Xem mẫu

  1. Những lưu ý khi thi môn Sinh học Khi làm bài thi môn Sinh, không nên quá chú trọng vào những câu hỏi khó, quá lắt léo mà bỏ qua các câu hỏi nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Đề sẽ ra trong chương trình THPT Theo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thì đề thi ĐH, CĐ năm nay sẽ phân loại được trình độ học lực của thí sinh và không ra vào phần đã được giảm tải, phần đọc thêm. Đề thi chủ yếu kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của thí sinh trong phạm vi chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là lớp 12, không ra đề thi quá khó, quá phức tạp. Những lưu ý để thi môn sinh học - Sắp xếp thứ tự tất cả các bài thi thử (bài ôn tập, bài kiểm tra) đã làm. Xem lại các câu đã làm sai, đọc lại kỹ câu hỏi và các đáp án gợi ý. - Nhận dạng các kiểu câu hỏi, các dạng bài tập để có thể xử lý nhanh và chọn được đáp án chính xác. - Về câu hỏi giáo khoa, cần chú ý các câu hỏi có ý nghĩa phủ định thường gặp dưới dạng “không đúng”, “chưa đúng”... Trong loại câu hỏi này, thí sinh
  2. thường có xu hướng chọn một đáp án mình chưa biết (về kiến thức). Cần chú ý rằng ở đây có đến 3 câu gợi ý trả lời đều đúng, chỉ có một câu sai nên cần tự hỏi: - Ý chính của câu hỏi là gì, phát biểu đó sai ở ý nào, từ nào? - Về bài tập, thí sinh cần có kỹ năng nhận dạng đúng và giải nhanh các bài tập có tính toán, có áp dụng một số công thức, kể cả một số bài tập áp dụng các phương pháp suy luận về xác suất, tổ hợp hoặc di truyền quần thể. - Với kiến thức về biến dị, mỗi loại biến dị cần phân biệt khái niệm - nguyên nhân và cơ chế phát sinh - đặc điểm - vai trò và ý nghĩa trong chọn giống, tiến hóa và nghiên cứu di truyền. - Với kiến thức di truyền, mỗi cấp độ di truyền cần nắm vững các khái niệm - cơ chế di truyền. Lập bảng so sánh từng đôi: cơ chế tự sao - cơ chế sao mã, cơ chế nguyên phân - giảm phân... Nội dung ứng dụng di truyền vào chọn giống cần nhớ: cơ chế của các phương pháp như lai, gây đột biến, công nghệ tế bào, công nghệ gen. - Phần di truyền học người, đề thường ra một bài tập phả hệ, bài toán tính xác suất ở cấp quần thể; phân biệt các dạng bệnh, hội chứng di truyền phổ biến có liên quan đến cấp phân tử hay tế bào; bệnh ung thư liên quan đến đột biến gen hay đột biến nhiễm sắc thể, không di truyền. - Phần tiến hóa thường tập trung nhiều nhất ở bài các nhân tố tiến hóa, các giai đoạn tiến hóa, sự phát triển sinh giới qua các đại địa chất...
  3. Khi làm bài thi trắc nghiệm - Đọc lướt qua một lần tất cả các câu hỏi. - Câu dễ, dạng câu quen thuộc hoặc câu nắm vững kiến thức chọn làm trước. Câu khó, chưa vững kiến thức hoặc dạng câu chưa gặp bao giờ thì làm sau. - Không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu nào đó, nếu câu chưa giải quyết được ngay thì chuyển sang câu khác, lần lượt làm đến hết, sau đó mới quay lại nếu còn thời gian. Đừng để tình trạng vướng vào câu khó mình không biết mà bỏ qua cơ hội giành điểm ở những câu khác có thể trả lời được tốt ở phía sau (vì các câu trong trắc nghiệm điểm như nhau, không kể dễ hay khó). - Nếu câu nào còn đang phân vân đáp án đúng thì ta loại bỏ các phương án sai trước, sau đó cân nhắc các phương án còn lại, như vậy việc lựa chọn sẽ nhanh hơn và xác suất trả lời đúng sẽ cao hơn. - Đối với bài tập nếu không làm được thì dựa vào đáp án đã cho coi như đã có kết quả thay bằng các dữ kiện để thử ra đáp án đúng. - Các nội dung trên phiếu trả lời phải được tô đầy đủ và cẩn thận bằng bút chì 2B (khi thay đổi câu trả lời cần tẩy xóa cẩn thận không để lại những vết mờ vì máy tính có thể nhận dạng chọn cả 2 đáp án thì câu đó không được tính điểm). - Dễ làm, khó bỏ. Không mất thời giờ với câu khó nhưng đến cuối giờ nhớ làm đầy đủ tất cả các câu. Tuyệt đối không bỏ một câu nào, kể cả câu không
  4. thể trả lời được cũng nên chọn một trong các phương án đã cho. Nếu may mắn thí sinh có thể trả lời đúng, còn nếu sai cũng không sao vì không bị trừ điểm. Lưu ý trước ngày thi ĐH, CĐ Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT lưu ý khi vào phòng thi, thí sinh chỉ được mang bút viết, bút chì, compa, gô m, thước kẻ, thước tính, máy tính điện tử không có thẻ nhớ và không soạn thảo được văn bản. Những kỳ thi trước, rất nhiều thí sinh bị đình chỉ “oan” vì mang điện thoại di động đã tắt vào phòng thi. Vì thế, Bộ GD&ĐT tiếp tục nhắc nhở: “Tuyệt đối không được mang điện thoại di động, dù mở hay tắt, vào phòng thi. Các vật dụng cũng bị cấm mang vào phòng thi là: giấy than, bút xóa, các tài liệu, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi và các vật dụng khác”. Khi đi làm thủ tục, thí sinh phải mang theo giấy báo dự thi, bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (đối với TS tốt nghiệp từ năm 2010 về trước) hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc tương đương (đối với TS tốt nghiệp năm 2011), chứng minh thư, giấy chứng nhận sơ tuyển (nếu thi vào các ngành có yêu cầu sơ tuyển). Nếu trước ngày làm thủ tục mà vẫn không nhận được giấy báo thi thì thí sinh cần chủ động liên hệ trực tiếp với phòng đào tạo của trường ĐH, CĐ đã đăng ký dự thi để biết số báo danh, địa điểm thi, phòng thi... của mình.
nguon tai.lieu . vn