Xem mẫu

  1. Những gì không nên nói với con trẻ Người lớn và trẻ em nói chuyện với nhau không phải là bằng những ngôn ngữ khác nhau mà là bằng sự hiểu biết khác nhau. Đôi khi lời lẽ của chúng ta được hiểu không chính xác và thậm chí hoàn toàn sai lệch. Vì thế có những điều mà cha mẹ không nên nói với trẻ. ếu con cứ ngoáy mũi mãi thế, con sẽ rụng ngón tay đấy! Những gì chúng ta nói : Bạn gái tôi không thể dạy con thói quen rửa tay chân sau khi chơi. Một lần, cô ấy quyết định "dọa cho nó sợ": "Nếu con không rửa tay, những con vi trùng sẽ rơi vào bụng của con đấy" Con của cô bèn hỏi: "Con vi trùng là gì ạ?". Không muốn giải thích dài dòng vì nghĩ rằng con không hiểu, cô ấy nói: "Là con giun ấy". Nửa đêm, con bé đang ngủ bỗng ngồi dậy khóc thét lên: "Mẹ ơi, con nghe thấy những con giun đang cắn trong bụng của con" Trẻ em nghĩ gì ? Rõ ràng là người mẹ chỉ muốn những điều tốt, muốn con mình sạch sẽ và khỏe mạnh. Cô ấy nghĩ chẳng có gì đáng sợ trong những từ "vi trùng " và "sâu". Còn con trẻ , chúng có trí tưởng tượng, và trí tưởng tượng ấy lập tức gắn những con vi trùng ấy với màu sắc cụ thể, hình ảnh cụ thể như răng nanh và móng vuốt. Thậm chí những con vật khủng khiếp ấy còn cắn bé! Lời khuyên: Đối với trẻ em, thế giới còn là những câu chuyện cổ tích và những hình ảnh ẩn dụ. Sự tách bạch giữa thế giới thật và trí tưởng tượng còn chưa có. Vì thế điều quan trọng là bạn đừng nên dọa con mà cần phải cung cấp cho con những thông tin chính xác. Khi chúng ta dọa con ("Đừng có ngoáy mũi đấy, ngón tay sẽ rụng mất !" hoặc "Nếu con không ăn, con sẽ quắt queo và bệnh hoạn"), chúng ta có thể làm cho con sợ, nhưng nỗi sợ hãi ấy lại làm gia tăng sự đối đầu của con với thế giới. Trẻ con khi nghe lời đe
  2. dọa về những con vi trùng biết cắn sẽ sợ hãi và có khi nó sẽ không muốn rửa tay chỉ vì sợ nghĩ tới những câu chuyện kinh khủng kia! Chúng ta có thể kể về vi trùng, xe cộ, những con chó hung dữ... không phải để làm trẻ sợ mà để trẻ hiểu rõ các nguy hiểm và biết cách bảo vệ bản thân. Có thể kể cho trẻ nghe về vi trùng, nhưng không phải là khi trẻ không rửa tay mà vào thời gian khác. Thí dụ như khi nói cho trẻ nghe về những hình thành cấu trúc cơ thể con người, về pháo đài - hệ miễn dịch trong cơ thể con người. Bạn có thể nói một cách hình ảnh: Có những vệ sĩ canh gác cho tòa lâu đài ấy - họ đứng trên các tháp cao và luôn quan sát đề phòng những con vi trùng. Khi đó trẻ sẽ hỏi: Vi trùng là gì? Lúc đó bạn hãy nói rằng vi trùng có trong bụi, đồ dơ và nếu chúng ta ăn uống mà không rửa tay, những con vi trùng đó sẽ rơi vào bụng ta. Và vì thế, để giúp đỡ cho những người lính bảo vệ trong cơ thể, chúng ta hãy rửa tay sau khi đi chơi về. Như thế trẻ sẽ hiểu rằng bên trong cơ thể có những người bảo vệ và trẻ không bị sợ hãi nữa, chúng sẽ rửa tay! Nếu trẻ luôn luôn sợ hãi, điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hệ thống thần kinh của trẻ. Mẹ sẽ không yêu con nữa! Những gì chúng ta nói : " Con vầy đất cát dơ dáy không kìa. Ai có thể thương một đứa trẻ bẩn thỉu như thế cơ chứ?" "Ôi, mẹ sẽ không đụng vào con đâu, mẹ sinh ra con làm gì cơ chứ!" "Nếu con không nghe lời, ba mẹ sẽ không yêu con nữa đâu" "Nếu con còn như thế nữa, mẹ sẽ không nói chuyện với con nữa". Trẻ em nghĩ gì ? Đối với con trẻ, tình yêu của cha mẹ mà điều mà nó luôn lo lắng và mong chờ. Chúng luôn muốn chứng tỏ rằng chúng xứng đáng với tình yêu đó. Thậm chí ngay cả khi chúng cư xử một cách kinh khủng cũng là do chúng
  3. muốn lôi cuốn sự chú ý của cha mẹ. Chúng mong muốn sự quan tâm, tình yêu của chúng ta. Câu: "Mẹ sẽ không yêu con nữa", " Mẹ sẽ bỏ con mà đi" hay vẻ lạnh lùng của mẹ không nói chuyện với con đối với trẻ sẽ là điều hết sức kinh khủng! Khi bạn nói với con trẻ điều đó, thế giới trong mắt chúng gần như sụp đổ. Mối quan hệ với mẹ - đó là chiếc cầu nối chúng với cuộc sống xung quanh. Mất chiếc cầu ấy, với trẻ sẽ là một vực sâu mà chúng không biết bám víu vào đâu. Ngoài ra khi nói "Mẹ sẽ không yêu con nữa", bạn sẽ không làm cho trẻ nghe lời. Nó sẽ không làm bất cứ điều gì mà bạn yêu cầu với cách dọa dẫm đó!
nguon tai.lieu . vn