Xem mẫu

  1. Những mánh lới “sale-off” Phong trào “sales” (sale off - giảm giá) đang trở thành “điểm nóng” trong mùa mua sắm cuối năm nay. Tại thành phố lớn, siêu thị, cửa hàng nào thiếu biển “sales” là xem như không “thức thời” và vắng khách ra vào. Hàng “sales” có sức hút mãnh liệt như thế nhưng không phải ai cũng hiểu những điều ẩn đằng sau các biển hiệu “sales” này. “Sales” giả, bán thật Thử dạo qua một số shop có gắn các biển hiệu “Sale off”, “Big sales”... mới thấy thông tin giảm giá có sức hấp dẫn rất lớn đối với người tiêu dùng. Tại shop thời trang sale off, cả một đám đông đứng lục lọi, tìm bới đống đồ “sales” đang đổ đống trước shop. Một nhóm bạn trẻ đang chọn lựa hàng cho biết, chính tấm biển “sales off 20 - 80%” đã “kéo” các bạn vào đây. Bình thường giá áo quần ở đây rất đắt, do thấy giảm giá khách hàng mới vào xem có mua được hàng rẻ không?”, một bạn cho biết. Đây cũng là lí do chung của phần lớn khách mua hàng “sales”: mong mua được hàng giá rẻ. Song thực chất khách hàng có mua được hàng “đẹp” giá “bèo”? Tuy cửa hàng có nhiều băng-rôn sales như vậy nhưng khách hàng chẳng mua được món gì giảm giá cả. Toàn là sản phẩm đề-mốt (qua môđen) và chất lượng đã xuống cấp như bạc màu, xổ lông... Sau cùng, khi chọn được món đồ ưng ý thì phải trả tiền đúng như giá niêm yết vì hàng mới thì làm gì có “cửa” sales!”. Lộ “mánh” nhà buôn Theo giải thích của nhiều nhà kinh doanh, có đến 1001 lí do “sales” như thanh lý hàng tồn kho, tổng kết cuối năm, “sales” để cạnh tranh... thậm chí, cửa hàng mới khai trương cũng để bảng “sales”. Tuy nhiên, nếu chỉ “sales” vì những lí do trên thì chẳng có gì đáng bàn, đằng này, không thiếu những cửa hàng để biển “sales” quanh năm. Như vậy, khách hàng làm sao có cơ sở để so giá với các cửa hàng khác, phân biệt được các cửa hàng này có “sale off” thật hay không? Phải chăng “sales” là “chiêu”
  2. để kéo khách hàng vào shop? Ví dụ minh chứng rõ hơn cho “ý đồ” này là chương trình giảm giá của chuỗi cửa hàng nằm trong hệ thống siêu thị. Theo đó, công ty quảng cáo rầm rộ là sẽ giảm giá nhiều mặt hàng đến 83% như máy ảnh kỹ thuật số, bàn phím máy tính gõ tiếng Việt... Tác dụng thấy liền vì ngay trong ngày hôm sau đã có đông đảo khách hàng kéo đến mua hàng. Song thực tế không như quảng cáo, hầu hết khách hàng đều nhận được câu trả lời hết hàng giảm giá. Rõ ràng, nếu không phải vì “câu khách” thì công ty trên đâu cần thiết phải “làm lớn” một chương trình quá nhỏ như vậy. Chỉ có người tiêu dùng thiệt! Quả thật, không cần suy nghĩ cũng biết làm gì có nhà buôn nào “tốt” đến mức tặng không biếu không cho khách hàng thêm một sản phẩm trừ phi họ đã lãi lớn trong sản phẩm đã bán. Trên thực tế vẫn có nhiều DN, cửa hàng dùng hoạt động “sales” như một món quà ý nghĩa cuối năm cho người tiêu dùng. Nhưng cũng không ít nơi lợi dụng “sales” để qua mặt, móc túi khách hàng. Để khỏi phải “ấm ức” trong những ngày Tết khách hàng nên cẩn thận, xem xét kỹ các chiêu thức kinh doanh của nhà buôn, không phải cứ cái gì giảm giá là hàng rẻ!
nguon tai.lieu . vn