Xem mẫu

  1. TÀI LIỆU ĐỀ TÀI Nhận thức về nghề nghiệp và giá trị nghề nghiệp hậu cần quân sự của học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học ở Học viện Hậu cần hiện nay 1
  2. MỤ C L Ụ C MỤC LỤC ....................................................................................................................................2 NHẬN THỨC VỀ NGHỀ NGHIỆP VÀ GIÁ TRỊ ...................................................................3 NGHỀ NGHIỆP HẬU CẦN QUÂN SỰ CỦA HỌC VIÊN .....................................................3 ĐÀO TẠO SĨ QUAN HẬU CẦN CẤP PHÂN ĐỘI - BẬC ĐẠI HỌC ...................................3 Ở HỌC VIỆN HẬU CẦN HIỆN NAY ......................................................................................3 Thân Trung Dũng........................................................................................................................3 II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................................................3 1. Nhận thức của học viên về nghề nghiệp hậu cần quân sự ...................................................4 2. Nhận thức của học viên về những giá trị nghề nghiệp hậu cần quân sự ............................5 3. Những biện pháp cơ bản nâng cao nhận thức về nghề nghiệp và giá trị nghề nghiệp hậu cần quân sự cho học viên ............................................................................................................6 2
  3. NHẬN THỨC VỀ NGHỀ NGHIỆP VÀ GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP HẬU CẦN QUÂN SỰ CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO SĨ QUAN HẬU CẦN CẤP PHÂN ĐỘI - BẬC ĐẠI HỌC Ở HỌC VIỆN HẬU CẦN HIỆN NAY (Đã in Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Hậu cần quân sự số 26 (53) tháng 1 năm 2009) Thân Trung Dũng1 I. MỞ ĐẦU Ngày nay, nghiên cứu giá trị và định hướng giá trị (ĐHGT) đã trở thành vấn đề được quan tâm của toàn thể nhân loại, các quốc gia, các dân tộc, các giai cấp và của cá nhân trong xã hội. Bởi giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng, nó xác định được những cái cần có và có ích của chủ thể, của xã hội. Trong nghiên cứu về định hướng giá trị, nhận thức về giá trị nói chung và giá trị nghề nghiệp (GTNN) nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn, phấn đấu và hoàn thành những mục tiêu mà cá nhân đã chọn. Do đó, nghiên cứu nhận thức về nghề nghiệp và GTNN của học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học để từ đó đưa ra những biện pháp cơ bản nâng cao nhận thức về nghề nghiệp và GTNN hậu cần quân sự cho học viên là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. Ý tưởng của bài viết được xuất phát từ những câu hỏi nghiên cứu cơ bản như: Học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học ở Học viện Hậu cần nhận thức về nghề nghiệp hậu cần quân sự như thế nào? (Quan niệm của học viên về nghề nghiệp hậu cần quân sự?). Những GTNN nào được học viên lựa chọn, đánh giá cao, coi là quan trọng? Biện pháp nào góp phần nâng cao nhận thức về nghề nghiệp và GTNN hậu cần quân sự cho học viên?... Xuất phát từ những lý do đó, tác giả lựa chọn viết bài “Nhận thức về nghề nghiệp và GTNN hậu cần quân sự của học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học ở Học viện Hậu cần hiện nay”. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bài viết được hình thành từ việc kế thừa chọn lọc kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Học viện: “Định hướng GTNN cho học viên đào tạo sĩ quan đào tạo củ nhân hậu cần cấp phân đội ở Học viện Hậu cần hiện nay”. Với phương pháp điều tra xã hội học, nghiên cứu đã khảo sát 280 học viên đang học năm thứ hai và năm thứ tư ở d1 và d2. Thông tin thu được từ khảo sát được xử lý bằng phần mền chuyên dụng SPSS15.0. Sản phẩm nghiên cứu là một bộ số liệu và một 1 Trung uý, ThS Khoa Công tác Đảng, Công tác Chính trị 3
  4. báo cáo khoa học đã được Hội đồng khoa học xã hội và nhân văn Học viện đánh giá đạt loại khá. Dưới đây, chỉ xin giới thiệu với bạn đọc những kết quả nghiên cứu thu được về chủ đề bài viết đề cập: 1. Nhận thức của học viên về nghề nghiệp hậu cần quân sự - Hoạt động hậu cần quân sự và hoạt động của sĩ quan hậu cần là một nghề Trong quan niệm của đại đa số học viên thì hoạt động hậu cần quân sự và hoạt động của sĩ quan hậu cần quân đội là một nghề trong xã hội. Kết quả khảo sát cho thấy có tới 98.6% học viên được hỏi cho rằng hoạt động hậu cần quân sự và hoạt động của sĩ quan hậu cần quân đội là một nghề, chỉ có 1.4% không đồng ý với quan niệm này. Khi so sánh tương quan năm học của học viên thấy có sự khác biệt nhỏ: 100 % học viên năm thứ hai cho rằng hoạt động hậu cần quân sự và hoạt động của sĩ quan hậu cần quân đội là một nghề trong khi tỷ lệ này ở nhóm học viên năm thứ tư là: 97.3%. - Hoạt động hậu cần quân sự và hoạt động của sĩ quan hậu cần là một nghề đặc biệt. Hoạt động hậu cần quân sự và hoạt động của sĩ quan quân đội trong quan niệm của đa số học viên là một nghề trong xã hội, song khác với các nghề thông thường khác, nó là một nghề đặc biệt. 100 % học viên coi hoạt động hậu cần quân sự và hoạt động của sĩ quan hậu cần quân đội là một nghề đều đồng ý rằng đây là một nghề đặc biệt. Họ cho rằng, sở dĩ hoạt động hậu cần quân sự và hoạt động của sĩ quan hậu cần quân đội là một nghề đặc biệt vì những lý do cơ bản sau: Lý do được học viên lựa chọn nhiều nhất là: Vì chức năng chủ yếu là chiến đấu bảo vệ Tổ quốc 59.6%; tiếp đến Là loại lao động đặc biệt mang ý nghĩa chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội sâu sắc: 52.5%; Địa bàn hoạt động là nơi khó khăn gian khổ (biên giới, hải đảo,...) 33.6%; Công cụ chính được trang bị phương tiện chuyên ngành, vũ khí hiện đại: 31.4%; Tổ chức hoạt động chặt chẽ, chủ yếu theo mệnh lệnh, điều lệ ngành hậu cần: 21.4%. Như vậy, học viên đã lựa chọn những tiêu chí rất đặc trưng (về mục tiêu, nhiệm vụ nghề nghiệp, tính chất, đặc trưng, loại hình hoạt động,…) của nghề nghiệp hậu cần quân sự với tỷ lệ lựa chọn khác nhau để chứng minh rằng hoạt động hậu cần quân sự và hoạt động của sĩ quan hậu cần quân đội là một nghề đặc biệt. Nhận thức được sự đặc biệt của nghề nghiệp là cơ sở cho mỗi học viên lựa chọn những GTNN phù hợp, cũng như xác định ý chí quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ chiếm lĩnh tri thức và các GTNN. Qua quá trình tiếp xúc, trao đổi với học viên, tác giả bài viết thấy rằng, đa số học viên đã nhận thức được sự gian khổ, vất vả của hoạt động quân sự, nhưng họ vẫn quyết tâm lựa chọn và thi vào trường. Song bên cạnh đó vẫn có một số học viên còn đơn giản khi nhận thức về tính chất và đặc điểm của hoạt động hậu cần quân sự. Có một số học viên thừa 4
  5. nhận rằng trước khi trở thành học viên trong nhà trường quân sự, hình ảnh anh bộ đội chững chạc, oai phong đã gây ấn tượng lớn tạo động cơ cho họ thi vào trường quân sự, khi thi đỗ vào trường cảm thấy rất mừng vui, song vào học mới cảm nhận được sự gian khổ, vất vả của nghề nghiệp, thấy mệt mỏi, chán nản. Thậm chí một số học viên đã thừa nhận rằng, nếu biết trước vào quân đội gian khổ, vất vả như thế này, thì sẽ chọn thi trường khác. Thực tế cho thấy, do không nhận thức được đặc điểm, tính chất của hoạt động nghề nghiệp hậu cần quân sự, sự phù hợp về năng lực, sức khoẻ với nghề mà hàng năm, ở các Học viện, nhà trường quân đội vẫn có những trường hợp học viên phải trả về địa phương do sức khoẻ, năng lực không đáp ứng được nhiệm vụ học tập, rèn luyện. 2. Nhận thức của học viên về những giá trị nghề nghiệp hậu cần quân sự Để thu thập thông tin về vấn đề này, tác giả đã đưa ra câu hỏi: Vì những lý do (giá trị) nào sau đây, đồng chí lựa chọn trở thành người sĩ quan hậu cần quân đội? Kết quả thu được cho thấy, những GTNN được học viên lựa chọn với tỷ lệ cao theo thứ tự như sau: thứ nhất, Tự hào là sĩ quan hậu cần chiếm tới 69%; tiếp đó là Được trở thành “Bộ đội cụ Hồ” là niềm vinh dự: 63.3%, thứ ba là Không phải lo kiếm việc làm sau khi ra trường: 60.7%, thứ tư là tiêu chí: Tự hào với truyền thống quân đội, truyền thống ngành hậu cần: 59.3%. Như vậy, có thể thấy, trong quan niệm của đa số học viên những giá trị tinh thần mang lại GTNN cho họ và được họ đề cao hơn so với các giá trị khác. Tỷ lệ lựa chọn những giá trị này của học viên năm thứ tư luôn cao hơn học viên năm thứ hai. Ví dụ như ở các tiêu chí: Học viên năm thứ hai lựa chọn giá trị: Tự hào là sĩ quan hậu cần là: 52.7%; Được trở thành “Bộ đội cụ Hồ” là niềm vinh dự: 55%; trong khi học viên năm thứ tư lựa chọn hai giá trị này cao hơn 10% với tỷ tệ tương ứng là: 65.1% và 70.5%. Điều này cho thấy, quá trình, giáo dục, đào tạo đã góp phần nâng cao nhận thức của học viên về những GTNN hậu cần quân sự. Đây cũng chính là cơ sở, động lực thúc đẩy học viên tích cực, tự giác vươn lên trong quá trình học tập rèn luyện. Tuy nhiên, nhóm những giá trị về vật chất, kinh tế cũng được học viên lựa chọn với tỷ lệ cao: Không phải lo kiếm việc làm sau khi ra trường: 60.7%; Không mất chi phí của gia đình trong quá trình đào tạo: 48.6%; Nghề nghiệp sĩ quan hậu cần là hướng phấn đấu có triển vọng: 38.2%.... Điều này cho thấy, trong quá trình lựa chọn các GTNN học viên đã có sự tính toán giữa những giá trị tinh thần với những giá trị vật chất, kinh tế như: kinh phí đào tạo, thu nhập, khả năng đảm bảo cuộc sống gia đình, nhu cầu cá nhân, khả năng thăng tiến của nghề đó. 5
  6. Song song với quá trình lựa chọn những giá trị vật chất, kinh tế và giá trị tinh thần thì những giá trị thuộc về cá nhân học viên như: Bản thân có sở trường, năng khiếu hậu cần quân sự; Nghề phù hợp với sức khoẻ và trình độ; Nghề phù hợp với hứng thú, sở thích cá nhân cũng là những giá trị được học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học lựa chọn với tỷ lệ chung tương ứng là: 10.4%; 33.9%; 15.4%. Ở những tiêu chí này vẫn có sự khác biệt lớn, học viên năm thứ tư có sự lựa chọn lớn hơn nhóm học viên năm thứ hai ở cả ba tiêu chí trên. Những số liệu thu được cho thấy nhận thức của học viên về sự phù hợp về sức khoẻ, trình độ, sở thích của học viên với nghề nghiệp hậu cần quân sự chưa cao, thậm chí chưa đầy đủ. Nhận thức đầy đủ về vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp cũng như quá trình phấn đấu rèn luyện, tiếp thu những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quá trình đào tạo. Như vậy, học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học ở Học viện Hậu cần đã nhận thức được những GTNN cơ bản của mình. Đặc biệt họ quan tâm đánh giá cao các giá trị mang ý nghĩa chính trị xã hội, đề cao các giá trị tinh thần. Các giá trị vật chất cũng đã được đề cập đến nhưng được lựa chọn với tỷ lệ thấp hơn. Tuy nhiên, nhận thức của học viên còn chưa thực sự đầy đủ và sâu sắc, một số học viên vẫn có ý nghĩ vào quân đội vì những lợi ích vật chất, kinh tế tầm thường, vào quân đội là để thăng quan tiến chức, để kiếm được nhiều tiền; học viên chưa nhận thức được sự khó khăn, gian khổ của nghề ”binh nghiệp”... Tỷ lệ lựa chọn, đánh giá các GTNN của học viên ở các năm học là khác nhau và tăng dần theo thời gian đào tạo; ở hầu hết các tiêu chí thì học viên năm thứ tư nhận thức nhận thức đầy đủ hơn học viên năm thứ hai. Những giá trị được học viên nhận thức, lựa chọn và đánh giá cao là: Các giá trị nghề nghiệp Tỷ lệ Xếp (%) b ậc 69 1 Tự hào là sĩ quan hậu cần 63.2 2 Được trở thành “Bộ đội Cụ Hồ” là niềm vinh dự 60.7 3 Không phải lo kiếm việc làm sau khi ra trường 59.3 4 Tự hào với truyền thống quân đội, truyền thống ngành hậu cần 48.6 5 Không mất chi phí của gia đình trong quá trình đào tạo 48.2 6 Sẽ bảo đảm được cuộc sống của gia đình 3. Những biện pháp cơ bản nâng cao nhận thức về nghề nghiệp và giá trị nghề nghiệp hậu cần quân sự cho học viên Trên cơ sở thực trạng nhận thức về nghề nghiệp và GTNN hậu cần quân sự của học viên, bài viết đề xuất những biện pháp cơ bản nâng cao nhận thức về nghề 6
  7. nghiệp và GTNN hậu cần quân sự cho học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học ở Học viện Hậu cần như sau: Thứ nhất, tăng cường đổi mới việc giáo dục nâng cao nhận thức về GTNN hậu cần quân sự cho học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học. Gắn chặt mục tiêu, yêu cầu đào tạo trong quá trình giáo dục đối với học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học ở Học viện Hậu cần đó là: Đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội có trình độ đại học theo yêu cầu chức vụ. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với mục tiêu lý tưởng của Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, quyết tâm phấn đấu theo con đường XHCN, yên tâm gắn bó với sự nghiệp xây dựng quân đội. Có ý thức tổ chức và tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Biết làm việc một cách chủ động, tự lực, sáng tạo. Có phong cách dân chủ, tập thể, chính quy, đoàn kết. Có lối sống lành mạnh, khiêm tốn, giản dị, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, gắn bó với quần chúng, được quần chúng tín nhiệm. Nội dung giáo dục GTNN cho học viên cử hậu cần cấp nhân phân đội ở Học viện Hậu cần hiện nay cần tập trung vào: tinh thần, ý thức trách nhiệm cao trong học tập, công tác, trong rèn luyện; tinh thần tự lực tự cường, độc lập, sáng tạo; trình độ học vấn, chuyên môn hậu cần, kỹ thuật quân sự; trình độ tổ chức, quản lý, chỉ huy; kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp theo chuyên ngành đào tạo; phẩm chất, đạo đức, lối sống cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, sống trong sạch lành mạnh… Đây là những giá trị đặc trưng của nghề nghiệp hậu cần quân sự, là cơ sở cho người học viên hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập rèn luyện tại trường và thực hiện tốt yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ được giao sau khi ra trường. Hai là, phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng trong quá trình giáo dục ĐHGT nghề nghiệp cho học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học. Việc giáo dục ĐHGT nghề nghiệp cho học viên không phải là việc làm của một cá nhân hay một tổ chức nào, mà nó là kết quả tổng hợp của nhiều tổ chức, nhiều lực lượng. Trong đó mỗi tổ chức, mỗi lực lượng có vai trò vị trí riêng, chức năng riêng và cùng hướng vào mục tiêu chung là đào tạo các học viên thành những sĩ quan có đủ phẩm chất, năng lực, yêu mến gắn bó với sự nghiệp xây dựng quân đội, xây dựng ngành hậu cần quân đội vững mạnh, chính quy. Hệ thống các tổ chức, các lực lượng tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục, ĐHGT nghề nghiệp cho học viên đào tạo cử nhân hậu cần cấp phân đội ở Học viện Hậu cần bao gồm: Tổ chức đảng các cấp, tổ chức chỉ huy, tổ chức đoàn thanh niên, tập thể học viên, các khoa giáo viên và đội ngũ giáo viên của các chuyên ngành. 7
  8. Các tổ chức và lực lượng này cần phải phối hợp trong việc giáo dục GTNN và ĐHGT nghề nghiệp cho học viên. Ba là, phát huy vai trò tự giáo dục, tự ĐHGT nghề nghiệp của học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học. Học viên vừa là khách thể vừa là chủ thể của quá trình giáo dục đào tạo nói chung và quá trình giáo dục GTNN nói riêng. Việc giáo dục GTNN cho học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi phát huy được vai trò tích cực, chủ động và sáng tạo của học viên trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội và thể nghiệm các GTNN đó trong học tập, công tác. GTNN hậu cần quân sự cũng được học viên tiếp thu bằng con đường giảng dạy như các tri thức khác. Học viên cần nắm vững bản chất, tính quy luật, sự phát triển và biểu hiện của các GTNN mà họ đã tiếp thu, lĩnh hội. Con đường rất quan trọng để lĩnh hội các GTNN là quá trình tự học, tự nghiên cứu, tự phân tích, tự thể nghiệm để rút ra kinh nghiệm cho mình. Tức là học viên tự xác định, lựa chọn cho mình những GTNN phù hợp trên cơ sở nắm vững mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Học viện. Bốn là, tổ chức tốt mọi hoạt