Xem mẫu

  1. Những thiên thần không chịu lớn Lúc chúng còn bé, tôi thường phải giấu tuổi của con mình, mỗi khi đi chơi ở nơi công cộng, ai vô tình hỏi bé được mấy tuổi, một thoáng buồn chúng tôi nói nhỏ hơn tuổi thật của con. Chị ơi, em đọc tâm sự của chị rồi, chị đừng bi quan như thế nhé, em cũng có con trai đồng cảnh ngộ như chị. Để em kể chị nghe chuyện này nhé: Câu chuyện ở trường mẫu giáo chỗ con đang học, sắp hết năm, hè đang đến, các bé lớp lá sẽ "tốt nghiệp bậc mầm non" đường hoàng vào lớp một. Cô hiệu trưởng mời các phụ huynh đến để trao đổi hoàn cảnh mỗi bé, để nghe nguyện vọng của các phụ huynh, và để tiếp thêm động lực để các mẹ yên tâm đưa con ra trường.
  2. Nghe thật lạ, thường thì cha mẹ nào cũng mong con mình mau lớn, học giỏi lên lớp đều đều, ấy thế mà nơi đây có nhiều phụ huynh tha thiết xin cho con được ở lại trường, xin cho con đừng lên lớp. Họ là mẹ của những đứa trẻ chậm vài năm phát triển so với trẻ đồng lứa tuổi, trong đó có em và em tin rằng có chị nữa! Như vậy chị em mình đã là một nhóm có cùng chung một tâm sự rồi phải không chị. Em vẫn thường đứng từ xa quan sát trẻ con của nhà hàng xóm, trẻ con sống quanh khu vực, trẻ con ở khu vui chơi mà thầm thán phục: sao chúng nó lém lỉnh khôn ngoan thế! Sao chúng lại thông minh thế! Rồi khát khao một ngày nào đó con của mình sẽ theo kịp các bạn. Em vẫn thường đưa con ra công viên, nơi thật đông trẻ con đang vui chơi rồi bắt chuyện làm quen với các bé, rồi dỗ cho bé chơi với con mình, chẳng được bao lâu thì chúng phát chán vì con mình chơi kỳ quá, lại chẳng chịu nói năng gì với các bạn, thế là chúng kéo nhau đi, bỏ lại bé nhà mình bơ vơ với mẹ, mắt ngơ ngác nhìn như muốn nói: con vẫn muốn chơi, sao các bạn ấy không chịu chơi cùng con hả mẹ?! Quái ác sao ngày nay ngày càng nhiều đứa trẻ không chịu lớn, lúc chúng còn bé, tôi thường phải giấu tuổi của con mình, mỗi khi đi chơi ở nơi công cộng, ai vô tình hỏi bé được mấy tuổi, một thoáng buồn chúng tôi nói
  3. nhỏ hơn tuổi thật của con. Rồi khi bé lên năm, sáu, bảy tuổi, nó lớn nhanh quá, nó cao nghêu nghêu làm cho các mẹ không thể nào nói con mình chỉ 3 tuổi được, họ lại thầm mong sao cho con khoan lớn, đừng cao thêm chút nào nữa, để họ có thời gian mà tranh đấu với sự phát triển trí não của con. Đồng cảnh ngộ với nhau, các phụ huynh luôn khao khát có đ ược một đứa con bình thường rồi tự động viên nhau rằng con mình chưa kịp lớn, con mình rồi sẽ tốt và tin chắc con mình rồi sẽ như các bạn nhỏ đang tung tă ng ca hát ở quanh mình... Quay trở lại buổi họp theo thư mời của trường mẫu giáo, tuy nhà trường có mời phụ huynh của các cựu học sinh của tr ường đến chia xẻ kinh nghiệm, động viên mọi người hãy mạnh dạn lên, hãy tin vào sự phấn đấu của con mình mà tách bé ra khỏi môi trường mầm non vốn được chăm bẫm nâng niu như trứng. Những người đi trước khuyên chúng tôi hãy vì sự phát triển của con mà đưa các con ra môi trường tự lập của tiểu học .... Các tình huống được đưa ra cùng những lời khuyên nên làm thế nào để giải quyết, những va vấp, những khó khăn của người đi trước thật tình nói lại để kẻ đi sau đừng vướng phải. Cô hiệu trưởng chân tình nói: hiện có quá nhiều bé nhỏ hơn đang đợi được nhận vào, vì vậy mong các phụ huynh hãy mạnh dạn cùng con ra trường vừa giúp con tiến bộ, vừa giúp được các bé đang cần trường mình can thiệp.
  4. Ấy vậy mà khi được nói thật nỗi băn khoăn của mình thì: người thứ nhất - mẹ của một bé trai, 7 tuổi, mẹ xin cho con học thêm một năm lớp lá, vì con hay bất ngờ chạy thật xa, cố tình tránh khỏi tầm giám sát của người lớn nên mẹ sợ con nguy hiểm khi bước vào tiểu học. Người thứ hai - mẹ của bé trai 7 tuổi, xin ban giám hiệu hãy cho con ở lại trường, chỉ vì con to xác nhưng trí óc con con ngây dại quá. Phụ huynh tiếp theo ngập ngừng nói rằng bé nhà tôi chưa nói được tròn câu, chưa cầm lâu cây viết, chưa tô màu được theo khuôn hình vẽ nên chị không thể tin rằng con của mình có thể vào lớp một... Có mặt trong buổi họp chiều này là bác sĩ, là doanh nhân, là chuyên viên tin học, là kỹ sư điện, là giới văn phòng ... Họ có thể rất lưu loát khi phát biểu ở hội thảo, họ có thể mạch lạc trình bày giữa hội trường rất đông người theo dõi, họ có thể hãnh diện với xã hội về địa vị của mình. Vậy mà trong buổi họp hôm nay họ lại là một người cha bối rối đến nỗi mồ hôi tuôn ướt đầm lưng áo, hoặc là người mẹ rụt rè nói chẳng tròn câu. Mỗi người một cách xúc động khác nhau, cầm micro là cổ họng như cứng lại, mắt cứ cay cay, họ ngập ngừng khó khăn lắm mới nói được tròn chữ, cứ như thắt ruột lại để mở lời nói về con của mình - những thiên thần chưa chịu lớn.
  5. Chúng tôi nhặt từng lời, nối từng phút lặng với những dòng mồ hôi tuôn xối xả, chúng tôi ghép lại hình ảnh của những cặp mắt chân chim nhòe ngấn nước với sự cái kìm nén nhịp tim xúc cảm dâng trào. Tất cả giúp cho mình nguồn an ủi để động viên nhau, cảm thông cho hoàn cảnh của nhau để cùng yêu thương và tiếp tục hành trình cùng con trẻ. Buổi họp qua thật nhanh, mọi người trở lại với cuộc sống thường ngày, chúng tôi lại hòa vào dòng người tấp nập, cố gắng thành đạt hơn, cố gắng vững tin có một ngày ước mơ của mình hóa thật. Sẽ rất tuyệt vời nếu như xã hội không có những niềm đau, sẽ hạnh phúc biết bao nếu như mọi khát khao đều trở thành hiện thực, và sẽ là hoàn hảo nếu như các thiên thần chậm lớn của chúng tôi bắt kịp sự phát triển để hòa nhập với xã hội. Chị ơi, kể chị nghe câu chuyện trên đây là để chị thấy rằng chung quanh chị con có rất nhiều người đồng cảnh, sẵn sàng chia sẻ. Mong chị mạnh mẽ lên để tiếp tục cùng con trai tiến bộ.
nguon tai.lieu . vn