Xem mẫu

  1. Những lưu ý khi thi môn Lịch sử Đối với môn thi Lịch sử, khi đọc câu hỏi thí sinh nên gạch dưới ý cần trả lời của câu hỏi trên giấy nháp và trả lời theo ý đã gạch để tránh bị lạc đề, cần đọc kỹ xem đề bài hỏi gì và trả lời đúng trọng tâm. Làm thế nào để ôn tập thật tốt môn học này? Nếu học thuộc lòng từng câu từng chữ thì không bao giờ có thể nhớ hết được, nên để dễ thuộc thì nên chia ra thành từng vấn đề nhỏ, nên học theo “các dạng bài” sẽ dễ nhớ, dễ hiểu. Thông thường lịch sử có các dạng bài như: - Dạng bài các cuộc cách mạng, các cuộc khởi nghĩa, các chiến dịch (chú ý đến logic của dạng bài này, gồm: Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử); Dạng bài các hội nghị, các đại hội; - Dạng bài lịch sử một nước (cần học theo những vấn đề như: tình hình chính trị, kinh tế, xã hội...). - Trước hết, cần nắm một số vấn đề cốt lõi sẽ gặp trong đề thi. Mặc dù kiến thức lịch sử ở lớp 12 rất rộng (cả lịch sử thế giới và Việt Nam) nhưng đề thi ĐH thường chỉ xoay quanh một số nội dung chính. Ví dụ vớ i lịch sử thế giới thường gồm: Hội nghị Ianta, Liên Hiệp Quốc, Liên Xô, Trung Quốc, Đông Nam Á, Mỹ, Nhật Bản, quan hệ quốc tế, cách mạng khoa học-công nghệ…
  2. - Tiếp đó, muốn nắm vững kiến thức, các em nên học theo từng giai đoạn lịch sử và học theo phương pháp chia nhỏ. Mỗi giai đoạn chia ra thành các đề mục, mỗi đề mục sẽ gồm các ý… Ví dụ với lịch sử Việt Nam thì cần chia làm 5 giai đoạn chính: 1919-1930, 1930-1945, 1945-1954, 1954-1975, 1975 đến nay. Mỗi giai đoạn sẽ có những nội dung cốt lõi cần phải nắm. - Biết liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Bởi nội dung của chương trình lịch sử phổ thông có 2 phần riêng biệt nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu biết liên kết 2 phần này thì chắc chắn sẽ hiểu sâu sắc hơn những vấn đề của lịch sử. Ví dụ đề từng có câu: “Nêu những sự kiện thể hiện tình đoàn kết chiến đấu giữa Lào và Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống Pháp và Mỹ?”. Nếu không biết liên kết thì sẽ làm bài lệch lạc và sẽ không có điểm cho câu này. - Biết xử lý tình huống lịch sử. Nghĩa là không phải học tủ, đoán mò mà phải nắm vững những vấn đề cơ bản của lịch sử để có thể xử lý mọi tình huống có thể ra khác nhau trong một câu của đề thi. Tùy theo yêu cầu của đề mà học sinh phải biết xử lý sao cho phù hợp. Lập dàn bài vào giấy nháp trước khi viết Khi cầm đề thi nên đọc kỹ để xác định yêu cầu của đề là phân tích, so sánh hay nhận định các sự kiện lịch sử, tránh làm lạc đề. Đặc biệt, nên khoanh
  3. vùng thời gian và sự kiện lịch sử diễn ra ở giai đoạn/thời kỳ nào. Khi đọc đề, nên viết nhanh vào giấy nháp để không quên. Sau đó, lập đề cương trong giấy nháp khoảng 10-15 phút, vạch ra những sự kiện chính và đánh dấu những cột mốc quan trọng để viết kỹ hơn. Chỉ nên chọn những câu nào làm được thì làm trước, tạo tâm lý thoải mái, không nên chọn câu nhiều điểm và sa lầy vào mất nhiều thời gian. Không nên viết quá dài, chỉ chuyển ý ngắn gọn theo hình thức lập luận, không cần có 3 phần mở bài, thân bài, kết bài dài dòng như một bài thi môn Văn. Về cách trình bày, sau khi hết một ý chính, một sự kiện nên xuống hàng và thụt đầu dòng, trình bày văn phong trong sáng, chữ viết sạch đẹp. Một điều cần lưu ý là nên phân chia thời gian cho các câu hỏi, cố gắng làm hết, không bỏ sót. Và cuối giờ thi nên dành 10-15 phút đọc lại bài. Đây là một bước không kém phần quan trọng để nhận ra những thiếu sót của mình trong quá trình làm bài.
nguon tai.lieu . vn