu 2. Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược CM của Đảng trong thời kỳ 1939­1941 và sự chỉ đạo sáng tạo của Đảng trong việc xây dựng lực lượng, nắm thời cơ, phát động tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trong CM tháng Tám 1945. ­ Chủ trương chuyển hướng chiến lược của đảng ta trong thời kỳ 1939­1945: kể từ khi CTTG thứ 2 nổ ra, ban chấp hành trung ương đảng đã họp hội nghị lần t6(11.1939), hội nghị lần t7(11.1940), hội nghị lần t8(5.1941). Trên cơ sở nhận định khả năng diễn biến của CTTG t2 và tình hình trong nước cụ thể ban chấp hành đã quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược: +) Một là, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Ban chấp hành trung ương nêu rõ mâu thuẫn chủ yếu của nước ta đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn với bọn đế quốc, phát xít pháp­nhật. Để tập trung cho nhiệm vụ hàng đầu của cm, ban chấp hành trung ương quyết định tạm gác lại khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng khẩu hiệu ” tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và bọn việt gian cho dân nghèo”… +) Hai là, quyết định thành lập mặt trận việt minh để đoàn kết, tập hợp lực lượng cm nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc. +) Ba là, quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trọng tâm của đảng và nhân dân trong giai đoạn hiện tại. Để đưa cuộc khởi nghĩa vũ trang đến thắng lợi cần phải ra sức phát triển lực lượng. Ban chấp hành trung ương chỉ rõ việc ” chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của đảng ta và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại”. Ban chấp hành xác định phương châm và hình thái khởi nghĩa ở nước ta, còn đặc biệt chú trọng xd đảng nhằm nâng cao nguồn lực tổ chức và lãnh đạo của đảng. ­ Ý nghĩa lịch sử: +) Thắng lợi của cm t8 đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân pháp trong gần một thế kỷ, lật nhào chế độ quân chủ hàng mấy nghìn năm và ách thống trị của phát xít nhật, đưa nhân dân vn từ nô lệ trở thành người dân của nước độc lập tự do. +) Thắng lợi của cm t8 đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của lịch sử dân tộc vn, đưa dân ta 3 bước vào kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập tự do và cnxh. +) Góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa MLN, kinh nghiệm quý báu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. +) CM t8 thắng lợi cổ vũ mạnh mẽ cho nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. ­ Nguyên nhân thắng lợi: +) Cm t8 nổ ra trong bối cảnh quốc tế rất thuận lợi. Đảng đã chớp thời cơ đó phát động toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh chóng. +) CM t8 là tổng hợp của 15 năm đấu tranh gian khổ của nhân dân dưới sự lãnh đạo của đảng, đã được rèn luyện qua 3 cao trào cm rộng lớn. +) CM t8 thành công là do đảng ta đã chuẩn bị được lực lượng vĩ đại của toàn dân đoàn kết trong mặt trận Việt Minh. +) Đảng ta là người tổ chức và lãnh đạo cuộc cm t8, đảng có đường lối đúng đắn, dày dạn kinh nghiệm đấu tranh và đoàn kết thống nhất… ­ Bài học kinh nghiệm: +) Một là, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn 2 nhiệm vụ chống đế quốc và chống pk­ hai nhiệm vụ ko thể tách rời nhau. Tuy 2 nhiệm vụ ko tách rời nhau nhưng nhiệm vụ chống đế quốc là chủ yếu nhất. +) Hai là, toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công nông. Cm t8 thắng lợi là nhờ cuộc đấu tranh yêu nước ảnh hưởng của 20tr người vn. Đạo quân chủ lực được xd và làm nền tảng. Đảng xd được khối đoàn kết dân tộc, động viên toàn dân tổng khởi nghĩa thắng lợi. +) Ba là, đảng đã lợi dụng được mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa phát xít, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và mọt bộ phận thế lực địa chủ pk. Nhờ vậy mà cm t8 giành được thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu. +) Bốn là kiên quyết dùng bạo lực cm và biết sử dụng bạo lực cm một cách thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy của nhân dân. +) Năm là nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, vừa vận dụng nguyên lý của CN MLN vừa chọn đúng thời cơ. +) Sáu là xd một đảng đủ sức lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Câu 3. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1945­1954) và quá trình hình thành, phát triển và nội dung cơ bản đường lối CM miền Nam (1954­1975). ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945­1954). 1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền CM (1945­1946). a) Hoàn cảnh lịch sử nước ta sau CM Tháng Tám. ­ Thuận lợi: 4 + Trên thế giới, hệ thống xã hội đã được hình thành. + Trong nước, chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, nhân dân dược làm chủ và tin tưởng, ủng hộ Chính phủ và Việt Minh. ­ Khó khăn: + Nạn ngoại xâm. + Kinh tế bị tàn phá nặng nề. + Tài chính khánh kiệt. + Nạn đói, nạn dốt diễn ra nghiêm trọng. b) Chủ trương “kháng chiến kiến quốc” của Đảng. ­ Nội dung chủ trương. 25­11­1945, BCHTW ra chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”, nội dung cơ bản: + Về chỉ đạo chiến lược: CM VN vẫn là cuộc CM dân tộc giải phóng. + Về xác định kẻ thù: Thực dân Pháp xâm lược, phải lập mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược. + Về phương hướng, nhiệm vụ: Củng cố chíng quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân. + Về ngoại giao: Kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, với Tưởng thực hiện khẩu hiệu “Hoa­ Việt thân thiện”, với Pháp thực hiên “độc lập về CT, nhân nhượng về kinh tế”. ­ Ý nghĩa của chủ trương. + Chỉ đúng kẻ thù chính để tập trung đấu tranh. + Xác định đúng những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của CM. c) Kết quả, ý nghĩa nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm. ­ Kết quả. + Về CT­ xã hội: đã xây dựng được nền móng cho một chế độ xã hội mới. + Về kình tế, văn hoá: các lĩnh vực sản xuất cũ được phục hồi, sản xuất mới được phát triển, đẩy lùi được nạn đói, bước đầu xây dựng được nền văn hoá mới. + Về bảo vệ chính quyền CM: Chính quyền được đảm bảo an toàn trước những âm mưu thủ đoạn của kẻ thù. ­ Ý nghĩa. + Bảo vệ được nền độc lập, xây dựng được nền móng cho chế độ xã hội mới. + Chuẩn bị được những điều kiện cần thiết cho cuộc kháng chiến toàn quốc. ­ Nguyên nhân thắng lợi + Đánh giá đúng tình hình nước ta sau CM tháng Tám. +Phát huy được sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. + Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù. ­ Bài học kinh nghiệm. + Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào nhân dân để bảo vệ chính quyền. + Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù. + Tận dụng khả năng hoà hoãn để xay dựng lực lượng, đồng thời luôn sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khi địch bội ước. 2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn