Xem mẫu

  1. Những giá trị được đề cao trong kinh doanh và kỹ năng đàm phán Các giá trị được bạn đề cao trong kinh doanh là gì? Chắc hẳn, chưa bao gi ờ, b ạn th ực sự suy nghĩ về điều này. Tuy nhiên, tất cả những gì mà bạn nói và làm với các nhân viên cũng như khách hàng của mình, chính là những giá trị thực sự mà bạn có. Các nhà nghiên cứu đã dành nhiều thời gian để đưa ra một danh sách những giá trị rất có ích trong kinh doanh, đó là: Tích cực trao đổi thông tin: Chúng ta ai cũng cần ph ải giao tiếp. Đó là th ời gian b ạn dành đ ể trò chuyện và lắng nghe. Thông tin khi chuyển đổi s ẽ góp ph ần định hình nên suy nghĩ c ủa con người. Tôn trọng lẫn nhau: Bạn hãy đối xử với mọi người giống như cách đ ối xử mà b ạn muốn nh ận được từ họ. Sự lừa dối, vô lễ và bất kính là những điều không bao gi ờ đ ược tha th ứ. Chính trực, liêm chính: Bạn làm việc với khách hàng và những ng ười có th ể là khách hàng ti ềm năng với một thái độ cởi mở, trung thực và thân thi ện. Khi b ạn nói rằng s ẽ làm đi ều gì đó, thì bạn phải thực hiện bằng mọi giá. Hãy làm đúng như những gì bạn nói. Xuất sắc/nổi trội: Bạn sẽ cảm thấy rất hài lòng nếu làm ra đ ược nh ững s ản ph ẩm/d ịch v ụ t ốt nhất. Vậy hãy không ngừng nỗ lực để làm cho sản phẩm/dịch vụ của mình trở nên xuất s ắc và nổi trội nhất. Đó là tất cả những giá trị mà trong kinh doanh được nhiều người đánh giá cao. Tuy nhiên, trên thực tế mọi người toàn nói một đằng làm một nẻo. Một mặt, họ đề cao các giá trị trong kinh doanh, như: khách hàng là thượng đế; tôn trọng khách hàng; tin t ưởng khách hàng…Nh ưng mặt khác, tại các cửa hàng của họ lại có treo những biển hi ệu: “Nếu làm hỏng s ản ph ẩm, b ạn sẽ phải mua nó”; “trong cửa hàng chỉ được phép có nhiều nhất hai trẻ em”; “m ỗi ch ủng loại hàng hóa yêu cầu phải đặt cọc trước 100%”… Tất cả những thông đi ệp này đ ều nói lên m ột điều: “Chúng tôi không tin tưởng ở bạn”. Không ở đâu có nhiều cơ hội để chứng minh các giá trị này như trong lĩnh v ực đàm phán bán hàng. Trong đa số các tình huống, với tư cách là người bán hàng, b ạn bao gi ờ cũng có nhi ều lợi thế hơn người mua. Bạn biết giá thực của sản phẩm và có th ể s ử d ụng điều đó một cách có lợi nhất. Tuy nhiên, người mua bao giờ cũng muốn mua với giá thấp h ơn m ức giá mà b ạn đưa ra và thấp hơn mức giá trên mặt bằng thị trường. Và khi đó đàm phán đ ể có đ ược m ột mức giá hợp lý là một vấn đề rất quan trọng. Bạn biết được giá thành của sản phẩm hay còn gọi là giá sàn – tức là m ức giá t ối thi ểu mà b ạn có thể chấp nhận được, và bạn mong muốn bán được càng cao hơn m ức giá sàn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nhưng liệu điều này có đúng không? Nếu bạn có thể bán nó v ới giá cao hơn giá trị thực của nó quá nhiều, thì tức là bạn đang rơi vào giới h ạn nguy hi ểm c ủa nh ững giá trị kinh doanh mà bạn đã đề cao. Khi đó, bạn s ẽ có m ột chút cảm giác t ội l ỗi, gi ống nh ư người hành động gian lận. Vậy, bạn cần phải xác định cho mình mức giá “lý t ưởng” đ ể cân đ ối giữa lợi nhuận và các tiêu chí đạo đức của mình. Sau khi đã xác định được mức giá “lý tưởng”, tiếp theo bạn cần phải tập h ợp càng nhi ều càng tốt các thông tin về đối tác trong cuộc đàm phán mua bán s ắp t ới. Ví d ụ nh ư họ là ai? Lĩnh v ực kinh doanh của họ là gì? Họ đang có những lợi thế gì? Cái gì là quan tr ọng nh ất đ ối v ới h ọ t ại thời điểm này? Khi đó, bạn sẽ đoán được mức giá tối đa mà họ có thể chấp nh ận. Sau khi xác định được vị trí của minh và của đối tác, ti ếp theo bạn c ần ph ải chu ẩn b ị nh ững lý lẽ xác đáng để bắt đầu bước vào cuộc đàm phán.
  2. Trong một cuộc đàm phán, những thông tin ngoài l ề hay là nh ững trao đ ổi xã giao nên h ạn chế. Kinh nghiệm cho thấy có những người đã suy nghĩ rất buồn cười là: hãy để đối tác ph ải chờ đợi vài phút. Họ cho rằng như thế họ sẽ tự tin hơn trước khi b ước vào đàm phán. Nh ưng đây lại là điều mà bạn nên tránh. Ngoài ra, bạn không nên có nh ững hành vi nh ư sau: - Ghế ngồi của bạn cao hơn ghế ngồi của đối phương. Có thể như thế, bạn cảm th ấy mình có quyền lực hơn, nhưng đồng thời bạn đã tạo ra cho đối phương cảm giác nh ư bị hăm d ọa. Đây có thực sự là điều bạn muốn không? Hay bạn cảm thấy không an toàn nên ph ải s ử d ụng đến thủ đoạn đó để trấn áp tinh thần đối phương? Khi làm đi ều này, b ạn có nghĩ đ ến các giá trị mà mình đã đề cao trong kinh doanh không? - Bắt đầu với những lời chào hàng kiểu như “Xin vui lòng…”. Như thế b ạn sẽ làm cho đ ối tác cảm thấy bực mình và đặt bản thân mình vào tình thế lố bịch. Kỹ năng quan trọng nhất trong các cuộc đàm phán là nghệ thuật lắng nghe. Lắng nghe đ ể phát hiện những gì là quan trọng và những gì là không quan trọng. Trong đàm phán, nh ững suy nghĩ của chúng ta rất dễ bị rơi vào chiều hướng “mục tiêu là l ợi nhuận”, t ức là bị đ ồng ti ền chi phối. Nhưng không phải bao giờ cũng như vậy, đặc biệt trong trường hợp ti ền đã đ ược thanh toán trước, hai bên cần thỏa thuận về những vấn đề khác. Ví d ụ, đó có th ể là h ệ th ống phân phối, hay kho chứa hàng, hoặc bất cứ điều gì đó…, đàm phán đ ể đ ạt đ ược nh ững đi ều ki ện có lợi hơn chẳng hạn. Trong mọi trường hợp, hãy lắng nghe ngữ điệu của gi ọng nói, ngôn ng ữ c ơ thể, nó có thể đem lại cho bạn những thông tin quan trọng. Có một số vấn đề bạn cần phải nắm vững khi lắng nghe: Vừa lắng nghe vừa suy nghĩ: Đây là một việc quan trọng. Bạn hãy suy nghĩ đ ể l ường tr ước những phản ứng của đối tác trước những gì mà bạn sẽ nói sau đó. Lắng nghe một cách c ẩn thận để hiểu chính xác những thông tin mà người đối thoại đưa ra để xem xét cách đ ối đáp l ại. Vừa lắng nghe vừa biết cách thể hiện sự bất đồng quan điểm: Cố gắng để không bị quá kích động trong lúc đàm phán. Nếu như không đồng ý chấp nhận đi ều khoản nào đó, b ạn ph ải tìm cách diễn đạt một cách nhẹ nhàng, hợp lý và thuyết phục. Hãy tập trung vào k ết quả mà b ạn muốn đạt được. Có người trong đàm phán luôn thích phản bác quan điểm của khách hàng. Dù khách hàng nói gì, anh ta đều đưa ra ý kiến trái ngược, làm ra vẻ mình hi ểu bi ết hơn, mà không nghe khách hàng muốn nói gì. Họ cho rằng, quan điểm của khách hàng là không chính xác, ho