Xem mẫu

  1. Những công việc gây hại cho phổi 10 công việc dưới đây có khả năng gây ra các bệnh về phổi cao nhất. Xây dựng
  2. Những công nhân hít phải bụi bẩn từ việc phá dỡ hay xây dựng nhà cửa, công trình… sẽ có nguy cơ bị ung thư phổi, ung thư biểu mô, bệnh phổi phát sinh do hít phải hạt amiăng, căn bệnh gây ra sẹo và chất hồ cứng trong phổi. Mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang khi làm việc tại các công trình xây dựng cũ nát và tránh hút thuốc có thể giúp bạn phòng tránh các bệnh về phổi. Chế biến thực phẩm
  3. Những công nhân làm trong ngành này có thể có nguy cơ nhiễm bụi bẩn, chất hóa học, khí gas, có nguy cơ mắc bệnh COPD là bệnh tắc nghẽn lưu thông không khí trong phổi, gây khó thở. Khi bệnh nặng, các vách của đường dẫn khí bị xơ hóa, tạo sẹo, các túi phế nang bị phá hủy dẫn đến suy hô hấp và tử vong sớm. Trong các nhà máy chế biến thực phẩm, diacety là một chất tạo hương vị được sử dụng cho bắp rang trong lò vi sóng. Một số loại rượu vang và thức ăn nhanh có thể là nguyên nhân gây bệnh chết người được gọi là viêm tiểu phế quản obliterans, có liên quan mật thiết đến bệnh COPD. Nhưng chỉ cần thực hiện một vài bước đơn giản cũng có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh này. Khi cho chất diacetyl vào một cái nồi lớn để pha trộn, nên đậy kín nắp và bịt khẩu trang có tính lọc không khí (khẩu trang hoạt tính). Chăm sóc sức khỏe
  4. Ước tính khoảng 8% - 12% người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở Mỹ nhạy cảm với dư lượng bột phấn được tìm thấy trong găng tay cao su, chất có thể gây ra hen suyễn. Ngay cả khi bạn không sử dụng găng tay cao su trực tiếp, nhưng nếu bao tay cao su để trong phòng, bạn vẫn có thể nhiểm chất phấn độc hại này qua không khí và gây dị ứng. Đối với các bác sĩ hay y tá thì bỏ đeo găng tay không thể là giải pháp. Có nhiều trường hợp phải bỏ nghề vì dị ứng với những chất từ găng tay. Nhưng một số bệnh viện đã có giải pháp: sử dụng găng tay tổng hợp không chứa mủ cao su. Dệt may
  5. Byssinosis, còn được gọi là bệnh xám phổi, một bệnh rất phổ biến thường thấy ở những người làm tại các công ty dệt thảm, khăn, tất, khăn trải giường và quần áo. Những công nhân có thể hít phải những phân tử hóa học được phát tán từ cotton và những nguyên liệu khác. Khi cắt, xé vải cotton sẽ sinh ra một số lượng khổng lồ bụi bẩn và có thể là nguyên nhân gây tắc nghẽn sự lưu thông không khí trong phổi. Nên cấm hút thuốc tại nơi làm việc vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Sẽ rất có lợi nếu đeo khẩu trang và cải thiện bộ máy thông gió ở nơi làm việc. Pha chế
  6. Phục vụ đồ uống trong một căn phòng có nhiều người hút thuốc làm cho nhân viên phục vụ có nguy cơ bị ung thư phổi, đặc biệt là khi tiếp xúc với khói thuốc trong nhiều năm. Nếu bạn phải làm việc trong môi trường cho phép hút thuốc như quán bar, thì lắp đặt hệ thống thông gió là một giải pháp. Làm bánh
  7. Làm bánh gần như đứng đầu trong danh sách các nghề gây bệnh hen. Những người làm bánh tiếp xúc với bụi từ các loại bột làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các chứng dị ứng hay sự nhạy cảm của các giác quan. Nguyên nhân gây nên bệnh hen khi làm bánh có thể từ một loại vi khuẩn có tác dụng làm mềm bột hay chất gây dị ứng văng ra từ các loại sâu bọ như bọ cánh cứng, bướm đêm, mọt thường thấy trong bột. Lắp đặt hệ thống thông gió và sử dụng mặt nạ bảo hộ là cách tốt nhất để phòng tránh mắc bệnh. Công nghiệp tự động
  8. Bệnh hen suyễn rất dễ phát sinh đối với người hoạt động trong ngành công nghiệp tự động, đặc biệt là sửa chữa thân máy. Các loại phun sơn tự động có chứa các chất như isocyanate (izoxianat), polyurethane (nhựa tổng hợp) có thể kích thích da, gây phản ứng dẫn đến co thắt ngực và khó thở. Một lượng nhỏ isocyanate (izoxianat) có thể gây nên bệnh hen suyễn khi người lao động nhạy cảm với chất này. Sử dụng mặt nạ, găng tay, kính bảo hộ, quạt thông gió có thể hỗ trợ phòng tránh bệnh trong trường hợp này. Chuyên chở
  9. Những người chuyên chở bằng xe tải, những người bốc hàng hóa từ cảng và nhân viên trong ngành đường sắt có nguy cơ bị mắc bệnh COPD. Sự thoát khí diesel là nguyên nhân chính. Mặc dù hiện nay các động cơ đã được cải tiến để tỏa ra ít diesel và sử dụng nhiên liệu diesel đốt cháy sạch hơn, nhưng sự thoát khí diesel vẫn rất phổ biến. Tránh tiếp xúc trực tiếp với khí diesel và đeo mặt nạ bảo hộ sẽ làm giảm khả năng gây ung thư phổi. Thợ mỏ
  10. Thợ mỏ nằm trong số những người có nguy cơ bị bệnh ung thư phổi cao, bao gồm cả bệnh COPD, bởi họ tiếp xúc trực tiếp trong môi trường bụi bẩn. Khoáng chất silic kết tinh, được biết như là thạch anh có ở các mỏ than, có thể dẫn đến bệnh bụi phổi, loại bệnh có những vết sẹo ngay trong phổi. Thợ mỏ cũng có nguy cơ mắc một loại bệnh về phổi khác được gọi là pneumoconiosis (bệnh đen phổi) - hậu quả của việc tiếp xúc với bụi bẩn của than đá trong nhiều năm. Không hút thuốc và sử dụng mặt nạ bảo hộ lọc bụi là biện pháp phòng tránh. Chữa cháy
  11. Lính cứu hỏa có thể hít phải khói và những chất hóa học tồn tại ở nơi xảy ra đám cháy. Mặc dù họ có sử dụng thiết bị hỗ trợ hô hấp rất tốt nhưng không phải khi nào họ cũng đeo chúng, đặc biệt là trong suốt thời gian bảo trì lại thiết bị hoặc khi lính cứu hỏa lượm nhặt những mảnh vụn để đảm bảo không bị bắt lửa. Tiếp xúc với những khoáng chất độc hại và khoáng chất amiăng (asbestos) là việc có thể xảy ra, ngay cả khi đám cháy đã được dập tắt. Hiệp hội quốc tế của những người lính cứu hỏa đã đề nghị mang thiết bị bảo hộ trong toàn bộ thời gian chữa cháy. Phạm Thanh Thủy (Theo PNO/health.com)
nguon tai.lieu . vn