Xem mẫu

TẠPCHÍ KHOAHỌC, Đại học Huế, Số 51, 2009 NHỮNG CÁCH TÂN QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI Bùi Thanh Truyền Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Lê Biên Thuỳ Trường Đại học Dân lập Phú Xuân TÓM TẮT Hồ Anh Thái là một trong số những gương mặt tiểu thuyết tiêu biểu của văn học Việt Nam thời đổi mới. Một trong những nỗ lực dễ nhận thấy và rất đáng ghi nhận của tác giả này là sự cách tân trên bình diện nghệ thuật về con người - hạt nhân của sự thay đổi, phát triển một giai đoạn văn học. Đây chính là một đóng góp quan trọng của nhà văn cho công cuộc hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam đương đại nói chung, tiểu thuyết nói riêng. 1. Gần đây, người ta thường nói đến sự thống ngự của truyện ngắn trên văn đàn Việt Nam đương đại. Điều đó không có nghĩa là tiểu thuyết không còn địa vị nhất định của nó. Sự phát triển theo khuynh hướng chậm mà chắc của tiểu thuyết suốt hai thập kỉ qua gắn liền với tên tuổi của những cây bút như Nguyễn Khắc Trường, Chu Lai, Bảo Ninh, Nguyễn Khắc Phục, và gần đây nhất là Nguyễn Xuân Khánh, Võ Thị Hảo, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái,... Đây là những phong cách đã được định hình, có những chỗ đứng vững chắc trong lòng công chúng. Những sáng tác nặng kí của họ đã góp phần mang lại diện mạo mới cho văn xuôi đương đại, nhất là trên phương diện quan niệm nghệ thuật về con người - hạt nhân của sự chuyển biến một giai đoạn văn học. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy trong sáng tác của một gương mặt tiêu biểu: nhà văn Hồ Anh Thái - người đang chiếm được nhiều cảm tình của độc giả hiện nay. Ngoài sự sung sức trong sáng tạo, tác phNm của anh còn tạo ấn tượng đối với bạn đọc bởi sự tìm tòi để không ngừng đổi mới về phong cách. Với liên tiếp những sáng tác gây tiếng vang trong dư luận như Trong sương hồng hiện ra, Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm, Đức Phật nàng Savitri và tôi..., nhà văn này đã dần dần khẳng định vị thế của mình, phả vào đời sống văn học một luồng sinh khí mới với một cách viết “quen mà lạ”: rất giàu tính hiện thực đan cài nhiều yếu tố hư ảo, đôi khi ma quái. Là một cây bút trẻ, rất nhạy cảm với môi trường công nghiệp hiện đại, lại có vốn văn hoá Phật giáo sâu sắc, Hồ Anh Thái đã lựa chọn cho mình một phương thức thể hiện rất riêng. Chính sự kết hợp hài hoà giữa cái phương Tây mới lạ và nét phương 171 Đông thuần hậu đã ươm mầm cho cách cảm, cách nghĩ, cách chiêm nghiệm về “cõi người” trong những trang viết của anh. Dẫu vẫn còn đôi điều cần bàn cãi, nhưng công bằng mà nói, những tiểu thuyết của nhà văn này đã thể hiện sự nghiêm túc, khắt khe trong việc tìm tòi, đổi mới văn học trên nhiều phương diện, nhưng đáng chú ý nhất là quan niệm nghệ thuật về con người. Đây là nhân tố, điểm tựa quan trọng góp phần làm thay đổi diện mạo văn xuôi đương đại. 2. “Con người là điểm xuất phát, là đối tượng khám phá chủ yếu vừa là cái đích cuối cùng của văn học, đồng thời cùng là điểm quy chiếu, là thước đo giá trị của mọi vấn đề xã hội, sự kiện và biến cố