Xem mẫu

  1. Những lưu ý cho vùng nuôi tôm chân trắng khi thời tiết thay đổi Nguồn: khuyennongvn.gov.vn Với xu hướng thâm canh hóa trong nghề nuôi thì bệnh tôm xảy ra trong quá trình nuôi - nhất là vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột dễ làm cho tôm bị sốc, tác nhân gây bệnh có điều kiện phát triển và xâm nhập vào vật nuôi là điều khó tránh khỏi và đã gây ra nhiều tổn thất cho người nuôi. Dưới đây là một số khuyến cáo để người nuôi tuân thủ nhằm góp phần phòng ngừa và hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra do tôm bệnh. 1. Nuôi tôm vùng cát Vùng nuôi tôm trên cát tại Phù Mỹ Tôm nuôi đạt 75 ngày tuổi, đang chuẩn bị thu hoạch: - Không xiphong, xả chất thải rắn và chất lỏng trực tiếp ra cát mà phải xả vào ao xử lý chung. - Theo dõi màu nước ao và các yếu tố môi trường để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế ảnh hưởng đến tôm nuôi (mòn đuôi, đóng rong, đứt râu,…).
  2. - Tăng cường bón vôi nông nghiệp (CaCO3) để hạn chế mềm vỏ do hiện tượng lột xác đồng đều với số lượng lớn. Định kỳ cân mẫu (7 ngày/lần), theo dõi tăng trưởng của tôm, dự kiến sản lượng tôm trong ao để có kế hoạch đầu tư hợp lý. - Theo dõi chặt chẽ tình hình lột xác của tôm, thông tin thị trường để có quyết định thời điểm bán sản phẩm phù hợp. - Sau khi thu hoạch, cần vệ sinh, xịt rửa đáy ao sạch sẽ. 2. Nuôi tôm vùng đầm: Tôm nuôi khoảng 30 - 45 ngày tuổi, đây là giai đoạn dễ xảy ra dịch bệnh. - Nâng cao mức nước trong ao (1,2 - 1,4m), thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường, chuẩn hoá các yếu tố môi trường cho phù hợp (pH 7,5-8,5; độ kiềm 80- 120; độ mặn 10-25‰). - Định kỳ sử dụng men vi sinh để ổn định môi trường. - Theo dõi sức khoẻ tôm nuôi, trộn vitamin C, men vi sinh, khoáng vào thức ăn. Quản lý thức ăn chặt chẽ bằng sàng cho ăn và các yếu tố khác (màu nước, sức khỏe tôm nuôi, thời tiết,…). - Nâng cao tính cộng đồng trong vùng nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh.
nguon tai.lieu . vn