Xem mẫu

NHỮNGVẤN ĐỀ ÔN TẬP MÔN: Triết học Mác ­ Lênin 1. Tính tất yếu và thực chất của cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ảngghen thực hiện. a. Tính tất yếu và ý nghĩa của việc ra đời chủ nghĩa Mác­Lênin? “Sự ra đời và phát triển của triết học Mác không phải từ mãnh đất trống không hoang dã mà là sự kế thừa có chọn lọc, có phê phán thành tựu lý luận mà nhân loại đã đạt được trước đó, trên cơ sở những thành tựu khoa học tự nhiên đương thời cùng với những yếu tố chủ quan của Mác­Angghen trong một giai đoạn lịch sử nhất định”. Trong giai đoạn lịch sử này đã hội tụ được 3 tiền đề và yếu tố chủ quan của mác­Anghhen để ra đời triết học Mác: Những tiền đề: i. Điều kiện kinh tế­xã hội: Vào những năm 40 triết học thế kỷ XIX, xã hội tây âu có những biến động to lớn & điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của triết học Mác, bởi vì tư duy lý luận của mỗi thời đại là sản phẩm của lịch sử và điều kiện kinh tế xã hội của lịch sử lúc bấy giờ. Đây là quan điểm nhất nguyên luận duy vật về lịch sử. Vào thời kỳ này ở tây âu phương thức sản xuất (PTSX) tư bản chủ nghĩa (TBCN) đã đạt được những bước tiến hết sức quan trọng nó ảnh hưởng đến tư duy lý luận của thời đại. Điều đáng chú ý nhất về kinh tế của thời kỳ này là sự phát triển của lực lượng sản xuất điều đó được đánh dấu bởi sự xuất hiện của công nghiệp chế tạo máy và việc áp dụng nó vào trong quá trình SX. Trong các nước tây âu lúc bấy giờ Pháp là một trong những nước có nền kinh tế tương đối phát triển số lượng máy hơi nước tương đối nhiều. Năm 1830 nước Pháp có 625 máy hơi nước nhưng đến năm 1847 đã có 4853 máy hơi nước trong đó có các nước Đức, Anh thì số lượng máy hơi nước ít hơn nhiều (số lượng máy hơi nước đánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của dân tộc, của thời đại. Sự phát triển về mặt kinh tế dẫn đến những biến đổi trong đời sống XH. Lực lượng sản xuất phát triển làm cho mâu thuẩn giữa giai cấp vô sản (GCVS) và giai cấp tư sản (GCTS) ngày càng trở nên gay gắt, các cuộc bãi công biểu tình xuất hiện ngày càng nhiều và hầu khắp các nước tư bản. Trong đó đáng chú ý nhất là cuộc bãi công của công nhân dệt của thành phố Lion, Pháp, tháng 11/1831 tiếp đến là phong trào hiến chương nhân dân ở Anh tháng 6/1836 và sau đó là cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở Đức tháng 6/1844… các phong trào này đòi hỏi phải có lý luận dẫn đường. Sự ra đời của triết học Mác nói riêng và chủ nghĩa Mác nói chung là nhằm đáp ứng đòi hỏi của lịch sử đặt ra. ii) Tiền đề khoa học tự nhiên. Vào thời đại của Mác và Ăngghen, khoa học tự nhiên đạt được những thành tựu đáng kể, chính những thành tựu này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành quan điểm duy vật cũng như phương pháp biện chứng của Mác và Ăngghen. Trong số đó có 3 phát minh mang tính chất vạch thời đại đó là: (1) Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (1842­1845); (2) Học thuyết tế bào; (3) Học thuyết tiến hóa của Đác Uyn. a) Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lương đã dẫn đến kết luận triết học là sự phát triển của vật chất là một quá trình vô tận của sự chuyển hoá những hình thức vận động của chúng. b) Thuyết tế bào xác định sự thống nhất về mặt nguồn gốc và hình thức giữa động vật và thực vật; c) Thuyết tiến hoá của Đác uyn đã khắc phục được quan điểm cho rằng giữa thực vật và động vật không có sự liên hệ; là bất biến; do Thượng Đế tạo ra và đem lại cho sinh học cơ 1 sở khoa học, xác định tính biến dị và di truyền giữa các loài. Ba phát minh này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của triết học Mác và Ăngghen, có viết rằng “Nhờ 3 phát hiện vĩ đại đó và nhờ những thành tựu lớn lao khác của KH tự nhiên mà ngày nay chúng ta có thể chứng minh những nét lớn của mối liên hệ giữa các quá trình của tự nhiên, không những trong các lĩnh vực riêng biệt mà cả mối liên hệ giữa các lĩnh vực riêng biệt ấy nói chung và có thể trình bày một bức tranh bao quát về mối liên hệ trong tự nhiên dưới hình thức gần như có hệ thống bằng các sự kiện do chính KH tự nhiên thực nghiệm cung cấp. iii) Tiền đề lý luận Sự xuất hiện của triết học Mác là kết quả của sự kế thừa có chọn lọc, có phê phán có phát triển những thành tựu lý luận của nhân loại đã đạt được lúc đó. Trong đó trực tiếp là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học cổ điển Anh và CNXH học Pháp. Trong đó triết học cổ điển Đức giữ một vai trò hết sức quan trọng (có 3 nhân vật: Người mở đầu là Ông Can­ tơ, Hêghen, Phoi ơ Bắc). a) + Hêghen là nhà triết học duy tâm Đức (1770­1831): Công lao lớn nhất của ông về mặt triết học đó cũng là đóng góp quan trọng nhất của Hêghen là phép biện chứng (BC) đầy đủ và có hệ thống là các qui luật của phép BC, nhưng rất tiếc phép BC của Hêghen lại là phép BC duy tâm không dùng được là đi ngược đầu xuống đất. Trong phép BC của Heghen thì “Nguyên lý về sự phát triển” được coi là hạt nhân trong phép BC của Heghen. Ông coi sự vật và hiện tượng ở trong quá trình biến đổi, phát triển không ngừng. Sự vận động biến đổi này là do “ý niệm tuyệt đối” chi phối. Từ Ý niệm tuyệt đối Tha hóa biến thành giới tự nhiên (có XH loài người), giới tự nhiên tha hóa quay về ý niệm tuyệt đối 3 giãi dquá trình diễn ra phức tạp. ­ Phoi ơ Bắc (1804­1872). Ông được coi là nhà duy vật kiệt xuất. Về cơ bản Phoi Ơ Bắc là một nhà duy vật khi ông luận giải những vấn đề liên quan đến giới tự nhiên, nhưng khi ông giải thích một số vấn đề trong đời sống XH nhất là về đạo đức, tôn giáo, bản chất con người … thì ông rơi vào quan điểm duy tâm, chính vì vậy Mác gọi ông là nhà duy vật nửa vời, nửa dưới thì duy vật (tự nhiên), nửa trên thì duy tâm (đời sống XH loài người như là đạo đức, tình yêu, cuộc sống duy tâm) C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa có phê phán triết học cổ điển Đức, đặc biệt là phép biện chứng duy tâm của Heghen và tư tưởng duy vật của Phoi ơ Bắc về những vấn đề cơ bản của triết học để xây dựng nên phép biện chứng duy vật và mở rộng nhận thức sang cả xã hội loài người (Chủ nghĩa duy vật lịch sử), làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên hoàn bị và triệt để. b) Kinh tế chính trị học Anh mà đặc biệt là lý luận về kinh tế hàng hóa:Việc cải tạo có phê phán những gì có giá trị trong kinh tế chính trị cổ điển Anh có vai trò hết sức to lớn trong việc sáng lập triết học Mác, nếu không có sự cải tạo này thì không thể phát hiện ra Học thuyết giá trị thặng dư, không thể sáng lập ra quan điểm duy vật của lịch sử do đó không thể khắc phục được tính chất không triệt để của chủ nghĩa duy vật (CNDV) trước đây. c) Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những dự đoán thiên tài mà trước hết là lịch sử loài người là một quá trình tiến hóa không ngừng, chế độ sau tiến bộ hơn chế độ trước; rằng sự xuất hiện các giai cấp đối kháng trong xã hội là kết quả của sự chiếm đoạt; đồng thời phê phán chủ nghĩa tư bản là ở đó con người bị bóc lột và lừa bịp, chính phủ không quan tâm tới dân nghèo. Khẳng định xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội công nghiệp mà trong đó, công nông nghiệp đều được khuyến khích, đa số người lao động được bảo đảm những điều kiện vật chất cho cuộc sống v.v là cơ sở để chủ nghĩa Mác phát triển thành lý luận cải 2 tạo xã hội. Mác và Ăngghen đã nghiên cứu có phê phán những tư tưởng XHCN và cộng sản chủ nghĩa của các nhà XH không tưởng Pháp (như Xanh xê mông và Phurie và của Cô en). Sự nghiên cứu này đã giúp cho Mác và Ăngghen phê phán một cách khoa học xã hội TBCN và dự báo một cách khoa học con đường phát triển và những đặc điểm quan trọng của