lịch sử” (1). Nguồn gốc sâu xa của tiến trình đổi mới văn học nói chung, của một tác giả nói riêng, đều bắt nguồn từ trong cảm hứng sáng tạo, trong quan niệm nghệ thuật về con người, trong tư duy nghệ thuật. Con người, theo quan niệm triết học phương Đông, là một tiểu vũ trụ huyền bí và sâu thẳm mà văn học tự cổ chí kim vẫn không khám phá hết. Quan niệm nghệ thuật về con người có thể xem là một thước đo trình độ chiếm lĩnh hiện thực đời sống của tác phNm, tác giả: “Quan niệm nghệ thuật về con người tạo thành cơ sở, thành tố vận động của nghệ thuật” (2). Đối với văn học Việt Nam, sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người diễn ra lần đầu vào nửa đầu thế kỷ XX khi điều kiện xã hội thay đổi làm xuất hiện những con người mới. Văn học phản ánh cách cảm, cách nghĩ của những con người đó nên cũng phải tự đổi mới mình cho phù hợp. Từ 1945 – 1975, do chú trọng các nhiệm vụ chính trị, lấy việc phản ánh và động viên kịp thời cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc làm mục đích tối thượng, truyện ngắn và nhất là tiểu thuyết thường hướng tới những bức tranh hiện thực hoành tráng, trong đó, đề tài chiến đấu và lao động sản xuất của quân và dân ta nổi lên như hai gam màu chủ đạo. Và con người - linh hồn của bức tranh hiện thực đầy tinh thần lãng mạn cách mạng, ngùn ngụt không khí sử thi đó cũng hiện lên trong chân dung của con người quần chúng, con người tập thể, đôi khi thiếu cá tính, nhạt mờ về tâm lí. Do nghiêng về chú trọng vận mệnh dân tộc, văn học giai đoạn này dường như cũng chỉ mới phản ánh cái hiện thực bề nổi, dù có đạn bom nhưng vẫn trong lành, tinh khiết đến độ “vô trùng”, mà chưa có điều kiện để phản ánh một cách toàn diện cái hiện thực phức tạp và khốc liệt của chiến tranh, chưa đi sâu vào những mâu thuẫn nội bộ nhân dân, vào những vấn đề xã hội trong cuộc sống bình thường hằng ngày của con người, vào số phận cá nhân, hạnh phúc cá nhân. Những vấn đề cội rễ nhân bản của văn học chỉ được đặt ra như một bình diện phụ, sau bình diện con người - xã hội, cả trong sáng tác cũng như trong nghiên cứu. Tính hiện thực của văn học vì thế cũng được đo bằng sự phản ánh những mặt cơ bản của hiện thực là sản xuất và chiến đấu. Hiện thực này nhiều khi là cái cần có hơn là cái hiện có. Điều này đôi lúc, đôi nơi đã không thể tránh được sự lệch lạc trong nhìn nhận, đánh giá tính hiện thực của văn học, sự sơ lược, giả tạo, công thức trong phản ánh, khám phá cuộc sống của nhà văn. 172 Sau năm 1975, mà nhất là sau 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, văn học bị chi phối bởi quy luật của thời bình. Lúc này, văn xuôi kháng chiến về cơ bản đã hoàn tất sứ mệnh của mình, nhường chỗ cho một nền văn học mới thích ứng với những chất liệu mới của cuộc sống. Cái hiện thực mà văn học đang cố gắng nắm bắt cũng đã thay đổi một cách căn bản: Từ chất liệu anh hùng ca chuyển sang chất liệu đời thường. Bên cạnh hiện thực đời sống hiện ra sống động với trăm ngàn dáng vẻ, thì con người - trung tâm của sự thay đổi chất liệu văn học - như nhận xét của Ban chấp hành Hội Nhà văn -một