Xem mẫu

  1. Những yếu tố cần cân nhắc trong cuộc chiến giành giật nhân tài Nhân viên "nhảy việc" là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các công ty, dù đó là nhà nước, tư nhân hay nước ngoài. Cho nên, vấn đề đặt ra đối với các chủ doanh nghiệp là đi tìm lời giải cho bài toán làm thế nào để giành và giữ nhân tài ngày nay. Tuyển được một nhân sự tốt đã khó nhưng giữ được nhân sự tốt đó còn khó hơn. Khi mà xã hội luôn vận chuyển và chuyện thuyên chuyển nhân sự giống như một lãnh đạo cao cấp nhận xét: “Nhân sự chuyển việc cũng giống như là chuyển nhượng cầu thủ trong bóng đá. Tôi thấy nhân sự đó tốt, tôi sẽ
  2. mua lại với những khoản chế độ ưu đãi tốt hơn để thu hút được nhân sự đó về bên mình”. Và từ đó dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt trong việc “giành giật” nhân sự. Vậy trong cuộc cạnh tranh nguồn nhân lực giỏi này, những yếu tố nào ban lãnh đạo cần phải cân nhắc, hay nói cách khác, các nhân viên, họ cần gì để làm động lực cống hiến hết mình cho công việc và công ty? Lương và chế độ đãi ngộ Họ cần một mức lương cao hơn để cải thiện điều kiện sống tốt hơn, chế độ đãi ngộ nhân sự như thưởng, những ngày lễ tết, ngày nghỉ hay bảo hiểm,… đó có lẽ là một trong những lý do muôn thủa của nhân sự. Trong khi đó doanh nghiệp thường mong muốn tối đa hoá lợi nhuận mà ít quan tâm đến đời sống của nhân viên. Khi thấy nhân sự viết đơn xin nghỉ việc rồi mới cuống cuồng đàm phán với nhân sự về mức lương, chế độ,… Điều đó liệu có làm cho nhân sự thấy thoải mái hơn không khi tiếp tục ở lại làm việc? Các CEO thường phàn nàn rằng nhân sự đòi tăng lương, gây thêm áp lực cho chi phí đầu vào. Không phủ nhận thực tế ở chỗ này chỗ khác, có những nhân viên luôn đưa ra những đòi hỏi quá đáng, không gắn quyền lợi của mình với doanh nghiệp... nhưng việc nhân sự đòi tăng lương thường là có lý do chính đáng. Có thể họ có những đóng góp quan trọng tạo ra lợi nhuận cho công ty nhưng mức thu nhập chưa xứng tầm; cũng có thể nếu được trả lương cao hơn, họ toàn tâm toàn ý với công ty hơn... nhưng một lý do phổ biến hiện nay là do giá cả tăng cao, đời sống của đại bộ phận người lao động đã
  3. thực sự gặp khó khăn. Hầu hết nhân viên luôn sẵn sàng làm thêm giờ, nhận thêm việc khi cần nếu được tính lương làm thêm. Các khoản phạt khi vi phạm nội quy của công ty cũng cần điều chỉnh hợp lý, ví dụ, đi làm muộn, không chấm công, không tắt thiết bị làm việc như máy tính, quạt…Và khoản thu nhập hàng tháng bị thanh toán chậm trễ đôi lần cũng làm ảnh hưởng không tốt tới tâm lý của nhân viên. Môi trường làm việc Doanh nghiệp bạn đã trả cho nhân sự một mức lương xứng đáng mà có lẽ không công ty nào trả được, ấy vậy mà nhân sự vẫn nghỉ việc. Môi trường làm việc cũng là một điều luôn được nhắc đến. Nếu công ty của bạn chỉ chăm chăm với việc kiếm tiền và trả tiền cho nhân viên mà không có môi trường làm việc tốt, không có văn hoá doanh nghiệp thì điều đó cũng không tạo nên sự hứng khởi trong nhân sự. Một môi trường văn hóa tốt, ở đó đồng nghiệp luôn vui vẻ và lãnh đạo luôn tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên thì đó cũng là một điểm nhấn để nhân sự có thể tồn tại lâu cùng doanh nghiệp Chúng ta biết rằng, có rất nhiều doanh nghiệp mà nhân sự ở đó được trả lương không cao, nhưng khi họ được mời sang một doanh nghiệp khác làm với mức lương có thể gấp rưỡi, nhân sự đó vẫn không sang với một lý do rất