XH tương lai, đó là XH cộng sản chủ nghĩa Vai trò chủ quan: Các tiền đề nêu trên là điều kiện cần và vai trò chủ quan của Mác­Angghen xuất hiện đúng lúc, phù hợp thực tiễn là mãnh ghép còn lại tạo nên điều kiện đủ của bước ngoặc cách mạng lịch sử triết học lúc bấy giờ. Các tiền đề và nhân tố chủ quan thống nhất và tác động, ảnh hưởng lẫn nhau để cho ra đời triết học Mác. Yếu tố chủ quan thể hiện ở các điểm các điểm cơ bản như sau: ­ Điểm xuất phát của Mác và Ăng ghen đều là nhà triết học duy tâm, sau đó các ông mới chuyển từ lập trường duy tâm sang lập trường nhà dân chủ cách mạng, rồi mới chuyển thành một nhà triết học duy vật biện chứng đứng trên quan điểm một người cộng sản. ­ Phẩm chất trí tuệ thiên bẩm của cả Mác và Angghen trong nhận thức và tiếp thu tri thức nhân loại trong đó có niềm say mê triết học (Mác bảo vệ luận án tiến sĩ năm 23 tuổi; Ăng ghen tự học và rất giỏi về triết học và các môn khoa học tự nhiên). ­ Cả 2 ông đều có lòng yêu thương con người, yêu tự do, thấu hiểu được đời sống vất vã của công nhân, nhân dân lao động. Từ đó Mác và Ăng ghen chuyển từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật và từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa. ­ Cả 2 ông đã hy sinh không mệt mõi vì sự nghiệp giải phóng con người với một niềm tin mãnh liệt, qua hoạt động thực tiễn, liên tục tổng kết thực tiễn Mác và Angghen đã hình thành hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác mà trung tâm là Triết học duy vật biện chứng. Tóm lại: Tất cả những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trên thống nhất với nhau, liên hệ, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, cùng nhau làm cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng là một tất yếu khách quan mang tính lịch. Sự ra đời của triết học Mác là sự kế thừa những thành tựu trong lý luận và được kiểm chứng bằng các thành tựu của khoa học và thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, là sự phát triển họp quy luật của lịch sử tư tưởng nhân loại. Đứng trên quan điểm duy vật lịch sử, việc ra đời chủ nghĩa Mác là tất nhiên khách quan bởi vì nếu Mác không xuất hiện sẽ có người khác thay thế ông, nhưng trong số đó Mác và Ăng ghen là những người thích hợp nhất, là yếu tố ngẫu nhiên của lịch sử triết học. b. Thực chất của cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ảngghen thực hiện Thực chất của cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do C.Mác thực hiện là ở chỗ, khắc phục sự tách rời giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng để tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng; sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử; đưa triết học trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới; thiết lập mối liên minh giữa triết học và các khoa học cụ thể. Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng đó vẫn giữ nguyên ý nghĩa to lớn của nó trong việc phát triển triết học Mác ­ Lênin, bởi nó là một hệ thống mở, gắn bó hữu cơ với thực tiễn cách mạng của quần chúng nhân dân, với các khoa học cụ thể. 1. ­ Sự ra đời và phát triển của triết học Mác thực sự tạo nên một bước ngoặt cách mạng trong lịch sử phát triển tư tưởng triết học của nhân loại, tính chất cách mạng đó được thể hiện cả trong quan điểm lẫn phương pháp triết học, đó là chủ nghĩa duy vật triệt để (duy vật trong tự nhiên lẫn trong xả hội) và phương pháp biện chứng khoa học. Trong triết học 3 Mác có sự thống nhất chặt chẽ giữa chủ nhĩa duy vật với phương pháp biện chứng, nghĩa là duy vật là duy vật biện chứng, biện chứng là biện chứng duy vật. (Khẳng định tính chất cách mạng trong triết học Mác) Trước khi triết học Mác ra đời, trong suốt chiều dài lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật thường tách khỏi phương pháp biện chứng. Trong triết học Hy Lạp cổ đại, có thể nói, đã có sự thống nhất nhất định giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng ở một số nhà triết học duy vật. Sự thống nhất này được thể hiện rõ nhất trong triết học của Hêraclít. Tuy nhiên, sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng trong triết học của Hêraclít còn ở trình độ thấp. Hơn nữa, cả chủ nghĩa duy vật lẫn phương pháp biện chứng của Hêraclít đều còn ở trình độ thô sơ, chất phác, đúng như Ph.