Xem mẫu

  1. Niên họa 年画 – Tranh Tết 帧节 – Sehwa 歲画- Nenga ねんが
  2. Niên họa 年画, thể loại tranh khu hung nghênh tường 驅兇迎祥, phát xuất từ dân gian, ý nhị tại hỉ sự, trang hoàng trên môn hộ biển ngạch, mỗi phen cuối năm thoi đưa đón đuổi, lại hiển hiện trên nền tín ngưỡng Trung Hoa, sánh cùng liễn doanh tác bạn. Tranh môn thần Quan điểm sơ khởi từ Môn Thần 門神 thời Nghiêu Thuấn 堯舜, với câu chuyện Hoàng Đế Đại Đường Lý Thế Dân 唐太宗李世民 mỗi buổi đau yếu ngả lưng kinh sợ tiếng bào hao của qu ỷ thú, bèn vời hai tướng Uất 尉遲恭, Tần 秦叔寶 đem thân hình phấn dũng đỉnh lập, sau trở thành tập tục vẽ vời hình nhân uy vũ 威武, nhằm trấn áp mọi sự bất bình. Thời Đông Hán 東漢, Sái Ung 蔡邕 có nhắc đến thói lệ sử dùng Thần Đồ – Uất Lũy 神荼 – 鬱壘, chính thị là vốn nguồn của các mộc bản thời Tống sau này. Trải qua mấy hồi sàng xê biến cải, dần hình thành một dòng tranh quý lạ, phong thái độc đặc: NIÊN HỌA. Tùy Triều Yểu Điệu Trình Khuynh Quốc Chi Phương Dung Đồ 隋朝窈窕呈傾國之芳容圖 thời Tống (960- 1279) hiện là mộc bản Niên Họa cổ đại nhất.
  3. Niên họa Được coi là nghệ thuật môn hộ, thoạt tiên với tính thái sùng bái tự nhiên, diễn tiến từ nhu cầu kỳ yên tránh họa, đến phong tục trang trí đầu xuân, biểu đạt tư tình hướng thiện, niên họa ngọn nguồn xa xôi, đỉnh thịnh với các kỹ thuật ấn khắc, phong cách nghệ thuật và đề tài nội dung, tương tác dung hợp với hội họa nói chung, chứa trong mình tính duy nhất từ những ảnh hưởng thâm viễn thể hiện trong cái nhất quán, toàn vẹn, đến giờ vẫn nức danh những tên tuổi Sơn Đông Duy Phường 山東濰坊, Tứ Xuyên Miên Trúc 四川綿竹, Tô Châu Đào Hoa Ổ 蘇州桃 花塢, Thiên Tân Dương Liễu Thanh 天津楊柳青, được xưng tụng là NIÊN HỌA TỨ ĐẠI GIA 年畫四大家. Với tuổi đời hơn năm thế kỷ, Niên họa Sơn Đông nổi tiếng lưu hành ở hạ lưu Hoàng Hà 黃河下遊 vào đời Thanh, trọng dụng hệ thống màu cơ bản, đề tài phong phú trên lối vẽ đôi phần thô lậu, có lực.