  4. đơn giản “Đi làm, tiền lương là một điều rất quan trọng nhưng tôi thích môi trường làm việc mà tôi đang có, ở đó tôi được thả sức phát huy khả năng của mình, được sống thật với mình hơn. Tôi và Sếp là bình đẳng…” Bên cạnh đó với một văn phòng làm việc sạch sẽ và yên tĩnh, mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp, có đủ ánh sáng và không khí trong lành, trang phục đi làm thể hiện sự chuyên nghiệp, lịch sự, chế độ làm việc theo giờ giấc linh hoạt …là những điều kiện tuyệt vời để các nhân viên có thể làm việc thoải mái suốt 8 tiếng/ngày Cơ hội phát triển Viễn cảnh thăng tiến hoặc được nhận trách nhiệm nhiều hơn trong hệ thống của doanh nghiệp cũng là một điều khuyến khích nhân viên gắn bó với đi làm việc đều mong muốn mình có một chỗ đứng, một vị trí nào đó tại công ty. Chính vì thế rất nhiều nhân sự khi được phỏng vấn “Tại sao anh/chị lại nghỉ việc ở công ty cũ” thì chắc có tới 50% trả lời rằng: Vì ở đó tôi không có cơ hội phát triển, tôi sẽ khó có thể tìm được chỗ đứng của mình”. Một cán bộ phỏng vấn rất hài lòng về câu trả lời đó và cho rằng họ là người có chí tiến thủ, có định hướng tương lai nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, thật tiếc là những vị trí quản lý như phó phòng, trưởng phòng…tại rất nhiều công ty lại hầu hết là do những người mới vào làm việc ở công ty đảm nhiệm. Còn những người cũ, dù có cố gắng, phấn đấu, hy vọng và chờ đợi thì họ cũng rất ít khi được cân nhắc.
  5. Văn hóa doanh nghiệp Có lẽ những biểu hiện quan tâm đến nhân viên như tổ chức sinh nhật, tặng quà và liên hoan nhân dịp ngày lễ tết.. cũng là những điều được các nhân viên đánh giá cao. Mọi nhân viên sẽ gắn bó lâu hơn với doanh nghiệp nếu văn hóa của doanh nghiệp đó làm họ cảm thấy thoải mái như ở gia đình mình chứ không phải một kiểu văn hóa đầy tính ép buộc và đe dọa. Mối quan hệ công việc với nhà quản lý Mối quan hệ giữ nhân viên và nhà quản lý hiện nay đã trở thành một yếu tố hàng đầu trong việc giữ chân nhân viên giỏi. Tuy nhiên, không ít người dời bỏ công ty chỉ vì nhà quản lý không thực hiện được lời hứa của mình. Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp Những nhân viên giỏi thường cạnh tranh với nhau khiến cho tác động qua lại giữa họ rất quan trọng để đạt được sự hài lòng trong công việc. Và họ cũng cần cộng tác với nhau để đạt được hiệu quả cao trong công việc. Công ty cũng cần quan tâm đến việc định hướng cho các nhân viên mới, giúp cho họ hội nhập nhanh chóng với môi trường làm việc. Khi mà các nhân viên sử dụng công cụ trò chuyện trực tuyến (chat Yahoo,
  6. Skype) hay các diễn đàn dành cho những cuộc giao tiếp không chính thức thì các sếp chớ có lo lắng rằng họ sẽ xao nhãng công việc, mà ngược lại, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn khi được tiếp xúc gần gũi với các đồng nghiệp mỗi ngày. Nguyễn Hường
nguon tai.lieu . vn