Xem mẫu

  1. NHÓM TRÍ THỨC V Ệ T B iên soạn NHŨ^GLIỆTNỰ TRONG Lictí Sư VIỆTNAM
  2. Những liệt nữ trong lịch sử Việt Nam
  3. TỦ SÁCH 'VIỆT NAM - ĐÁT Nưức, CŨN NGƯỜI N H Ữ N G LIỆT N ữ , TRONG LỊCH sCr VIỆT NAM NH ÓM TRÍ T H Ứ C VlỆTtuyển chọn) NHÀ XUẤT BẢN LAO Đ Ộ N G
  4. Lời nói đầu Đất nước ta không thiếu nhũng ngưòi p h ụ n ữ anh dũng, ch ịu thương, ch ịu khó, nhũng người mẹ thầm chôn giấu nỗi đau m ất chồng mất con đ ể tiếp tục lặng lẽ h i sin h cho hoà bình độc lập tự do của đất nưóc, những cô gá i chưa k ịp hưởng tuổi thanh xuân đã quên m ình đ i giao Hên, du kích đúng như câu nói: “g iặc đến nhà đàn bà cũng đánh Từ H ai Bà Trưng vì thù nhà nợ nước phất cờ dấy nghĩa m ở đầu trang sử vàng oanh Hệt chống g iặ c ngoại xâm dến bà tướng Nguyễn Th ị Đ ịnh Phó tổng Tư lệnh quân g iả i phóng là một quá trình Hên tục truyền thống của phụ nữ việt Nam trong công cuộc círu nước v ĩ đại, nhũng người phụ n ữ tưỏng dâu chăn yếu tay mềm, nhũng người âm thầm sống vi chổng vì con, chăm lo g iữ bếp lửa ấm của gia dinh ấy dã vươn m inh trỗi dậy, trỏ' thành nhũng anh húng: anh hùng trong chiến đấu, bền o i trong lao động, góp phẩn không nhỏ đ ế g iữ nước và dụng nước, xú n g đáng với truyền thống “A nh hùng, bất khuất, trung hậu, dầm đang". Trong cuốn sách này nhóm biên soạn chọn một sô' tấm gưong tiêu biểu Hệt n ữ đã làm rạng ngời truyền thống hào hùng của p h ụ n ữ Việt Nam trong sự nghiệp cứu nước. Vi nằm trong Tủ sách “Việt Nam - đất nước con người” nên nhiều Hệt n ữ đã được nêu tên ở nhũng cuốn khác đẻ tránh trùng lặp đã không đưa vào đây, mong độc giả tim đọc ở n hũng cuốn kh á c trong Tủ sách này. NHÓM BIÊN SOẠN
  5. N ữ VƯƠNG ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH s ử Danh hiệu này dành cho hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, hai người phụ nữ anh hùng, đã quả cảm phát động và lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, vùng lên đập tan chính quyền đô hộ của Hai Bà Trung trong tranh dân gian Đông Hồ 0, l_|. xưng vương và lập nên nền độc lập tự chủ trong vòng ba nàm sau hơn 200 năm đắm chìm dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. BÀ T R Ư N G KHỞI NGHĨA, LẬP CH IẾN C Ô N G OANH LIỆT NGÀN THU^*^ Những con cháu vua Hùng trên đất Mế Linh Vào đầu Công nguyên, hai thế kỷ sau Thục An Dương, ỏ Mê Linh, thuộc vùng đất tổ Hùng Vương có hai người con gái, hai Bà Trưng, đã lãnh đạo toàn dân nước Ầu Lạc cũ vùng dậy lật đổ nền đô hộ tàn bạo của phong kiến phương Bắc, giành lại tự do độc lập cho dân tộc, xây dựng một nhà nước do phụ nữ nắm chính quyền và tiến hành một cuộc kháng chiến chống xâm lăng, quyết liệt. Hai Bà Trưnỹ là ngọn cờ giải phóng ảân tộc đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, những nữ anh hùng dân tộc đầu tiên làm rạng rd giống nòi Rồng Tiền. Nguồn: httpil Ị www.lichsuvietrw.m.vn.
  6. 8 Tủ sách 'Việt Nam - đất nuớc, con ngươi' Sự nghiệp của Hai Bà thật lớn lao, chiến công của nhân dân Việt cổ thời Hai Bà thật oanh liệt, những bài học Hai Bà đê lại thật vô cùng quý giá. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn và sự nghiệp hai vị nữ anh hùng. Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em, con gái Lạc tưóng Mê Linh, thuộc dòng dõi Hùng Vương. Quê hương của Hai Bà là trang cổ Lai, nay là xã Mê Linh, thuộc huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay. Mẹ của Hai Bà là bà Man Thiện, cháu bên ngoại Hùng Vương, goá chồng từ sớm, đảm đang việc nuôi dạy hai con gái theo tinh thần yêu nưóc và thượng võ. Bà Man Thiện đã giúp đỡ các con rất nhiều trong việc tổ chức lực lượng khởi nghĩa chống ngoại xâm. Hiện nay ở làng Nam Nguyễn, huyện Ba Vì thuộc vùng Sơn Tây cũ còn ngôi mộ của bà Man Thiện, dân gian gọi là mả Dạ (Dạ là tiếng Việt cổ chỉ một bà già được kính trọng). Theo truyền thuyết vùng Mê Linh, hai Bà Trưng sinh vào năm 14 đầu Công nguyên, được cha mẹ đặt tên cho là nànỹ Chắc, nàng Nhì, theo tên gọi của hai lứa kén tằm, kén chắc và kén nhì, vùng Mê Linh vốn là một vùng có truyền thống tằm tơ. Thời đó nhà Hán đô hộ nước ta. Vua Hán cử Tô Đjnh làm thái thú quận Giao Chỉ là bộ phận trung tâm của nước Au Lạc cũ. Tô Định là một tên thái thú tham lam, tàn bạo nổi tiếng đã gây nên báo căm thù uất hận trong lòng nhân dân ta. Vào năm 31 đầu Công nguyên, lúc đó nàng Chắc và nàng Nhì mói ở tuổi mười bảy mười tám,- một hôm hai chị em đang ôn luyện võ nghệ chợt nghe tiếng la ó ngoài trang. Trưng Trắc bảo em chạy ra xem có chuyện gì xảy ra. Nhân dân cho biết Tô Định sai tên thuộc hạ Nguy Húc đến bắt dân cống nạp ngà voi, sừng tê giác và lông chim trả, dân không có nộp vì mất mùa, đói kém không đi săn được, hắn cho lính đánh đập dã man nhiều người bị đòn đau đến chết
  7. Những liệt nữ trong lịch sứ Việt Nam 9 ngất. Trưng Nhị, lòng dạ đau xót như cào, về nói lại cho chị biết. Trưng Trắc bảo em: - Trong cảnh nước mất nhà tan, giặc Hán đã và đang gieo rắc bao nỗi đau thương tang tóc cho dân ta. Chị chỉ muốn đập tan ngay mọi nỗi bất bằng, diệt hết loài giặc Hán để cứu lấy muôn dân ra khỏi cảnh lầm than chứ chj không th ể ngồi yên chốn phòng the được. Nghe chị nói, Trưng Nhị cũng bày tỏ ý chí của mình: - Chị em ta cùng chung một giọt máu mẹ cha, nhìn thấy non sông nghiêng ngả, giống nòi đang phải chịu bao nỗi lầm than, lòng em cũng vô cùng căm giận, chí cm cững muốn đập tan tành nhũĩig nỗi bất công tàn ác, đem vui sướng về vói muôn dân. Nói xong, hai chị em cùng đi đến chỗ Nguy Húc và tận mắt trông thấy nó cho quân lính đánh đập dằn ta. Trưng Trắc liền chỉ thẳng vào mặt Nguy Húc thét mắng. Hắn thấy hai người con găi đều nhan sắc đẹp đẽ, bèn giở giọng giễu cợt. Trưng Nhị căm tức rút những mũi tiêu đeo bên mình lao bay qua đầu hắn. Nguy Húc mặt tái xanh van xin được tha tội. Trưng Trắc can em: "Hãy tha tội chết cho nó vì nó chỉ là một tên tiểu tốt vô danh. Cho nó về nói lại với Tô Định phải ngừng tay gây tội ác, nếu tên thái thú ấy vẫn giữ lòng lang sói thì tội chúng sẽ bị trừng trị cũng không muộn". Nghe lời can của chị, Trưng Nhị ngừng tay nhưng lòng căm giận vẫn bừng lên nét mặt và khoé mắt. Nguy Húc thì cúi đầu kéo quân chạy về Luy Lâu để tâu báo với Tô Định. Định nổi giận quát mắng Nguy Húc sai quân đem chém đầu Húc cho hả cơn thịnh nộ, rồi sai Tích Lâm đem 300 quân đến vùng Phong Châu bắt dân chúng phải nộp đủ lễ vật, nếu thiếu, Tích Lâm được phép chém 'íiầu. Nó cũng ra lệnh cho Lâm bắt hai người con gái đất Mê Linh về thành Luy Lâu trừng trị.
  8. 10 Tủ sách 'Việt Nam - đất nước, con người' Tích Lâm vâng lệnh đem quân ra đi nhưng lòng rất e sợ bởi những lời kể lại của Nguỵ Húc về hai người con gái vùng Phong Châu. Đến nơi Tích Lâm giương oai bắt một số dân đến đánh đập hỏi việc cống nạp lễ vật, nhân dân vẫn kêu khất xin nộp dần, hắn nổi giận ra lệnh chém đầu một số người để thị uy. Dân làng hoảng sợ, một số chạy thoát nơi nguy hiểm kia về báo cho hai chị em Bà Trưng biết sự việc thảm khốc đang xảy ra. Nghe xong, nét mặt hai chị em bừng bừng căm giận, liền nai nịt gọn gàng cùng một đoàn tuỳ tùng gồm vài tràm người khoẻ mạnh mang vũ khí đi thẳng đến chỗ tên tướng giặc Tích Lâm đang gây tội ác. Tích Lâm nhìn thấy hai chị em Bà Trưng xinh đẹp cho là phụ nữ yếu ớt không làm gì nổi liền buông lời chọc ghẹo láo xược. Trưng Trắc thét lớn vào mặt Tích Lâm: "Quân khốri nạn! Bay sẽ phải đền tội trước nhân dân ta!" rồi đưa mắt ra hiệu cho em và đoàn tuỳ tùng nhằm vào lũ quân của Tích Lâm mà đánh, còn Tích Lâm thì trong nháy mắt đã bị Trưng Trắc chém chết. Quân lính Hán sống sót cố tìm đường chạy thoát thân. Mọi người kính chào, biết ơn và vui mừng vô hạn trước hành động anh dũng của hai chị em Bà Trưng. Tiếng tăm hai chị em bay xa đến huyện Chu Diên. Thi Sách* \ con trai Lạc tướng Chu Diên (vùng Hà Tây cũ) cũng là một người yêu nưÓỊc và có ý chí quật cường. Thấy nhân dân sống trong cảiih lầm than cơ cực, Thi Sách đi chu du khắp các vùng của đất nước Âu Lạc cũ tìm bạn hào kiệt để mưu sự cứu nước. Đến trang cổ Lai thuộc huyện Mê Linh, được nghe kể về sự tàn ác của Tô Định và tài ba cùng lòng dũng cảm của hai người con gái của quan Lạc tướng Mê Linh, Thi Sách rất khâm phục. Hai chị em Bà Trưng vốn đã ' Có những nghiên cứu mói xác định tên của ông là Thi chứ không phải Thi Sách.
  9. Những liệt nữ trang lịch sử Việt Nam 11 biết ít nhiều về Thi Sách nên đón tiếp chàng niềm nở long trọng và mời chàng dự một cuộc đi săn đê diệt trừ một con hổ dữ trong rừng Thanh Lâm đã từng bắt mất nhiều súc vật và ăn thịt nhiều người trong vùng. Đến tận sào huyệt con thú dữ, Thi Sách xông vào đánh nhau ác liệt với nó, lừa lúc hổ mải vờn Thi Sách đang mệt lử, Trưng Trắc nhanh tay bắn một mũi tên xuyên nát một bên mắt cọp. Chúa rừng vừa khựng lại giữa đà nhảy dữ dội của nó thì Thi Sách bồi tiếp luôn cho nó hai mũi lao hiểm. Nhưng Trưng Trắc chạy tới bên thú dữ trước tiên và kín đáo nhổ biến ngay mũi tên lợi hại của mình giữa lúc con vật khổng lồ còn đang vật vã giãy giụa... Tin Thi Sách giết được con hố dữ rừng Thanh Lâm làm cho uy tín chàng thêm lừng lẫy. Năm 39, Trưng Trắc và Thi Sách kết nghĩa vợ chồng. Hôn lễ vẫn theo như lệ cũ của người Việt: vợ chồng tuy đã thành thân, nhưng người nào vẫn ở lại đất của người ấy. Nhưng cuộc hôn nhân giữa con gái Lạc tướng Mê Linh và con trai Lạc tướng Chu Diên, mỗi người làm chủ một phương, thì liên kết đưọc thế lực hai miền đất lớn của nguời Việt cổ và nhân lên gấp bội sức mạnh chống ách đô hộ hà khắc của ngoại bang, bão táp sẽ từ đây bùng ra*'*. Giữa lúc hai gia đình Lạc tướng, vói sự ủng hộ của nhân dân đang cùng nhau mưu toan sự nghiệp lớn thì Tô Định mời Thi Sách đến toà Thái thú dự yến tiệc. Thiếu cảnh giác trưóc âm mưu điệu hổ ly sơn của kẻ thù, Thi Sách đã bị ám hại. Hành vi bạo ngược hèn nhát của Tô Định không làm Trưng Trắc sờn lòng, trái lại chí căm thù của Bà càng bốc cao như lửa, và quyết tâm đền nợ nước trả thù nhà của hai chị em Bà càng thêm sắt đá. ' Truyền thuyết Trưng Vương, 1975, tr. 10 -1 7 .
  10. 12 Tủ sách 'Việt Nam - dắt nưác, can người' Cuộc khởi nghĩa rung tròi chuyên đất từ cửa sông Hát Trưng Trắc đặt nợ nước lên trên thù chồng. Trưóc giờ khỏi nghĩa, trong đám cừ suý có người xin nữ chủ tưóng cử tang Thi Sách và mặc tang phục. Trưng Trắc nói: - Việc chiến trận phải quyền biến. Nếu ta tự làm tiều tuỵ thì nhuệ khf ằt tan theo. Ta sẽ mặc giáp phục đẹp đẽ uy nghi để dân trông thấy thì phấn khích, mà giặc trông thấy thì kinh hoàng [Đại Việt Sử K ý toàn thu, ngoại kỷ, quyển 3). Đúng như lời Trưng Trắc nói, dân Mê Linh thấy Trưng Trắc, Trưng Nhị xuất hiện nhanh nhẹn, lộng lẫy, đầy khí thế hùng dũng bước lên mình voi chiến thì tất cả mọi người reo hò rung trời chuyển đất. Đó là vào một ngày đẹp trời tháng 3, mùa xuân năm 40, Trưng Trắc lúc ấy mói 26 tuổi, hạ lệnh phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát. Hịch khởi nghĩa được thảo ra kể tội ác giặc Hán, nổi thống khổ của nhân dân ta và hô hào nhân dân, nghĩa sĩ các nơi mau mau đứng dậy cùng Hai Bà đuổi giặc cứu nưóc. Lời hiệu triệu đưa ra chỉ trong thời gian ngắn, nhân dân yêu nước ở khắp nơi đã rầm rập kéo về tụ nghĩa ở Mê Linh. Từ Mê Linh nghĩa quân tiến về xuôi, tấn công Luy Lâu (thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay) thủ phủ của chính quyền Đông Hán ỏ Giao Chỉ. Sau đó nhiều cuộc khởi nghĩa khác liên tiếp nổ ra hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, ở khắp 4 quận: Giao Chỉ (Bắc Bộ), Cửu Chân (Bắc Trung Bộ), Nhật Nam (Trung Trung Bộ) và Hợp Phố (nay thuộc Quảng Đông, Trung Quốc). Dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, tất cả các cuộc khởi nghĩa địa phương đó được thống nhất lại thành một phont) trào đồncỊ khởi giải phóng ảân tộc rộng khắp cỊuằn chúng, từ miền núi đến miền xuôi của nước Âu Lạc cũ. Trong hàng tướng lĩnh của
  11. Những liệt nữ trong lịch sứ Việt Nam 13 Hai Bà, đa số là tưóng nữ như; - Bà Thánh Thiên, chỉ huy miền Hải Đông; - Bà Lê Chân, nữ tướng vùng An Biên,- - Bà Bát Nàn, chỉ huy đội tiền quân, - Bà Thiều Hoa, tưóng tiên phong; - Bà Phật Nguyệt, chỉ huy thuỷ quân, - Bà Lê Ngọc Trinh, đại tướng v.v... . Vùng Vĩnh Phúc, Phú Thụ ngày nay thờ 35 tướng nữ, vùng Hà Tây, Hoà Bình, vùng Bắc Ninh thờ hơn 30 tướng nữ... Và cả nhân dân Tày Nùng ở Việt Bắc, nhân dân Choang ỏ Quảng Tây (Trung Quốc) cũng còn giữ nhiều truyền thuyết và kỷ niệm về tổ tiên xưa tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Bà Trưng xưng vương, hiên ngang phủ định uy quyền của đế chế Hán Cuộc khởi nghĩa dấy lên như vũ bảo, Tô Định và bọn quan quân đô hộ chạy tháo thân về nước một cách nhục nhã. Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng và nhân dân Việt cổ đã thu hồi 65 huyện, thành nghĩa là toàn bộ lãnh thổ nước Âu Lạc cũ. Nền độc lập dân tộc lại được phục hồi. Bà Trưng Trắc được nhân dân suy tôn làm vua lấy hiệu là Vua Trưnt/ đóng đô ở ngay đất Mê Linh, Bà Trưng Nhị được phong làm công chúa Bình Khôi, phó quốc vương nội chính. Trưng nữ vương xá thuế cho nhân dân hai năm liền và chia các tướng đi giữ các vùng hiểm yếu. Bà Thánh Thiên đóng quân ở Hợp Phố phòng mạn Bắc, tướng Đô Dương giữ Cửu Chân, phòng mặt Nam, bà Lê Chân phụ trách "chưòng quản binh quyền nội bộ", còn bà Trưng Nhị thì trấn giữ thành Dền, một vị trí quân sự xung yếu được xây dựng từ những ngày ^ Nguyễn Khắc Xương, N ữ tướng thời Trưng Vương, 1976.
  12. 14 7usách 'Việt Nam - đất nuác, con nguùí' chuẩn bị khởi nghĩa của Hai Bà, phối hợp với thành Mê Linh, nơi Trưng Vương đóng đô, thành một hệ thống phòng ngự rất kiên cố. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi của Hai Bà Trưng là một trang sử bất diệt của dân tộc ta vào đầu Công nguyên trong lúc đế chế Hán đang bước vào thời kỳ thịnh đạt của nó. Thắng lợi của nhân dân Việt cổ, với việc Trưng Trắc lên làm vua nưóc Ãu Lạc cũ đã hiên n(janỹ phù định cái uy cỊuỵền "bình thiên hạ" của đế chế Hán, đế chế mạnh nhất ở phương Đông, sánh với đế chế La Mã mạnh nhất ở phương Tây thời đó. Phong trào cứu nưóc, giải phóng dân tộc của Hai Bà là sự thức tỉnh của tinh thần dân tộc Việt cổ, là sự nổi dậy bất khuất của toàn dân Việt cổ vừa quy tụ vào cuộc khởi nghĩa Mê Linh, vừa toả rộng trên toàn lãnh thổ nước Âu Lạc cũ. Hai Bà Trưng cùng toàn dân giữ vững độc lập, tự chủ trong 3 năm (4 0 - 4 3 ): đó là chiến thắng của một dân tộc vốn có nền văn hoá lâu dài, có đất nước riêng, có lịch sử anh dũng bất khuất, có khả năng đánh bại mưu đồ thôn tính và đồng hoá của đế chế Hán lón nhất châu Á trong thời kỳ đang hưng thịnh của nó. "Đứng đầu khỏi nghĩa là phụ nữ. Rất quang vinh cho phụ nữ Việt Nam mà phẩm chất cao quý tương xứng vói câu chuyện truyền thuyết về dòng giống Tiên Rồng mà ngày nay loài người tiến bộ VI khí phách ấy với chim phượng hoàng bay trên đỉnh núi cao ngất"*’^ . Bà Trưng Trắc lên ngôi vua chưa đầy hai năm thì nền độc lập của đất nước lại bị đe doạ. Tháng 4 năm 4 2 , Hán Quang Vũ phong Mã Viện, tên tưóng già đã từng đàn áp đẫm máu nhiều dân tộc thiểu số và nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung Quốc, làm tổng chỉ huy, đem 2 vạn quân và 2 nghìn thuyền xe sang xâm lược nưóc ta. '^'Lịch sứ Việt Nam, 1971, tr. 83.
  13. Những liệt nữ trong lịch sử Việt Nam 15 Trên đường từ biên giới vào, Mã Viện đã vấp phải sự đánh trả quyết liệt của, các nữ tướng, Thánh Thiên, Bát Nàn, Lê Chân... Đến đất Lãng Bạc, (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) gặp Trưng Vương cùng các tưóng lĩnh Việt cổ phát quân từ Mê Linh xuống, Mã Viện phải đánh nhau dai dẳng nhiều trận và hao tổn rất nhiều quân, phải xin thêm viện binh: Hán Quang Vũ cấp tốc gửi thêm cho Mã hai vạn quân thiện chiến. Quân Trưng Vương chiến đấu rất dũrig cảm nhưng vì lực lượng chênh lệch nên sau trận đánh lón ở Lãng Bạc đã rút về cấm Khê, vùng Suối Vàng và núi Vua Bà (thuộc huyện Thạch Thất, Ba Vì, tỉnh Hà Tây ngày nay). Sau một thời gian anh dũng chống địch ở Cấm Khê, Trưng Vương và quân ta rút lui về giữ thành Mê Linh, Trưng Nhị về giữ thành Dền. Mã Viện đem quân đuổi nhưng đã vấp phải sự chống cự quyết liệt của các tiữ tướng Bát Nàn, Thánh Thiên, Hồ Đề... trong nhiều trận đánh ác liệt, còn để lại âm vang trong nhiều tên đất của vùng Mê Linh. Những cánh đồng mang tên chiến công Quân Mã Viện vây thành Mê Linh bị quân của Trưng Vương từ trong thành và các đạo quân chung quanh xông ra đánh rất dữ, làm cho giặc Hán chết nhiều phải lui quân ra xa. Nhưng ít lâu sau, giặc lại kéo vào vây thành kéo dài hàng mấy tháng giằng co dai dẳng, hai bên đều thiệt hại mà không phân thắng bại. Nơi đó sau này, nhân dân địa phương gọi tên là cánh ẳồnỷ Dai. Có một trận đánh, quân ta đào hố sâu giữa cánh đồng và lợi dụng đêm tối, rút từ trong thành ra nấp kín dưới hố rồi một số quân nhỏ đến gần nơi đóng quân của giặc khiêu chiến. Thấy quân ta ít, giặc liền cho số quân đông gấp bội đuổi theo định bắt sống. Quân ta giả vờ thua chạy về phía cánh đồng bố trí sẵn, giặc bị rơi vào đúng vòng vây, từ dưói hầm kín quân ta xông lên đánh bất ngờ, giặc hoảng hốt chạy
  14. 16 Tusách 'Việt Nam - đất nuứ:, con người" đổ xô nhau bị ta chém chết, xác chất cao thành đống. Nơi diễn ra trận đánh đó sau này đuợc đặt tên là cánh ầầnỹ Đốnỹ. Lại một trận khác. Mã Viện dùng mưu lừa quân ta ra khỏi thành để đánh, nó cũng cho đào hố và dùng các bụi cây cho quân nấp kín nguy trang đánh lừa quân ta. Trưng Vương biết trước mưu giặc liền mật báo cho các đạo quân bên ngoài bố trí đánh theo kế "dùng mưu giặc quật lại giặc". Đạo quân của nữ tướng Hùng Lự Nương bí mật đến sau lưng địch, mặt trước trận địa quân ta từ trong thành Mê Linh cũng ra ứng chiến vờ như không biết gì, giặc tưởng ta trúng kế liền cho quân toả ra vây bắt. Lập tức quân của Hùng Lự Nương đánh tập hậu rất hăng một cách bất ngờ, giặc bị đánh mạnh cả hai mặt, lúng túng, bỏ chạy tán loạn, hàng ngũ chúng bị tan vỡ, rất nhiều tên phải đền tội ác. Nơi xảy ra trận đánh, sau này được đặt tên là cánh đồnỹ Vd. Sau trận này, bà Trưng Nhj được tin Mã Viện tiếp tục vây hãm thành Mê Linh, liền ra lệnh cho các tưóng Lũ Luỹ và Hùng Thiên Bảo đưa quân về đánh giải vây. Trưng Nhị cũng chia đường tiến quân theo các đạo và hẹn nơi hội quân. Quân ta từ ba phía thẳng tiến về thành Mê LirTih,- đạo quân của tướng Lũ Luỹ từ đồn Văn Lôi tiến về, đạo quân của Trưng Nhị từ thành Dền kéo đến theo đường chính lộ. Cả ba đạo quân dưới quyền chỉ huy của Trưng Nhị kéo đến gần thành Mê Linh thì được :in giặc Hán đã bị quân của Trưng Vương từ trong thành đánh ra và quân của nữ tướng Hùng Lự Nương đánh từ sau lưng, giặc thua to và đã chạy xa. Bà Trưng Nhị liền hội quân ngay giữa cánh đồng để cho quân nghỉ ngơi rồi cùng hai tướng Lũ Luỹ và Hùng Thiên Bảo và một số tướng lĩnh khác vào thành Mê Linh bái yết Trưng Vương. Trưng Vương mở đại tiệc mừng khoản đãi em và các tướng rồi ra lệnh cho họ rút quân trở về trấn giữ đồn trại cũ. Thế là ba đạo quân nói trên không đánh mà giặc đã tan. Nơi
  15. Những liệt nữ trong lịch sử Việt Nam 17 đóng quân nghỉ lại đó sau này được đặt tên là cánh ắềnỹ Đỗi (nghĩa là bị đỗi, không được đánh)*'*. Giữ thành Mê Linh đến tháng 5 năm 43, quân ta thua trận. Trưng Vương cùng cm về Hát Môn rồi tuẫn tiết giữa dòng sông Hát* * Đến đây cuộc kháng chiến do Hai Bà Trưng lãnh đạo về cơ bản đã thất bại, nhưng ở nhiều nơi, nghĩa quân và nhân dân Việt cổ vẫn tiếp tục chống giặc. Bà Thánh Thiên chiến đấu ở vùng Việt Bắc, bà Bát Nàn đem quân chặn các cửa rừng hốc núi, hà Lê Chân ra sức lấp suối ngăn sông chặn đánh thuỷ binh địch. Lực tuy kém nhưng tinh thần chiến đấu của nhân dân và các nữ tướng không kém bề hăng hái. Đen tháng 1 1 năm 43, Mã Viện mới tiến quân được vào đến Cửu Chân, nơi tưóng Đô Dương vẫn cầm cự. Các thủ lĩnh địa phương và nhân dân Cửu Chân tiếp tục chiến đấu, Mã Viện tàn sát hàng nghìn .Ighĩa quân, hàng trăm tướng lĩnh của ta, hơn 300 thủ lĩnh bị bắt và b| đày sang Trung Quốc. Sau gần 20 tháng chiến đấu anh dũng từ tháng 4 năm 42 đến tháng 11 năm 43, cuộc kháng chiến chống giặc Hán và Mã Viện của nhân dân ta mới tạm chấm dứt. Đất nước ta lại mất quyền độc lập. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào mùa xuân năm 40 của Công nguyên đã mở đầu cho truyền thốnỹ xuân chiến đấu và chiến thắnỹ cùa dân tộc Việt Nam. Mùa xuân năm 40 sẽ sống lại với những mùa xuân, oanh liệt vè vang khác của dân tộc: xuân năm 248 Triệu Thị Trinh chiến thắng giặc Ngô, xuân năm 542 Lý Bí chiến thắng giặc Lương, dựng nước Vạn Xuân độc lập, xuân 939 Ngô Quyền, người anh hùng của chiến thắng Bạch Đằng thứ nhất xưng vương, dựng nền độc lập lâu dài sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc, xuân 981, Lê Hoàn " Xem chú thích (1). *’ Nhiều sử liệu xác định hai Bà đâ anh dũng hi sinh giữa trận tiền.
  16. 18 Tủ sách 'Việt Nam - đất nuức, con nguùi' chiến thắng giặc Tống, tái tạo một Bạch Đằng thứ hai, xuân 1077 Lý Thường Kiệt lại chiến thắng giặc Tống trên bờ Như Nguyệt, xuân năm 1288, Trần Hưng Đạo làm nên đại thắng Bạch Đằng lần nữa. Xuân 1789, Quang Trung đại phá giặc Thanh, xuân 1954 trận Điện Biên lừng lẫy địa cầu, xuân 1975 quét sạch Mỹ nguy thống nhất giang sơn... lịch sử cứ lặp đi lặp lại như một quy luật đối với truyền thống Xuân Việt Nam chiến thắng, khởi đầu từ Hai Bà Trưng. Bản anh hùng ca của Hai Bà Trưng tuy ngắn ngủi nhưng tiếng vang của nó đời đời bất diệt, tiêu biểu cho ý chí vươn lên và tinh thần quyết th^ng của dân tộc Việt Nam.
  17. N ữ KIỀU TƯỚNG QUÂN - KIÊU HÙNG TRẺ T U ổI “Tõi muốn cưỡi con gió mạnh, đạp ngọn sóng dữ, chém cá tràng kình ở ngoài biến Đông, đánh đuổi quăn Ngõ, cỏi ách nô lệ cho nhăn dãn chứ quyết không chịu khom lưng làm tì thiếp ngưòi ta (Truyền thuyết về Bà Triệu ỏ vùng Thanh Hoá và Đ ại Nam n hắt thốn g c h í{T b a n h H o á tỉnh - tập hạ) 1. Những trang bi thương mói của lịch sử Sau thất bại của Trưng Nữ Vương, một cuộc trả thù đẫm máu chưa từng thấy đã diễn ra trên khắp cõi, đặc biệt ià ở khu vực quận Giao Chỉ. Hàng vạn người bị giết hoặc bị bỏ đi đày viễn xứ. Chính sử của Trung Quốc cũng đã công khai thừa nhận tội ác này: - Chỉ tính riêng ở quận Cửu Chân, nơi cách khá xa trung tâm của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Mã Viện đã giết đến hơn 5.000 người. - Hơn 300 tuỳ tướng của Hai Bà Trưng bị Mã Viện bắt đi đày sang tận Linh Lăng (Phạm Việp (Trung Quốc). Hậu Hán Thư. Súc Ân Bách Nạp Bản. Thương Vụ Ân Thư Quán). Việc trả thù tàn bạo còn kéo dài trong nhiều năm sau đó.
  18. 20 Tủ sách 'Việt Nam ~ đất nước, can ngưùi' Không khí nghi kỵ và chết chóc bao trùm lên khắp mọi miền đất nước. Bấy giờ, nhà Hậu Hán quyết tâm xoá sạch dư âm quyền lực của đội ngũ quý tộc bộ lạc cũ bằng cách đưa người Trung Quốc sang nắm giữ chính quyền đến tận cấp huyện và bãi bỏ hoàn toàn những quy định cũ về việc dùng Lạc tướng trông coi các huyện. Chế độ trực trj hà khắc của quan lại nhà Hậu Hán đã nhanh chóng được thiết lập. Trong điều kiện khó khăn chồng chất như vậy, phong trào đấu tranh của nhân dân các địa phưong thuộc quận Giao Chỉ cũ buộc phải tạm thời lắng xuống, nhưng, thay vào đó là sự trỗi dậy rất mạnh mẽ của những phong trào ở khu vực phía Nam mà đặc biệt là tại quận Nhật Nam. Theo ghi chép của chính sử Trung Quốc (Phạm Việp (Trung Quốc). Hậu Hán Thư. Súc Ân Bách Nạp Bản. Thưong Vụ Ân Thư Quán) thì chỉ tính riêng trong thế kỷ II, vùng Nhật Nam đã liên tiếp bị chấn động dữ dội bởi những cuộc vùng dậy có quy mô rất lón sau đây; - Năm 100: trên 2.000 dân Tượng Lâm (cực Nam của quận Nhật Nam) đã đồng lòng khởi nghĩa. Chính quyền đô hộ nhà Hậu Hán phải huy động đông đảo quân sĩ ở các quận huyện khác tới đàn áp khá lâu mới dập tắt được. - Năm 136: dân Tượng Lâm mà đông đảo nhất là người Chăm đã lại nhất tề nổi dậy, đánh cho bọn quan lại đô hộ của nhà Hậu Hán một phen thất điên bát đảo. - Năm 1 37: Một cuộc bạo động rất lớn của nhân dân quận Nhật Nam đã nổ ra. Nhiều quan lại đô hộ của nhà Hậu Hán bị giết chết, Thứ sử Phàn Diễn phải huy động đến hon 10.000 quân đi đàn áp liên tiếp trong hơn một năm trời. Cuộc bạo động này đã khiến cho cả triều đình Hán Thuận đế phải hốt hoảng (Hán Thuận đế (125-144) là hoàng đế thứ 7 của nhà Hậu Hán. Theo ghi chép của Phạm Việp (Trung Quốc) trong Hậu Hán Thư thì bấy giờ, Hán Thuận đế đã
  19. Những liệt nữ trong lịch sứ Việt Nam 21 phải triệu tất cả công, khanh cùng trăm quan về họp đê bàn kế sách ứng phó. Nhiều người đề nghị phải huy động ít nhất là 4 0 .000 quân tinh nhuệ đi đàn áp mới mong bình định được, nhưng đại tưỏng Lý cố đã đưa ra 7 lý do không nên đem đại quân đi, bởi vì theo Lý Cố thì "bỉay ỏ Nhật Nam cỊuân ít, lươnt) cạn, giũ chằng được mà đánh cũng chẳng xong", cho nên, tốt nhất là phải dùng kế kết hợp giữa dụ dỗ, mua chuộc với ly gián. "Phải chiêu mộ ảân Man, đi ỉàm lính đê chúng tự đánh lẫn nhau. Ta nên chỏ vàng lụa tói cấp cho chúng. Kẻ nào làm được kế phàn gián, lấy được đầu giặc thì nền phong cho hắn tước hầu rồi cắt đắt mà thưởng cho". Rốt cuộc, Hán Thuận đế đã nghe theo kế hoạch hiểm độc của Lý cố). - Năm 144: được sự ủng hộ của nhân dân quận Cửu Chân, nhân dân quận Nhật Nam lại nổi lên, tấn công vào tất cả trị sỏ của bọn đô hộ. Một lần nữa, nhà Hậu Hán phải dùng nhiều thủ đoạn xảo quyệt khác nhau mới đè bẹp được. - Năm 190: Dưới sự lãnh đạo của Khu Liên (Trong các thư tịch cổ, Khu Liên có khi còn được chép là Khu Quỳ, Khu Đạt hay Khu Vương. Có lẽ cũng tương tự như Hùng Vương trong lịch sử người Việt. Khu Liên không phải là tên người mà rất có thể là phiên âm Hán-Việt của từ kurung (trong một số ngôn ngữ có ở vùng Đông Nam Á, kurung có nghĩa là tộc trưỏng hay người đứng đầu), về tên gọi của vương quốc do Khu Liên lập nên, thư tjch cổ của Trung Quốc chép là Lâm Ãp. Lịch Đạo Nguyên (Trung Quốc) trong Thủy Kinh Chú giải thích rằng, Lâm Ảp chính là Tượng Lâm, sau bỏ chữ Tượng đi mà gọi là Lâm Ap. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, hai chữ Lâm Ấp có thể là do phiên âm của tên tộc người, đó là tộc Krom hay Prum - tộc người chủ yếu của bộ lạc Dừa), dân vùng Tượng Lâm của quận Nhật Nam (mà chủ yếu là người Chăm) đã tổ chức một cuộc khởi nghĩa rất lớn. Họ đã giết được Thứ sử của nhà Hậu Hán
  20. 22 Tú sách 'Việt Nam - đất nưùc, con nguùi' là Chu F^hù và bọn quan lại của nhà Hậu Hán ở các huyện. Năm 192, Khu Liên Icn làm vua, vương quốc của người Chăm (trong cộng đồng 54 các dân lộc anh em của Việt Nam, có dân tộc Chăm với 4 nhóm chính là Chăm Bà-la- môn, Chăm Ba-ni, Chăm Islam và Chăm Hơ-roi, mà đja bàn cư trú chủ yếu hiện nay là vùng Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh và An Giang) được dựng lên kể từ đó. Như trên đã nói, từ giữa thế kỷ II, tức là kể từ thời trị vì của Hán Hoàn đế (146-167) trở đi, chính sự của nhà Hậu Hán ngày càng rối rcn. Sang thời Hán Linh đế (168-189), nguy co sụp đổ hoàn toàn của nhà Hậu Hán đã thể hiện ngày một rõ. Bọn hoạn quan rồi kế đến là bọn quyền thần (mà đứng đầu là Đổng Trác) mặc sức hoành hành. Tháng 10 năm 220, Hán Hiến đế bị giết, nhà Hậu Hán đến đó là cáo chung và Trung Quốc lâm vào một thời kỳ hỗn chiến loạn lạc rất nghiêm trọng, sử gọi đó là thời Tam Quốc. Đây là thời tranh hùng quyết liệt giữa 3 tập đoàn lớn: Nijỗ tức Đônc) N^ồ (222-280): do Tôn Quyền (tức Ngô Đại đế) dựng lên. Nước Ngô của họ Tôn tồn tại trưóc sau tổng cộng 58 năm, truyền nối được 4 đời. Lãnh thổ của nước Ngô ỏ phía f)ông Nam của Trung Quốc. Kinh đô ban đầu của nước Ngô ở Vĩnh Xương, sau chuyển về Kiến Nghiệp (nay là Nam Kinh của Trung Quốc). Tljục (221-263): do Lưu Bị (tức Thục Chiêu Liệt đế) dựng lèn vói lãnh thổ chủ yếu là vùng Tứ Xuyên của Trung Quốc ngày nay. Kinh đô của nước Thục là Thành Đô (ở phía Bắc của Tứ Xuyên). Nước Thục của họ Lưu tồn tại trước sau tổng cộng 42 năm, truyền nối được 2 đời. bỈ0ụy (220-265); do Tào Phi (tức Ngụy Văn đế) dựng lên. Lãnh thổ của nước Ngụy là toàn bộ khu vực rộng lón ở
nguon tai.lieu . vn