Xem mẫu

  1. Những chuyện không phải ai cũng biết về giải Oscar Lễ trao giải Oscar lần thứ 80 nhằm tôn vinh những bộ phim xuất sắc nhất trong năm 2007 đã được tổ chức trong tháng 2 vừa qua. Có thể những thông tin, hình ảnh về giải thưởng này bạn đã biết nên chúng ta sẽ tạm quên các bộ phim, ngôi sao... để tìm hiểu chuyện bên lề Oscar. Giải thưởng hàn lâm (Academy Awards) hay giải Oscar như khán giả vẫn thường gọi, là giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực điện ảnh do Viện hàn lâm khoa học và nghệ thuật điện ảnh sáng lập và chấm giải. Đây là tổ chức bao gồm 5.830 thành viên trong đó có 1.311 diễn viên. Lễ trao giải Oscar được tổ chức thường niên kể từ năm 1929. 1. Tượng vàng Oscar Tượng vàng Oscar là một khối hợp kim Brittani mạ vàng, cao khoảng 34cm và nặng khoảng gần 4kg, miêu tả một hiệp sỹ cầm kiếm đứng yên trên một cuộn phim 35mm. Hiện nay, có nhiều ý kiến tranh cãi nguồn gốc của cái tên Oscar vốn đã quá quen thuộc với người yêu điện ảnh. Nữ diễn viên Bett Davis cho rằng cái tên đó bắt nguồn từ người chồng thứ nhất của bà, Oscar Nelson, trong khi một nguồn tin khác lại cho rằng Giám đốc điều hành Viện hàn lâm Margaret Herrick mới chính là người đặt tên cho tượng vàng. Khi lần đầu tiên nhìn thấy nó vào năm 1931, Margaret cho rằng hiệp sỹ cầm kiếm trong bức tượng trông giống hệt ông chú có tên Oscar của bà.
  2. Cho dù có xuất xứ như thế nào đi nữa, cả Oscar và giải thưởng Hàn lâm đều là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo vệ bản quyền và kể từ năm 1950, Viện hàn lâm khoa học và nghệ thuật điện ảnh đã ban hành quy định không cho phép bất kỳ người đoạt giải nào hoặc con cháu của họ được phép bán tượng vàng trước khi đề nghị tổ chức này mua lại với giá tượng trưng 1 đô la. 2. Điều kiện để được nhận đề cử và chấm giải Theo Quy định về giải thưởng của Viện hàn lâm, một bộ phim muốn dự tranh giải năm nay phải được chiếu trong khoảng thời gian từ 01/01 đến 31/12 năm trước đó tại hạt Los Angeles, bang California. Bộ phim phải có độ dài tối thiểu 40 phút (trừ thể loại phim ngắn) và phải được quay trên phim 35mm hoặc 70mm có tốc độ 24 hoặc 48 hình/giây đối với phim kỹ thuật số với độ phân giải gốc không được thấp hơn 1.280x720. Ở vòng bỏ phiếu đầu tiên, các thành viên của Viện hàn lâm khoa học và nghệ thuật điện ảnh sẽ bỏ phiếu cho những nội dung thuộc nhánh của họ (chẳng hạn các thành viên là diễn viên sẽ bỏ phiếu cho các giải Diễn viên xuất sắc nhất) trong khi tất cả các thành viên sẽ bầu cho giải Phim xuất sắc nhất. Người thắng cuộc sẽ được xác định ở vòng bỏ phiếu thứ hai khi mọi thành viên được quyền bầu cho tất cả nội dung đề cử. 3. Đêm trao giải Từ năm 2001, các đêm trao giải Oscar đều diễn ra trên Nhà hát Kodak Các giải thưởng chính sẽ được trao tại đêm trao giải truyền hình trực tiếp thường là vào tuần đầu của tháng 3, sáu tuần sau khi các đề cử được công bố. Đây là một trong những buổi lễ hoành tráng nhất thế giới khi các ngôi sao xuất hiện trên thảm đỏ trong những bộ trang phục cực kỳ lộng lẫy của các nhà tạo mẫu danh tiếng. Trong khi hầu hết khách mời đều phải mặc trang phục đại lễ, các ca sĩ có thể
  3. được châm chước bỏ qua quy định này vì họ sẽ phải biểu diễn các bài hát được đề cử ở hạng mục Ca khúc hay nhất. Có xấp xỉ 1 tỷ người chứng kiến Lễ trao giải Oscar trực tiếp hoặc qua băng đĩa, một con số có thể so sánh được với số lượng khán giả qua truyền hình của Thế vận hội Olympic và Vòng chung kết Cúp bóng đá thế giới. Do đó buổi lễ cũng là một cơ hội béo bở cho ngành công nghiệp quảng cáo. Quyền phát sóng Lễ trao giải là cuộc tranh giành giữa hai đại gia truyền hình NBC và ABC, hiện nay ABC có vẻ giành ưu thế khi độc quyền phát sóng buổi lễ này đến tận năm 2014. Sau hơn 50 năm thường được tổ chức vào thời điểm cuối tháng 3, đầu tháng 4 hàng năm, kể từ năm 2004, ban tổ chức quyết định dời lịch của buổi lễ vào thời điểm cuối tháng 2, đầu tháng 3 để rút ngắn thời gian các hãng phim lớn vận động hành lang cho các bộ phim của họ. 4. Những chuyện bên lề Chỉ có một người từng đoạt cả hai giải thưởng danh giá nhất thế giới - Oscar và Nobel - là đại văn hào George Bernard Shaw. Ông giành giải Oscar cho kịch bản chuyển thể hay nhất vào năm 1938 sau khi đã giành giải Nobel văn học vào năm 1925. Walt Disney, người sáng lập ra hãng phim hoạt hình nổi tiếng mang tên ông, là người giành được nhiều giải Oscar nhất: 22 giải chính thức và 4 giải danh dự. Ông cũng được đề cử tới 64 giải Oscar trong toàn bộ sự nghiệp của mình. Diễn viên cao tuổi nhất giành được giải Oscar là Jessica Tandy. Bà giành giải khi đã 80 tuổi với vai diễn trong phim Driving Miss Daisy.
  4. Diễn viên nhỏ tuổi nhất giành giải Oscar là Tatum O'Neal với bộ phim Paper Moon. Khi đó, cô bé mới tròn 10 tuổi. Người duy nhất giành được hơn 3 giải Oscar trong toàn bộ sự nghiệp là huyền thoại Katherine Hepburn. Bà đã 4 lần sở hữu tượng vàng cho hạng mục "Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất" trong các phim Morning Glory (1933), Guess Who's Coming to Dinner (1967), The Lion in Winter (1968) và On Golden Pond (1981).
  5. James Dean là diễn viên duy nhất còn nhận được đề cử ngay cả khi ông đã qua đời vào năm 1955 với hai bộ phim East of Eden (1956) và Giant (1957). Trong lịch sử gần 80 năm của giải Oscar, chỉ có 3 bộ phim giành trọn bộ những giải thưởng quan trọng nhất (Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Nam diễn viên chính xuất sắc nhất, Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, Kịch bản hay nhất). Đó là I happened one night, One Flew over the Cukoo's Nest và The Silence of the Lambs. Có 3 bộ phim "quét sạch" tất cả các hạng mục mà nó được đề cử: Gigi (đoạt cả 9 đề cử), The Last Emperor (đoạt cả 9 đề cử) và The Lord of the Rings: The Return of the King (đoạt cả 11 đề cử).
  6. Tràng vỗ tay tán thưởng dài nhất được dành cho huyền thoại Charlie Chaplin khi ông giành giải vào năm 1972. Cả khán phòng đã đứng dậy vỗ tay chúc mừng ông tới gần 10 phút. Ba tiêu chí bất thành văn để một bộ phim giành giải Oscar đối với những nhà sản xuất kỳ cựu là: thứ nhất, đó phải là một bộ phim có tính nhân văn, lay động được tình cảm của khán giả; thứ hai nó phải được phát hành vào dịp cuối năm để vẫn còn lưu lại ấn tượng trong tâm trí của các thành viên hội đồng nghệ thuật và cuối cùng là phải thành công, nhưng không được quá thành công tại các quầy bán vé.
nguon tai.lieu . vn