  4. Niên họa Tứ Xuyên nổi trội về nghệ thuật khắc bản, thức dạng dồi dào, phổ biến Môn Họa 門畫, Đẩu Phương 鬥方, Họa Điều 畫條, tạo hình giản phác, màu sắc tươi rạng kiều diễm. Tranh Tết của Trung Quốc Niên họa Tô Châu khởi từ đời Minh (1368–1644 ) , đỉnh thịnh vào thời Ung Chính 雍正, Càn Long 乾隆, được coi là bộ sưu tập đại toàn về các thế hệ Môn Thần, công đoạn chế tác khắc bản đơn sắc kỹ lưỡng, cùng các thao tác Miêu Kim 描金, Tảo Ngân 扫银, Phu Phấn 敷粉 công phu, tạo nên sản phẩm tuy hồn nhiên mà diễm lệ, tính trang hoàng cao với màu nền phong phú từ đỏ hoa đào, đỏ thẫm, lam, tía, lục, vàng chanh, đen mờ.v.v… Niên họa Thiên Tân khởi từ Sùng Trinh 崇禎, phát triển bồng bột vào khoảng Ung Chính, Càn Long, Quang Tự 光緒, chủ trương thủ thái đề tài từ hý khúc truyền thống 傳統戲曲, phong cách tươi sáng, phì nhiêu 肥饶 và công chỉnh 工整. Ngoài NIÊN HỌA TỨ ĐẠI GIA, lần giở Trung Quốc họa lịch sử 中国画历史, còn có thể thấy nhiều phường tranh nổi tiếng khác như Vũ Cường 武強, Phật Sơn 佛山, Chu Tiên Trấn 朱仙鎮, Phong Đài Trấn 豐臺鎮.v.v…
  5. Bức tranh gà - tranh Đông Hồ Với ý đồ bành trướng xuống phương Nam trong nhiều ngàn năm, Niên Họa theo chân người chinh phạt phương Bắc cởi bỏ bộ áo giáp uy nghi, len lỏi trong những giang khúc trù mật, hóa thành dòng tranh dân gian: TRANH TẾT 帧节, thể cái tâm tính của người Việt, trên nền cái xuề xòa, thân mật về văn hiến và kỹ thuật. Tranh Tết nằm trong giỏ của một bà già đi chợ, vứt bỏ đi khá nhiều ý niệm vốn có trong nội tại khu hung nghênh tường, rơi rớt lại chút tư thái nạp phúc, chỉ ra dáng tính trang hoàng của một con buôn mới phất, cái khoe mẽ của một phú ông, cái ấm cúng của một thường dân, và tất cả nằm lọt trong mong mỏi ước nguyền của con người vào đầu năm mới, dưới nét vẽ Lâm Mô thành thợ của những nghệ sĩ dân gian người Việt. Có hai dòng Tranh Tết chính được nhắc tới là Đông Hồ và Hàng Trống với các đề tài có thể đã được treo trên vách, hoặc giả nằm trong đống tư liệu cũ rích tại các bảo tàng như Đám cưới Chuột, Nhân Nghĩa, Lễ Tri, Đại Cát, Tố Nữ.v.v…
  6. Tranh phú quý - tranh Đông Hồ Tranh Đông Hồ xuất xứ từ làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là dòng tranh dân gian được chế tác từ khắc bản in màu trên nền giấy điệp gột hồ, với các màu sắc tự nhiên như đen than xoan, xanh gỉ đồng, đỏ gỗ vang, vàng hoa hoè.v.v…, chủ yếu thể hiện ở năm đề tài Tranh Thờ, Lịch Sử, Thần Thoại Cổ Tích, Khánh Chúc và Đời sống thường ngày. Sự đục bỏ phần chữ Hán Nôm trong bản khắc được coi như một thay đổi đáng buồn trong tranh Đông Hồ cùng với sự đi xuống của nền văn học chữ Hán.
  7. Tranh Tết Hàn Quốc Trong khi đó, với tổ tịch xuất xứ tại khu vực Hàng Trống – Hàng Nón, xưa thuộc thôn Tự Pháp, tổng Tiêu Túc, huyện Thọ Xương, tranh Hàng Trống ảnh hưởng sâu sắc bởi Đạo Giáo, đôi phần có lẽ từ tư tưởng Tam Giáo Đồng Nguyên, thể hiện ở số lượng tranh thờ Đạo Mẫu chiếm quá bán so với tranh Tết Chúc Phúc, Tứ Quý.v.v… Thất Phúc Thần, tranh Tết Nhật Bản Tranh Đông Hồ dùng kỹ thuật cầu xảo Bán Ấn Họa, tức lối nửa in bằng nét bản khắc, nửa vẽ bằng màu từ các chất liệu tự nhiên của tro đen, hoa hoè vàng, xanh lá cây, son sỏi đồi tán nhuyễn, hòa vào hồ nếp, cho ra một thứ tranh trơn mượt, óng ảy của Tứ Bình, Nhị Bình, Hoàng Bảy, Hoàng Ba, Sơn Trang, Ngũ Hổ.v.v…
  8. Chiến tranh Việt Nam được coi là lời cáo chung của một làng nghề tranh dân gian giữa phố phường Hà Nội trước sự đoạn tuyệt với ván khắc của nhiều gia đình. Nằm trong vùng ảnh hưởng của các nước đồng văn, câu chuyện về NIÊN HỌA còn được kéo dài thêm với Tuế Họa 歲画 Sehwa của Triều Tiên với đề tài Long, Hổ trên nền giấy trắng và Nenga ねんが của Nhật Bản với Tuế Hàn Tam Hữu, Thất Phúc Thần.v.v…
nguon tai.lieu . vn