ặc có cách nhìn phiến diện đối với sản phẩm mình đang chào bán. Do vậy, anh ta không nh ững không lắng nghe khách hàng mà ngược lại còn áp đảo đối phương. Nếu bạn hành xử nh ư thế khách hàng sẽ cảm thấy chán nản và bỏ đi. Vừa lắng nghe vừa dự đoán: Hãy cố gắng dự đoán trước những gì mà đ ối ph ương s ẽ nói. Đ ể làm được điều này, bạn hãy lắng nghe một cách cẩn thận những t ừ ngữ mà họ dùng và âm điệu của giọng nói. Nếu cảm thấy có một điều gì đó không ổn, rất có th ể b ạn đã suy nghĩ đúng. Nếu câu chuyện và ngôn ngữ cơ thể của họ trái ngược nhau, có thể h ọ có đi ều gì muốn lừa dối bạn. Hãy kiểm tra lại bằng các câu hỏi để phân loại và phán đoán. Vừa lắng nghe vừa biết cách ngắt lời: Đừng cho rằng bạn biết t ất cả nh ững gì mà đ ối ph ương sẽ nói. Thỉnh thoảng, hãy ngắt lời để tạo ra những khoảng trống. B ạn rất ng ạc nhiên khi th ấy rằng với những khoảng ngừng đó, rất nhiều thông tin được sáng t ỏ. Lắng nghe và cởi mở tấm lòng: Điều này không có nghĩa là nói với đ ối tác toàn b ộ chi ến l ược của bạn, nhưng bạn không được lừa dối. Nếu đối tác hỏi một câu hỏi mà bạn không muốn trả lời ngay vào lúc này, thì hãy nói: “Tôi không muốn trả l ời câu h ỏi đó vào th ời đi ểm này”. Đây là cách trả lời khôn ngoan và hợp lý nhất và nó không đi ngược lại với nh ững giá tr ị mà b ạn đ ặt ra trong kinh doanh. Cuối cùng, nên nhớ rằng bất cứ cuộc đàm phán nào cũng phải k ết thúc, mà k ết quả c ủa nó có thể là:
  3. Bạn thắng – đối tác thua: có thể đây là kết quả mà bạn muốn, song khi đó các giá tr ị mà b ạn đã đề ra liệu có đảm bảo hay không? Bạn thua – đối tác thắng: đó chắc chắn là điều bạn không muốn. Khi bạn tính toán đ ược giá sàn một cách chính xác, thì điều này không thể xảy ra. Bạn thua – đối tác cũng thua: đây thực sự là điều không ai muốn. Cả hai cùng thắng: có lẽ là cách tốt nhất với cả hai bên. Tức là khi đó, bạn và đ ối tác đ ều đ ạt được mục tiêu của mình và đều hướng đến những giá trị mà cả hai bên cùng đ ề cao trong kinh doanh. Nhưng vẫn còn một sự lựa chọn khác. Đó là ngừng đàm phán và hoãn vụ mua bán l ại. Nếu như có những xung đột trong đàm phán mà không thể đi đến sự th ống nh ất giữa hai bên, b ạn có thể rời cuộc đàm phán đó đến lần sau. Con người hay nghĩ rằng: h ọ b ắt buộc ph ải đ ạt đ ược thỏa thuận, nhưng thực ra không nhất thiết phải như vậy. Nếu b ạn cảm thấy có một đi ều gì đó không ổn, hay khó mà cân bằng giữa mục tiêu lợi nhuận và những giá trị b ạn đ ề cao trong kinh doanh, bạn có thể xem xét và tiến hành đàm phán l ại. Nguồn : bwportal
nguon tai.lieu . vn