thế giới với số phận riêng và trong mối quan hệ cũng hết sức phong phú và phức tạp của nó đối với toàn xã hội, trở thành mối quan tâm hàng đầu của sáng tác. Con người được nhìn nhận nhiều chiều hơn, thật hơn. Bên cạnh cái đẹp, cái anh hùng, cái cao cả, con người trong văn học giờ đây còn có cả cái xấu xí, cái thô kệch, thấp hèn... Tiểu thuyết của Hồ Anh Thái đã phản ánh một cách trung thực những bộn bề, phức tạp của cuộc sống thời khủng hoảng, thời xây dựng. Nhân vật trong tiểu thuyết của anh chính vì lẽ đó cũng trở nên gần gũi với tầm đón nhận, thị hiếu của người đọc. Đó là những con người mà ta có thể bắt gặp xung quanh hay bắt gặp ngay trong chính mình. Mỗi người là một “nhân vị” riêng với những mảnh đời khác nhau, những bi kịch khác nhau. Đó là những con người trần thế với tất cả chất người tự nhiên của nó. Hướng tới xác lập phong cách riêng, qua đó, mang lại sinh khí mới cho đời sống văn học bằng việc xây dựng chân dung con người mới hiện đại chính là tham vọng, nỗ lực của Hồ Anh Thái. Cũng như bao nhà văn đương đại khác, Hồ Anh Thái vẫn tìm đến những đề tài chiến tranh nhưng anh đã có cái nhìn sâu hơn về người chiến sĩ. Không lý tưởng hoá họ mà anh đi sâu vào nội tâm, kiếm tìm, lật xới, đưa ra ánh sáng những phần khuất lấp bên trong con người bấy lâu nay còn Nn giấu. Anh mạnh dạn nhìn vào hiện thực chiến tranh và không khỏi đau xót trước hình ảnh những cô thanh niên xung phong, một thời phục vụ cho cuộc chiến, hy sinh tuổi xuân, sắc đẹp vì lý tưởng, để rồi chiến tranh qua đi chính họ lại cô đơn, lạc lõng và trở thành những “người đàn bà trên đảo”. Quay trở về với cuộc sống, họ ngỡ ngàng trước hiện thực, xót xa vì nhận ra cái tuổi đẹp nhất của mình đã vùi sâu dưới lòng đất, nơi chỉ còn những mảnh bom đạn và ký ức. Trong sương hồng hiện ra cũng đề cập đến con người anh hùng, nhưng không phải là những anh hùng chỉ biết ngNng cao đầu tiến lên, nhằm thẳng hướng quân thù mà họ còn là những anh lính thích nhảy và ưa hát, lại khá tinh nghịch. “Chất” lính với những hình ảnh rất đời thường, hồn nhiên và đáng yêu như thế có lẽ rất hiếm thấy trong tiểu thuyết trước đây, khi mà đa phần người viết đều thiên về nhìn nhận họ như những người anh hùng, chỉ biết chiến đấu, chỉ biết hy sinh. Đóng góp của người viết là đã dũng cảm tước bỏ vầng hào quang văn chương do cái nhìn sử thi quy định để chiến tranh hiện ra chân thật, sống động và toàn diện trong ánh sáng đích thực của nó. Mỗi thời đại có một quan niệm nghệ thuật về con người và mỗi nhà văn lại có cách khai thác, thể hiện riêng nhưng phần lớn đều có khát vọng đi sâu mổ xẻ nội tâm của họ để kiếm tìm một con người khác - một con người “không trùng khít với chính mình”. 173 Trong những tác phNm gần đây của Tạ Duy Anh, chúng ta thấy tác giả thường xuyên độc thoại với cái tôi chính mình, khám phá chính mình để trả lời cho câu hỏi “Mình là ai?”. Võ Thị Hảo cũng thế. Chị để cho nhân vật Từ Đạo Hạnh (Giàn Thiêu) đứng trước sự lựa chọn: Có nên đầu thai vào kiếp khác hay không? Nguyễn Minh Châu thì đặt nhân vật vào quá trình tự đấu tranh, cọ xát bên trong để họ có điều kiện tự ý thức, đánh giá lại chính mình qua một loạt tác phNm: Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau, Chiếc thuyền ngoài xa, Phiên chợ Giát… Còn Hồ Anh Thái thì cho nhân vật Đông ở Cõi người rung chuông tận thế, trong vai trò của nhân vật - người kể chuyện xưng “Tôi”, sống hoà mình vào cái ác, “đồng hội đồng thuyền” với cái ác (biểu hiện qua tuyến nhân vật đồng dạng Cốc, Phũ, Bóp). “Tôi” đã có một quá trình tự vấn, đứng chênh vênh giữa hai bờ thiện và ác để sám hối, để thức tỉnh, để tự tìm cho mình một con đường. Hành trình dấn thân - tự vấn của nhân vật đã giúp cho người đọc nhận biết được phần Nn khuất bên trong của Đông – cũng là của chính mình. Con người trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái phức tạp, đa dạng và đều là những lát cắt chân thực cuộc sống đương đại với đầy đủ những cung bậc “đa sự - đa đoan” của nó. Đó không phải là những con người “đơn trị”, “dễ hiểu” mà là con người đa chiều, đa diện. Khuynh và Diệu trong Người và xe chạy dưới ánh trăng luôn sống với hai cuộc đời thật - giả. Khát vọng quyền lực đến mức bệnh hoạn đã đưa Khuynh đến bi kịch. Khi biết tin vợ con anh chết trong một trận bom, mọi người đều chia buồn, an ủi, nhưng họ đã lầm. Và sự thật tàn nhẫn đến khó tin này đã được tác giả mượn lời một nhân vật khác để phơi ra trần trụi: “Anh Chín tưởng Khuynh đau đớn về vợ con? Không đâu, khi đơn vị chuyển đi, Khuynh cảm thấy như trút được gánh nặng, và đã để vợ con ở lại. Cũng là trong suốt mấy năm ở tuyến lửa, Khuynh ít nghĩ tới họ” (3). Cái chết ấy dường như với Khuynh là một sự giải thoát. Không ai hiểu được Khuynh ngoại trừ bà mẹ, bà biết: “Con bà nếu làm chồng làm cha sẽ là một người chồng người cha dửng dưng, lạnh lẽo. Nếu là một người yêu sẽ là một người yêu ích kỷ, không bao giờ yêu hết mình, ngoại trừ nỗi đam mê xác thịt cuồng bạo” (3). Con ngựa chạy mãi cũng cuồng chân; khi tất cả đã trở thành vô nghĩa, điều đầu tiên Khuynh muốn là gỡ bỏ cái mặt nạ về một gia đình hạnh phúc, ấm êm của mình để đến với Hoài - người Khuynh yêu. Ranh giới giữa một người thành đạt và bất hạnh thật mỏng manh. Hơn ai hết, anh là người nhận ra điều đó. Việc lựa chọn ra đi của Khuynh thể hiện sự nhận thức sâu sắc của nhân vật về cuộc đời mình. Anh không còn gì ngoài hai bàn tay trắng và tình yêu cuối mùa với người đàn bà có bộ mặt nhàu nát theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Bi kịch của anh không đơn giản chỉ là vấn đề của một cá nhân mà còn mang dấu ấn thời đại khá rõ; ở đó, con người không ngừng bị chi phối, giăng mắc trong vô vàn mối quan hệ, bị tác động bởi không ít những “hóa chất” có sức... tha hóa nhân tính cực mạnh: danh vọng, địa vị, sự đố kị, lòng tham,... Nghĩa là, nói như một số nhà nghiên cứu văn học hiện nay, sáng tác của Hồ Anh Thái đã đạt đến thế quân bình văn học, bởi chúng vừa "hướng ngoại" lại vừa "hướng 174 nội". Một mặt, người viết tái hiện bức tranh hiện thực sống động với những mặt đối lập riêng – chung, cá nhân - cộng đồng, trăn trở đi tìm câu trả lời cho câu hỏi mang tính nhân văn về những vấn đề của đời sống xã hội, đời sống người đời; mặt khác, và là mặt chủ yếu, nhà văn chú trọng khai thác một "hiện thực" khác, phong phú và dồi dào chất liệu không kém, đó là thế giới bên trong thầm kín, thế giới vi mô con người, bằng một ngôn ngữ văn xuôi sống động và đa nghĩa. Từ góc độ này, có thể thấy, Hồ Anh Thái đã không ngại ngần khi dấn thân vào một cuộc hành trình, theo như cách nói của Nguyễn Minh Châu, thể hiện rất rõ "niềm hạnh phúc lớn nhất và cũng là cái điều khổ ải nhất của anh cầm bút xưa nay". Với cái nhìn trực diện vào cái ác, cái xấu, vào những mặt trái của xã hội, qua cách khám phá thế giới tế vi của nhân vật, Hồ Anh Thái đã thật sự đặt ra những vấn đề “nổi cộm” của thời đại và chúng trở thành những thông điệp có ý nghĩa sâu sắc. Con người được nhìn nhận như một cá thể bình thường nên nó trần trụi hơn trong tác phNm của Thái. Thế giới nhân vật của anh là những con người phàm tục trăm phần trăm. Chỉ biết hưởng thụ, sống gấp, họ thu mình lại trong thế giới cá nhân hết sức vị kỉ. Đó là mảnh đất màu mỡ cho sự sinh sôi nảy nở của cái xấu, cái ác. Họa sĩ Chuối Hột trong Mười lẻ một đêm có cái sở thích kỳ lạ đến quái đản: “48 cái xuân xanh là 48 mùa cởi mở, thời trang yêu thích nhất là bộ cánh lúc lọt lòng mẹ” (4). Anh ta sống cô lập, tách biệt với mọi người xung quanh. Trong Cõi người rung chuông tận thế, bộ ba công tử Bóp, Phũ, Cốc luôn chìm đắm trong ốc đảo của những kẻ dư thừa tiền bạc, thiếu thốn thú vui lạ kì. Cốc luôn đê mê trong cuộc sống tình dục buông thả đến không tưởng. Bóp tìm đến khoái cảm bệnh hoạn bằng cách bóp cổ những con vật cho đến chết. Nhân cách của Phũ cũng lệch lạc không kém, thú tiêu khiển quái gở của hắn là sưu tập... những chiếc quần lót của các cô gái sau khi đã qua đêm với mình. Cách sống của những người này làm cho chúng ta không khỏi lo sợ cho một thế hệ thanh niên hiện đại ngày nay với lối sống buông thả, bất cần, gấp gáp. Nhân vật nữ của truyện cũng không phải là một ngoại lệ. Yên Thanh, một hoa khôi có khuôn mặt đồng trinh, trong sáng đến lạ lùng, bỗng chốc trở nên “dâm đãng”, “không thể sống nổi một tháng mà không có đàn ông”. Rõ ràng, bất kể nam nữ, họ dường như đều tự thiết lập cho mình một thế giới riêng biệt nằm ngoài vòng cương tỏa của xã hội. Tường trong Người đàn bà trên đảo cũng vậy. Là kẻ tật nguyền, bị loại ra khỏi vòng quay tàn nhẫn của chiến tranh, Tường đã rất ý thức về trị giá... giống đực của mình và tận dụng mọi cơ hội (cả khách quan lẫn chủ quan), bày ra mọi thủ đoạn để biến mình thành người... phối giống cho tất cả những người đàn bà Đội Năm. Nhân vật Bà mẹ với năm lần đò và vô vàn những cuộc phiêu lưu tình ái trong Mười lẻ một đêm cũng kinh hoàng không kém. Ham muốn tình dục vượt ngưỡng khiến người mẹ trẻ này sẵn sàng gạt sang bên cái gọi là phNm hạnh thiêng liêng đối với một phụ nữ bình thường – đó là chăm lo, gìn giữ hình ảnh của mình trong mắt của con cái: bà không cần giấu giếm khi để cho đứa con gái của mình “phải chứng kiến tất cả các thể loại đàn ông của mẹ”. Câu 175 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn