Xem mẫu

  1. Những đặc điểm về thể trạng của trẻ sơ sinh non tháng Trẻ non tháng là khi trẻ được sinh ra ở tuổi thai từ 28 đến trước 37 tuần, tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối. Tuy nhiên, trong trường hợp không nhớ chính xác ngày kinh cuối có thể dựa vào hình thể bên ngoài và những biểu hiện về thần kinh để biết được trẻ có phải là sinh non
  2. tháng hay không. Đặc điểm về hình thể bên ngoài và dấu hiệu về thần kinh của trẻ sơ sinh non tháng: Hình thể bên ngoài - Da: càng non tháng da càng mọng nhiều nước, đỏ, có thể trống thấy các mạch máu bên dưới. - Lông tơ: có nhiều. - Chất gây: nhiều và khuyết tán. - Sụn vành tai: nếu gập vành tai lại, vành tai sẽ giữ ở tư thế đó lâu hoặc chậm trở lại tư thế cũ. - Hộp sọ: xương sọ ọp ẹp, dễ bị biến dạng. - Mầm vú: không sờ thấy hoặc kích thước mầm vú nhỏ (< 7mm). - Bộ phận sinh dục ngoài: + Ở trẻ trai: túi bìu chưa có nếp nhăn, căng bóng và dễ phù nề theo tư thế nằm của trẻ. Nếu trẻ sinh sớm quá, tinh hoàn có thể chưa di chuyển xuống bìu. + Ở trẻ gái: môi lớn chưa che phủ môi nhỏ và âm vật. Trẻ càng non âm vật càng lộ rõ.
  3. - Nếp nhăn gan bàn chân: mờ và chỉ có ở 1/3 trước của gan bàn chân. Dấu hiệu về thần kinh: - Trẻ càng non, trương lực cơ càng giảm: + Trẻ nằm yên, ít cử động. + Chân, tay có thể chưa ở tư thế co hoặc chưa co nhiều. - Trẻ non tháng còn có những đặc điểm khác so với trẻ đủ tháng mà bác sĩ có thể phát hiện dựa vào thử nghiệm gót – tai, góc khoeo, góc bàn chân – cẳng chân… và các phản xạ thần kinh nguyên thủy. * Ngoài ra, trẻ non tháng thường có cân nặng lúc sinh ra dưới 2500g (cần phân biệt với trẻ suy dinh dưỡng trong tử cung là trẻ khi sinh ra giảm về cân nặng và tầm vóc). Những đặc điểm trên có những chi tiết khác nhau tùy theo tuổi thai, qua đó bác sĩ ngoài việc phát hiện trẻ sơ sinh có phải là trẻ non tháng hay không còn có thể xác định tương đối chính xác tuổi thai để xử trí thích hợp tùy theo tình trạng của từng trẻ. Những đặc điểm sinh lý của trẻ non tháng:
  4. hường được chăm sóc đặc biệt. Ảnh: Sciencephoto.com Chức năng hô hấp: Chức năng hô hấp của trẻ còn rất non yếu, trẻ dễ bị suy hô hấp vì: - Lồng ngực dễ biến dạng, xương sườn còn mềm, các cơ gian sườn còn yếu. - Phổi chưa giãn nở tốt, các phế nang chưa trưởng thành, trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh. Trẻ non tháng thở bằng họng, phình bụng lên khi hít vào. Nhịp thở có chu kỳ, có lúc thở nhanh gấp sau đó chậm dần rồi ngưng khoảng vài giây. Cơn ngưng thở có thể kèm theo tím tái hoặc không. Nếu cơn ngưng thở kéo dài trên 15 giây kèm theo nhịp tim chậm thì dễ gây những ảnh hưởng thần kinh.
  5. Bệnh lý hệ hô hấp của trẻ non tháng hay gặp là bệnh màng trong do nhu mô phổi không thể dãn nở đủ để trao đổi khí. Chức năng điều hòa thân nhiệt Trẻ non tháng dễ bị nhiễm lạnh vì: - Trung tâm điều hòa thân nhiệt ở não còn non yếu. - Khi bị nhiễm lạnh, trẻ không thể run cơ để sinh nhiệt chống lại lạnh. - Giảm vận động và trương lực cơ yếu làm trẻ khó sản sinh ra nhiệt. - Diện tích da lớn so với cân nặng của trẻ kèm lớp mỡ dưới da kém phát triển nên trẻ rất dễ bị mất nhiệt (tích lũy mỡ tăng ở giai đoạn cuối của thai kỳ nên ở trẻ non tháng lượng mỡ không đủ dự trữ). Chức năng tuần hoàn - Các mao mạch mỏng manh dễ vỡ. - Các yếu tố đông máu thiếu hụt và giảm ở trẻ non tháng. Trẻ non tháng dễ bị xuất huyết.
  6. Chức năng gan và dạ dày - Trẻ non tháng dễ bị vàng da nặng và kéo dài do gan chưa trưởng thành. Do lượng glycogen dự trữ trong gan giảm nên trẻ non tháng dễ bị hạ đường huyết. - Thể tích dạ dày nhỏ, dạ dày nằm ngang, các men tiêu hóa còn thiếu hụt. Độ acid trong dạ dày kém, thiếu men tiêu hóa và hấp thu không hết thức ăn dù là sữa mẹ nên trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa. Hệ thống miễn dịch Hệ thống miễn dịch tế bào còn rất yếu. Khả năng thực bào, diệt khuẩn đều chưa hoàn thiện. Mặt khác lượng globulin miễn dịch dịch thể (IgG) từ mẹ qua thai còn rất ít nếu là non tháng. Hậu quả là trẻ non tháng dễ bị nhiễm trùng nặng dẫn đến tử vong. Các vấn đề sơ sinh của trẻ non tháng Trẻ non tháng chiếm tỷ lệ bệnh xuất và tử vong chu sản cao. Bệnh lý đặc biệt ở trẻ non tháng: - Rối loạn hô hấp:
  7. Trẻ sơ sinh non tháng dễ tím tái, thở gắng sức. Đa số các trường hợp, triệu chứng này là hậu quả của bệnh màng trong. Bệnh rất dễ gây tử vong cho trẻ non tháng. - Hạ thân nhiệt: Nếu nhiệt độ trung tâm của trẻ xuống dưới 3505 sẽ gây nên hàng loạt biến chứng ở hệ hô hấp, hệ thần kinh và gây xuất huyết não. - Xuất huyết: Trẻ sơ sinh non tháng có thể bị xuất huyết ở nhiều cơ quan phủ tạng như dạ dày, phổi, đường tiết niệu biểu hiện bởi các dấu hiệu nôn ra máu, tiểu ra máu… gây thiếu máu cấp tính. Trường hợp nặng gây xuất huyết não, khiến trẻ bị co giật, hôn mê và tử vong. - Rối loạn tiêu hóa, dễ bị nôn ói, chướng bụng. Trẻ non tháng thường bú kém (bú kém có thể do trẻ non tháng nhưng cũng có thể do cách cho bú không đúng hoặc trẻ đang bị bệnh). - Nhiễm trùng:
  8. Trẻ non tháng dễ bị nhiễm trùng như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não nhất là viêm ruột hoại tử. Khi bị nhiễm trùng, các triệu chứng thường không đặc hiệu, khó chẩn đoán, tử vong cao vì trẻ rất dễ kháng thuốc. - Rối loạn chuyển hóa: + Hạ đường huyết: nếu có triệu chứng co giật, tím tái… thì dễ để lại những di chứng về thần kinh. + Hạ calci huyết. - Xơ hóa võng mạc: Do ngộ độc oxy liều cao trên 40% ở những trẻ non tháng nhất là những trẻ có cân nặng dưới 1500g. Nồng độ oxy quá cao trong máu làm cho mao quản quanh võng mạc dãn nở và co thắt bất thường, gây tổn thương thần kinh thị giác, khiến trẻ bị mù lòa. - Nguy cơ về thần kinh như liệt não, động kinh, chậm phát triển tâm thần… xảy ra nhiều hơn. Tần xuất bị những bất thường về thần kinh cao hơn. Trẻ non tháng thường phải được nuôi dưỡng lâu dài tại khoa Chăm sóc tích cực, chi phí chăm sóc cho trẻ non tháng cao. Ngoài ra, khi lớn lên trẻ thường bị những di
  9. chứng thần kinh rõ rệt hoặc tiềm tàng với chỉ số IQ thấp và thường là gánh nặng về tâm lý và tài chính cho cha mẹ.
nguon tai.lieu . vn