Xem mẫu

  1. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP HAY NHẤT ĐỂ THẤU HIỂU KHÁCH HÀNG – PHẦN 4 Đối với khách hàng là người tiêu dùng   Thuộc loại hành vi quyết định mua hàng nào???  Mua hàng thường lệ: Là quyết định mua hàng đơn giản nhất, là quyết định khi mua các loại sản phẩm/dịch vụ thường xuyên hàng ngày. Họ quyết định nhanh chóng vì họ biết rất rõ về sản phẩm hay nhãn hiệu nào nên chọn. Nhưng họ dễ thay đổi khi có các tác động bên ngoài như sự chào mời của người bán, quảng cáo, khuyến mãi, … thì họ dễ dàng thay đổi quyết định  các công ty cung cấp và người bán luôn thay đổi để đáp ứng những mong muốn của khách hàng: bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng, giá cả ổn định, cải tiến sản phẩm …  Mua hàng phải giải quyết vấn đề có giới hạn: Đây là loại quyết định khi khách hàng đứng trước nhãn hiệu không quen thuộc do đó họ có nhu cầu tìm hiểu thông tin đầy đủ của nhãn hiệu và sản phẩm  các nhà cung cấp cần chuẩn bị đầy đủ thong tin liên quan, phổ biến rộng rãi để gia tăng sự hiểu biết và tạo sự tin tưởng cho khách hàng.  Mua hàng giải quyết vấn đề bao quát: Đây là loại quyết định phức tạp. Do sản phẩm có gía trị cao nên khi mua hàng người mua thường tìm hiểu các thông tin liên quan, cần được chứng mình độ tin cậy và rất cần sự hỗ trợ kịp thời trong tiến trình quyết đ ịnh mua  người bán cần phải chuẩn bị nội dung giới thiệu sản phẩm và các chứng cứ cẩn thận, cung cấp thông tin đầy đủ, nổ lực tối đa để thuyết phục khách hàng trong tiến trình quyết định mua.  Những người có vai trò thực hiện quyết định mua:  Người đề xuất: Ai là người đề xuất nên chọn sản phẩm nào. Là người đầu tiên đề nghị suy nghĩ ra ý tưởng.  người bán cần tận dụng cơ hộ để tác động đến người có vai trò đề xuất để khai thác cơ hội bán hàng
  2.  Người có ảnh hưởng: Là người có sự hiểu biết về đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm/dịch vụ …  nên lời khuyên của người này có ảnh hưởng mạnh đến quyết định mua hàng cuối cùng.  Người quyết định: thường là người có thu nhập cao nhất hay là người quản lý ngân sách trong gia đình. Nhưng cũng có thể là cha mẹ, ông bà.  Người đi mua: Là người thực hiện quá trình tìm kiếm nơi bán, chọn l ựa sản phẩm, thương lượng, tiến hành các thủ tục mua hàng.  Người sử dụng: Tùy vào sản phẩm /dịch vụ nên có thể là cá nhân sử dụng hay tất cả các thành viên trong gia đình cùng sử dụng.  Người bán cần phân biệt ai là người có vai trò trong tiến trình quyết định mua để có những tác động cần thiết giúp khách hàng quyết định mua hàng dễ dàng hơn Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua:  Các yếu tố văn hóa và văn hóa thứ cấp:  o Văn hóa: là yếu tố cơ bản có vai trò ảnh hưởng định hướng các nhu cầu và mong muốn của con người trong xã hội. o Các nền văn hóa cốt lõi hay văn hóa giao lưu tác độg đan xen đến suy nghĩ và hành vi của con người  khi hiểu rõ các đặc trưng văn hóa người bán sẽ hiểu được khách hàng của mình thông qua những diễn biến tâm lý và hành vi ứng xử trong thực t ế  người bán cần tìm cách để thích nghi với nhu cầu và mong muốn của khách hàng theo nguộn gốc văn hóa. o Văn hóa thứ cấp: là những giá trị được hình thành từ các dân tộc, các nhóm ch ủng t ộc, tín ngưỡng, phong tục tập quán  hiểu được các nhu cầu mong mong muốn của khách hàng thụôc các yếu tố này thì người bán có thể chào bán theo khu vực thị trường. Các yếu tố xã hội:Mọi cá nhân đều có mối quan hệ với nhau. Nên họ có  thể ảnh hưởng gián tiếp hay trực tiếp đến nhau. Các vấn đề trong xã hội như: các nhóm quan hệ, gia đình, vai trò địa vị trong xã hội đều ảnh hưởng đến cách ứng xử, hành vi của mỗi người
  3. Các yếu tố cá nhân và tâm lý: Quyết định mua hàng còn chịu ảnh hưởng  bởi các yếu tố trong đặc điểm cá nhân và tâm lý: tuổi tác, các giai đo ạn trong chu kỳ sống, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, quan điểm sống, cá tính và các y ếu tố tâm lý c ơ bản như: động cơ, sự nhận thức, sự hiểu biết, niềm tin thái độ  các nhà sản xuất hay người bán cần nghiên cứu kỹ các yếu tố này để có thể giới thiệu sản phẩm phù hợp với các đặc điểm cá nhân và tâm lý khách hàng. Nhìn chung, trong tiến trình quyết định mua của người tiêu dùng chịu tác động của các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài cá nhân người mua  người bán cần hiểu các yếu tố ảnh hưởng nhằm làm kích thích tiến trình mua hàng với tiến trình bán hàng vừa làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng vừa đạt được mục tiêu. Các bước trong tiến trình quyết định mua:  Nhận thức nhu cầu  Tìm kiếm thông tin trước khi mua  Đánh giá các lựa chọn  Quyết định mua  Đánh giá sau khi mua  Nhận thức nhu cầu: Chịu tác động của các tác nhân bên trong hay bên o ngoài  để giúp khách hàng nhận thức nhu cầu người bán cần thực hiện các công việc như: gọi điện thoại, gởi thông báo hàng hóa mới cho khách hàng, gửi thư chào hàng cho khách hàng triển vọng, trưng bày hàng hóa thu hút, … Tìm kiếm thông tin trước khi mua: người tiêu dùng thường tiềm kiếm o thông tin từ: nguồn thông tin cá nhân, thông tin thương mại, thông tin công cộng, thông tin hình thành do kinh nghiệm của cá nhân người mua  là cơ sở để người tiêu dùng đánh gái sản phẩm trong tiên trình quyết định mua Đánh giá các lựa chọn: o Thứ nhất: liệt kê các thuộc tính của sản phẩm Thư hai: xác định các chỉ số của từng thuộc tính theo tầm quan trọng
  4. Thứ ba: hình thành niềm tin theo vị trí nhãn hiệu hàng hóa trên thị trường Thứ tư: mô tả các đặc điểm của từng thuộc tính có thể thỏa mãn nhu c ầu, mong muôn Thứ năm: đánh giá theo các bước và quyết định chọn sản phẩm Quyết định muaNgười tiêu dùng sẽ chọn mua nhãn hiệu mà mình đã ưa thích o nhất sau khi đánh giá. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp làm thay đ ổi quy ết đ ịnh mua của người tiêu dùng như: thái độ của người khác, tác động của người bán .. thường xảy ra đối với các sản phẩm có giá trị cao, .. Đánh giá sau khi mua: Hành vi đánh giá sau khi mua thể hiện qua hai phương o diện: Mức độ hài lòng hay không hài lòng Hành động sau khi mua hàng. Nhiệm vụ của người bán cần thu thập thông tin về những gì khách hàng hài lòng và không hài lòng. Giải quyết các khiếu nại thỏa đáng
nguon tai.lieu . vn