Ăngghen đã đánh giá: "Cái thế giới quan ban đầu, ngây thơ, nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế giới quan của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã được Hêraclít trình bày một cách rõ ràng: mọi vật đều tồn tại và đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đang trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều không ngừng phát sinh và tiêu vong"(1). Ở thời kỳ Phục hưng và Cận đại, chủ nghĩa duy vật đã có bước phát triển về chất so với chủ nghĩa duy vật thời Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật thời kỳ này, về cơ bản, vẫn là chủ nghĩa duy vật siêu hình. Nghĩa là chủ nghĩa duy vật vẫn tách rời phương pháp biện chứng. Các nhà triết học cổ điển Đức, nhất là Hêghen, đã đối lập phương pháp biện chứng với phương pháp siêu hình, tạo ra một giai đoạn phát triển về chất trong phương pháp nhận thức. Tuy nhiên, phương pháp biện chứng của Hêghen lại dựa trên nền thế giới quan duy tâm. Nói khác đi, phương pháp biện chứng của Hêghen không gắn kết hữu cơ với chủ nghĩa duy vật, mà gắn kết hữu cơ với chủ nghĩa duy tâm. Cho nên, phương pháp biện chứng đó không thực sự trở thành khoa học, mặc dù nó có đóng góp nhất định cho sự phát triển tư duy nhân loại. Đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật trước Mác là chủ nghĩa duy vật nhân bản của L.Phoiơbắc. Nhưng, chủ nghĩa duy vật nhân bản của L.Phoiơbắc lại là chủ nghĩa duy vật siêu hình, nghĩa là nó vẫn tách khỏi phương pháp biện chứng. Trong triết học của C.Mác, chủ nghĩa duy vật gắn kết, thống nhất hữu cơ với phương pháp biện chứng. Chủ nghĩa duy vật được C.Mác làm giàu bằng phương pháp biện chứng, còn phương pháp biện chứng được ông đặt trên nền chủ nghĩa duy vật. Đồng thời, cả chủ nghĩa duy vật lẫn phương pháp biện chứng đều được C.Mác phát triển lên một trình độ mới về chất. Do vậy, sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng trong triết học Mác hơn hẳn về chất so với sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại. Vì vậy, đây chính là bước phát triển cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện. Thứ hai, ­ Sáng tạo ra duy vật lịch sử là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học, là một trong những điểm quan trọng nhất đánh dấu thực chất cách mạng và khoa học của triết học Mác. Chủ nghĩa duy vật trước C.Mác đã đóng một vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội, của khoa học và triết học. Tuy nhiên, đó là chủ nghĩa duy vật không triệt để. Nghĩa là nó chỉ duy vật trong giải thích thế giới tự nhiên, nhưng còn duy tâm trong giải thích xã hội, lịch sử, tinh thần. Do vậy, chủ nghĩa duy vật trước C.Mác đã không đánh đổ được chủ nghĩa duy tâm một cách hoàn toàn. Chủ nghĩa duy tâm vẫn còn nơi ẩn trú của nó là lĩnh vực xã hội, lịch sử, tinh thần. Chủ nghĩa duy vật của C.Mác đã giải thích một cách duy vật, khoa học không chỉ thế giới tự nhiên, mà cả lĩnh vực xã hội, lịch sử, tinh thần. Do vậy, chủ nghĩa duy vật của C.Mác là chủ nghĩa duy vật triệt để nhất, hoàn bị nhất. Không phải ngẫu nhiên mà V.I.Lênin đã khẳng định: “Triết học của Mác là một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn 4 bị”(2). Rằng, “chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và sự tùy tiện, vẫn ngự trị từ trước đến nay trong các quan niệm về lịch sử và chính trị”(3). Như vậy, với quan niệm duy vật về lịch sử, C.Mác đã kết thúc thời kỳ nghiên cứu xã hội, lịch sử một cách tùy tiện, lộn xộn, mở ra một thời kỳ mới trong nghiên cứu xã hội, lịch sử bằng việc chỉ ra quy luật hình thành, vận động và phát triển của xã hội, của lịch sử. Ph.Ăngghen đã so sánh phát minh này của C.Mác như phát minh của Đácuyn trong khoa học tự nhiên: “Giống như Đácuyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người”(4). Chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác “chỉ cho ta thấy rằng, do chỗ lực lượng sản xuất lớn lên, thì từ một hình thức tổ chức xã hội này, nảy ra và phát triển lên như thế nào một hình thức tổ chức đời sống xã hội khác, cao hơn; chẳng hạn, chủ nghĩa tư bản đã nảy sinh ra như thế nào từ chế độ phong kiến”(5). Về bản chất, chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác ­ quan niệm duy vật về lịch sử ­ cũng là chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhưng thể hiện được tính đặc thù của lĩnh vực lịch sử – lĩnh vực hoạt động của con người. Chính chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng đã trở thành cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho C.Mác nghiên cứu kinh tế, phát hiện ra học thuyết giá trị thặng dư, hiểu được sự phát sinh, phát triển, diệt vong tất yếu của hình thái kinh tế ­ xã hội tư bản chủ nghĩa. Do vậy, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử là biểu hiện vĩ đại nhất của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện. Thứ ba Sự xuất hiện của triết học Mác đã làm thay đổi của triết học cũng như vị trí của nó trong hệ thống tri thức khoa học . Triết học Mác không còn là khoa học của các khoa học nữa mà nó cũng chỉ là 1 khoa học mà thôi. Khoa học này đóng vai trò T.G.Quan, phương pháp luận Ăng ghen có nói rằng CNDV hiện đại không cần phải được chứng thực và biểu hiện thành một khoa học đặc biệt nào đó của các khoa học mà được chứng thực và biểu hiện trong các khoa học hiện thực. Trước khi triết học Mác ra đời, triết học hoặc là hòa tan, ẩn giấu đằng sau các khoa học khác, hoặc đối lập với chúng. Chẳng hạn, ở phương Đông cổ đại, triết học thường ẩn giấu đằng sau các học thuyết về chính trị, tôn giáo, đạo đức,v.v.. Ở Hy Lạp cổ đại, triết học được coi là “khoa học của các khoa học”. Trong thời kỳ Trung cổ, triết học được coi là “bộ môn” của thần học, có nhiệm vụ chứng minh sự tồn tại của Thượng đế. Ở thời kỳ Cận đại, triết học được coi là mêthaphisica với nghĩa là nền tảng thế giới quan của con người, như quan niệm của R.Đêcáctơ; hoặc triết học được coi là tổng thể tri thức của con người trong quan niệm của Ph.Bêcơn, v.v.. Trong triết học cổ điển Đức, triết học lại được coi là “khoa học của các khoa học”. Quan hệ giữa triết học Mác với các khoa học cụ thể là quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Các khoa học cụ thể cung cấp cho triết học Mác các tư liệu, dữ kiện, thông số khoa học để triết học Mác khái quát. Ngay sự ra đời của triết học Mác cũng không thể thiếu những tiền đề khoa học tự nhiên. Chính những thành tựu của khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX đã làm bộc lộ những hạn chế, sự bất lực của phương pháp siêu hình trong nhận thức thế giới; đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho sự ra đời của phương pháp biện chứng. Trong quan hệ với các khoa học cụ thể, triết học Mác đóng vai trò thế giới quan, phương pháp luận chung nhất. Thực tiễn phát triển mạnh mẽ của các khoa học cụ thể càng làm tăng vai trò thế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác. Đúng như một nhà khoa học tự nhiên ở thế kỷ XX đã nhận xét: “Các khái quát hóa triết học cần dựa trên các kết quả khoa học. Tuy nhiên, một khi đã xuất hiện và được truyền bá rộng rãi, chúng 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn