Xem mẫu

NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CHỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 2 CÂU 1: QUY LUẬT GIÁ TRỊ. *Nội dung của quy luật giá trị Một số khái niệm: ­ Quy luật: mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi sự vật hay giữa các sự vật và hiện tượng với nhau. ­ Quy luật kinh tế: phản ánh những mối liên hệ tất yếu, bản chất, thường xuyên và lặp lại giữa các hiện tượng và quá trình kinh tế ­ Nội dung quy luật: Sản xuất và trao đổi hàng hoá dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết. ­ Yêu cầu đối với sản xuất: Trong thực tế sản xuất, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí cá biệt của mình. Tuy nhiên, giá trị hàng hóa không phải do hao phí lao động cá biệt mà do hao phí lao động xã hội quyết định. Do vậy, muốn bán được hàng hóa, bù đắp được chi phí và tiến tới có lãi thì người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết. ­> Tác động của quy luật giá trị là buộc người sản xuất phải điều chỉnh quá trình sản xuất của mình sao cho phù hợp nhất. ­ Yêu cầu đối với lưu thông: Trao đổi, lưu thông hàng hóa cũng phải dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết, tức là trao đổi phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá. Điều này có nghĩa là, hai hàng hóa được trao đổi cho nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau hoặc trao đổi, mua bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá trị. ­> Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá. Giá trị là cơ sở của giá cả nên giá cả phụ thuộc vào giá trị theo hướng: hàng hoá nào có giá trị cao thì giá cả cao và ngược lại. Tuy nhiên, trên thị trường, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá trên thị trường tách rời so với giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Sự vận động của giá cả thị trường của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Yêu cầu của quy luật: Trong sản xuất và lưu thông (trao đổi) hàng hóa phải dựa trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết. *Tác động của quy luật giá trị * Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa: ­ Điều tiết sản xuất: Điều tiết sản xuất có nghĩa là điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Sự điều tiết sản xuất của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả thị trường do tác động trực tiếp của cung cầu. Điều này thể hiện qua hai trường hợp sau: + Thứ nhất, nếu hàng hóa nào đó có cung nhỏ hơn cầu dẫn đến giá cả lớn hơn giá trị, hàng hóa đó có khả năng bán chạy và thu lãi cao, những người sản xuất sẽ đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động để mở rộng quy mô sản xuất. Không những thế, những người sản xuất đang hoạt động ở lĩnh vực khác cũng có thể chuyển qua sản xuất mặt hàng này. Do đó, quy mô ngành này càng được mở rộng. + Thứ hai, đối với những mặt hàng hóa có cung lớn hơn cầu kéo theo giá cả thấp hơn giá trị, hàng hóa đó sẽ không bán được và người sản xuất sẽ phải thu hẹp quy mô, thậm chí đóng cửa xí nghiệp sản xuất mặt hàng này. Một số người sẽ không sản xuất loại hàng hóa đó nữa mà chuyển sang sản xuất loại hàng hóa có lãi nhiều. Kết quả là các yếu tố của sản xuất của ngành giảm đi do đã bị chuyển sang ngành sản xuất khác. + Thứ ba, đối với hàng hóa mag cung bằng cầu thì giá cả bằng giá trị. Tuy nhiên trường hợp này ít xảy ra. => Quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng đầy đủ hơn, phù hợp hơn nhu cầu của xã hội. ­ Điều tiết lưu thông: +Tác động điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua sự vận động giá cả trên thị trường. Sự biến động giá cả trên thị trường có tác dụng thu hút luồng hàng hóa từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, nơi có thể thu nhiều lãi. Qua đó, quy luật giá trị có tác động điều tiết, phân phối các nguồn hàng hóa một cách hợp lý hơn giữa các vùng, giữa cung và cầu đối với các loại hàng hóa trong xã hội. + Trong kinh tế thị trường hiện nay, ngoài vai trò điều tiết của thị trường, nhà nước cũng có tác động mạnh mẽ đến điều tiết sản xuất, lưu thông thông qua các công cụ của kế hoạch. * Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. ­ Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất là một chủ thể độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Và mỗi người có điều kiện sản xuất khác nhau nên mức hao phí lao động cá biệt của họ khác nhau, sản xuất mặt hàng này. Tuy nhiên, trên thị trường, các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vậy, người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội sẽ thu được lãi và ngược lại. Để dành được lợi thế trong cạnh tranh và tránh khỏi nguy cơ vỡ nợ, phá sản, các chủ thể kinh tế phải luôn luôn phấn đấu hạ thấp giá trị cá biệt sao cho bằng hoặc thấp hơn giá trị xã hội. ­ Muốn vậy, người sản xuất phải: + Tìm cách cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ tay nghề, sử dụng các thành tựu mới của khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. + Cải tiến hiệu quả tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh, cải tiến các biện pháp lưu thông, bán hàng để tiết kiệm chi phí lưu thông và tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng. + Thực hiện tiết kiệm chặt chẽ các yếu tố đầu vào nhằm nâng cao năng suất lao động. + Cải tiến chất lượng, mẫu mã cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Kết quả là năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, lực lượng sản xuất không ngừng phát triển, chi phí sản xuất không ngừng giảm xuống. * Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa. ­ Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu sẽ dẫn đến kết quả là: Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độtay nghề cao, có kiến thức, trang bị kỹ thuật tốt, có vốn nên hạ thấp được mức hao phí lao động cá biệt so với hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, thuê thêm lao động, mở rộng sản xuất kinh doanh và trở thành ông chủ. ­ Ngược lại, những người không có điều kiện sản xuất thuận lợi, làm ăn kém cõi, hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh sẽ có mức hao phí lao động cá biệt cao, khi bán hàng sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, thậm chí phá sản và trở thành người làm thuê. Tác động phân hóa giàu nghèo của quy luật giá trị cũng chính là một trong những nguyên nhân, cơ chế làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản. Bởi vì nó đã tạo điều kiện tập trung một khối lượng tiền lớn vào tay một số người và đồng thời cũng tạo ra lực lượng lao động làm thuê bán sức lao động kiếm sống. ­ Quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Một mặt, quy luật giá trị buộc các chủ thể kinh tế phải sàng lọc, lưu giữ các yếu tố có tác dụng tích cực đến hiệu quả sản xuất, gạt bỏ những yếu tố lạc hậu. Mặt khác, nó phân hóa xã hội thành giàu nghèo, gây ra sự bất bình đẳng trong xã hội. Vì lý do đó, đồng thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, Nhà nước cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực của quy luật giá trị. Cụ thể, nhà nước có thể vận dụng quy luật giá trị trong điều tiết vĩ mô để thúc đẩy hoặc không khuyến khích một số ngành sản xuất phát triển, bên cạnh đó là các chính sách điều tiết, chính sách xã hội để hạn chế sự phân hóa trên. Đặc biệt, đối với Việt Nam, trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, điều đó càng được thực hiện đúng mức. Điều tiết sx, lưu thông hàng hóa Kích thích cải tiến kỷ Điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác theo giá cả Điều tiết hàng hóa dịch chuyển từ nơi giá thấp tới nơi có giá cao hơn Người sản xuất muốn có lãi thì phải hạ thấp giá trị cá biệt hàng hoá của mình thấp hơn giá trị xã hội, thuật tăng nslđ, hạ giá thành sp tích thích cải tiến kỷ thuật Phân hóa giàu nghèo do đó phải cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, từ đó hạ giá thành sản phẩm Người nào có đksx thuận lợi và thắng thế trong cạnh tranh thì không ngừng giàu lên, ngược lại thì thua lỗ, phá sản CÂU 2: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 1) Qúa trình sản xuất TBCN Quá trình sản xuất TBCN là quá trình thống nhất giữa quá trình: sản xuất ra giá trị sử dụng, giá trị và giá trị thặng dư. Quá trình này có đặc điểm: • Người công nhân làm việc dưới sự giám sát của nhà TB • Toàn bộ sản phẩm làm ra đều thuộc về nhà tư bản. Nghiên cứu quá trình sản xuất trong xí nghiệp TBCN, ta cần giả định: • Nhà TB mua TLSX và SLĐ đúng giá trị • Khấu hao máy móc và vật tư đúng tiêu chuẩn kỹ thuật • Năng suất lao động của CN ở một trình độ nhất định **Giả định chung: Nghiên cứu quá trình sản xuất trong lĩnh vực may mặc: • Để sản xuất 1 bộ quần áo cần 2m2 vải = 100 (đvt) • Giá thuê nhân công 1 ngày (8h) = 100 (đvt) • Khấu hao máy móc / 1 bộ quần áo = 10 (đvt) • Năng suất lao động của công nhân là 1bộ sp/2h 2h đầu: • Tiền vải: 100 • Tiền công: 100 6h tiếp theo: • Tiền vải: 100 x 3 = 300 • Tiền công: 0 x 3 = 0 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn