Xem mẫu

  1. Những kiểu sếp nhỏ khó ưa Nếu hỏi nhân viên của mình, bạn sẽ biết có những kiểu sếp nhỏ mà nhân viên không ưa. Họ muốn tránh phải "dưới trướng" của những người này bằng mọi giá. Liệu có phải nhân viên nhìn nhận quá tiêu cực hay là họ đã rất sáng suốt khi nhận ra những kiểu sếp nhỏ này ngay từ đầu? Kiểu sếp "kín như bưng" Đây là kiểu sếp nhỏ không muốn truyền đạt hay trò chuyện gì với nhân viên. Vị sếp này cũng sẽ không nói với bất kỳ ai về những điều sẽ xảy ra với vị trí, công việc của họ cũng như công việc chung. Họ cũng không bao giờ trả lời email hoặc gọi điện lại. Nếu bạn đề nghị ông ta hoặc bà ta liên lạc với ai đó, thì ông ta/bà ta sẽ không làm. Loại sếp này này sợ liên lạc với mọi người. Và thất bại trong việc truyền đạt sẽ giết hại những tiềm năng của nhà lãnh đạo này. Kiểu sếp "cả thèm chóng chán" Đây là kiểu sếp nhỏ thích thú và bắt đầu làm việc dựa trên 1 ý tưởng và sau đó làm đến nửa chừng rồi bỏ dở. Kiểu sếp này rất phấn khích khi thử những cái mới, nhưng sau đó bỏ dở công việc ngay khi có cái mới khác xuất hiện. Kiểu sếp này chỉ được động viên bằng cách bắt đầu cái gì đó, và động cơ này nhanh chóng mất đi nếu ý tưởng không nhanh chóng được thực thi. Kiểu sếp "nói bất kỳ điều gì trừ sự thật" Đây là kiểu sếp nhỏ không trung thực và nói dối. Kiểu sếp này sẽ nói bất kỳ điều gì cần thiết để đổ lỗi hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho người khác và để bảo vệ "bộ mặt" mình. Kiểu sếp này sẽ đưa ra những yêu sách sai lầm, tạo ra những câu chuyện giống như thật để hợp lí hoá hành vi của họ. Thậm chí họ có thể có những hành động chống đối khi phải đương đầu với sự thật trong một tình huống nào đó. Kiểu sếp "như có viên đá cuội trong giày" Đây là kiểu sếp hay gây ra sự chia rẽ trong nhóm. Đó có thể là sự tranh luận của họ, có thể là thái độ tiêu cực hoặc không sẵn sàng hợp tác với những người khác mà thay vì đó chống đối họ. Kiểu sếp này luôn luôn gây khó chịu trong nhóm và ngăn nhóm phát huy những tiềm năng. Kiểu sếp này vô tình hoặc cố tình làm các việc để nhấn chìm người khác xuống hoặc mang họ ra làm bình phong để chống đối lại những người khác. Kiểu sếp "chỉ ưa hình thức" Đây là kiểu sếp chỉ muốn phụng sự cái tôi của mình. Kiểu sếp này sẽ chỉ tính đến hình thức hào nhoáng của một vị trí, nhưng không nhận ra rằng mỗi vị trí có những trách nhiệm mà họ cần phải quan tâm. Kiểu sếp này muốn được mọi người xem như những nhà lãnh đạo nhưng không tiến hành việc lãnh đạo thực tế. Ngay khi các sếp kiểu này phải đương đầu với tình huống khó
  2. khăn, họ sẽ làm bất kỳ điều gì cần thiết để né tránh nó. Kiểu sếp "sống chết mặc bay" Kiểu sếp này mặc kệ nhân viên tự làm việc, không gợi ý, hỗ trợ. Họ cũng chẳng đưa ra nhận xét hay góp ý phản hồi gì về việc làm của nhân viên. Nếu họ giao việc mà nhân viên đó không làm được thì họ kệ nhân viên phải chịu kỷ luật. Kiểu sếp "tôi sẽ tự làm tất cả" Đây là kiểu sếp luôn cố gắng làm mọi thứ một mình. Kiểu sếp này thực sự là một người chăm chỉ. Ông ta/bà ta làm việc nhưng không muốn ai tham gia hay liên quan gì đến tiến trình làm việc nào đó. Họ không dẫn dắt ai cả. Những kiểu sếp này thấy làm một mình còn dễ dàng hơn là giao cho người khác. Họ không bao giờ tạo ra sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá thất vọng khi biết những sếp nhỏ dưới quyền thuộc vào những kiểu trên. Họ có thể học hỏi để trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn. Đề nghị sếp nhỏ dưới quyền dành một khoảng thời xem lại danh sách trên và xác định xem họ thuộc kiểu nào. Tổ chức của bạn cần những sếp nhỏ dưới quyền của bạn, nhưng không cần những người mà nhân viên không ưa. Nguyệt Ánh Theo studentlinc
nguon tai.lieu . vn