động trong các đơn vị quản lý học viên kết hợp với việc tuyên truyền, giáo dục các GTNN là một biện pháp tích cực, có hiệu quả để nâng cao nhận thức về GTNN hậu cần quân sự cho học viên.. Sự thống nhất giữa giáo dục và hoạt động thực tiễn là một nguyên tắc trong giáo dục, xây dựng nhân cách người học viên. Nhân cách người học viên không thể hình thành và phát triển bằng những kiến thức sách vở đơn thuần mà bằng chính hoạt động thực tiễn hàng ngày, bằng hoạt động thực tiễn xây dựng đơn vị, thông qua các hoạt động chính trị xã hội, hoạt động sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu…trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo hoạt động quân sự và hoạt động chuyên môn hậu cần, qua đó khích lệ học viên say sưa, yêu mến ngành nghề được đào tạo, giúp học viên nhận thức được ý nghĩa chính trị xã hội to lớn của ngành nghề mà họ được đào tạo. Thông qua các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị để giáo dục, thuyết phục, động viên học viên nhiệt tình sáng tạo trong học tập, công tác, rèn luyện. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, nói chuyện lịch sử, kể chuyện truyền thống ngành hậu cần quân đội, hoạt động giao lưu kết nghĩa… để xây dựng ý thức, lòng tự hào đối với truyền thống ngành hậu cần quân đội từ đó học viên có nhận thức và thái độ đứng mực với GTNN của ngành hậu cần quân đội. Năm là, tích cực, chủ động phối hợp giữa đơn vị quản lý học viên với địa phương, gia đình trong quá trình giáo dục GTNN cho học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học. 8
  9. Để phối hợp giữa đơn vị quản lý với địa phương và gia đình, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị quản lý học viên cần làm tốt một số yêu cầu sau: Thường xuyên nắm vững tình hình, đặc điểm gia đình hậu phương của học viên do mình quản lý, nhất là các học viên có những biểu hiện chưa thật sự yên tâm trong học tập, rèn luyện và những học viên có những hành vi vi phạm kỷ luật từ đó liên hệ với địa phương và gia đình họ để giáo dục, động viên học viên yên tâm học tập, rèn luyện. Phối hợp với các cơ quan chức năng của Học viện tổ chức gặp mặt một số gia đình học viên tiêu biểu hoặc gia đình học viên “có vấn đề” để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ và những mong đợi của họ đối với con em mình; hoặc trao đổi thư từ phản ánh mọi mặt tình hình học tập, rèn luyện, sự trưởng thành của học viên với gia đình, địa phương, cùng với địa phương và gia đình thống nhất các biện pháp tác động giáo dục, định hướng cho học viên tạo sự yên tâm, phấn khởi cho học viên trong quá trình học tập, rèn luyện. Quản lý chặt chẽ tình hình chính trị, tư tưởng và các mối quan hệ xã hội của học viên. Những tác động của các mối quan hệ xã hội đối với học viên đến từ nhiều phía và gây ra nhiều vấn đề về tư tưởng, đạo đức, phẩm chất và ĐHGT nghề nghiệp theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Nếu quản lý tốt sẽ hạn chế đến mức thấp nhất các biểu hiện tiêu cực và những tác động không lành mạnh vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của học viên đối với việc học tập, rèn luyện và ĐHGT nghề nghiệp hậu cần. Bên cạnh đó, cần có chính sách phù hợp với những học viên tiêu biểu, xuất sắc, có thành tích trong học tập rèn luyện. Kết hợp đa dạng các hình thức khen thưởng, động viên, khích lệ học viên, gửi thư khen về gia đình, địa phương của học viên…để củng cố niềm tin, lòng tự hào của học viên và gia đình qua đó có mối liên hệ chặt chẽ hơn với gia đình động viên, nhắc nhở học viên học tập, công tác tốt. III. KẾT LUẬN Nâng cao nhận thức về nghề nghiệp và GTNN hậu cần quân đội cho học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học là một trong những nội dung rất quan trọng góp phần ĐHGT nghề nghiệp cho học viên. Để thực hiện tốt công việc quan trọng này cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng làm công tác quản lý, giáo dục trong Học viện. Trong quá trình thực hiện cần triển khai đồng bộ các giải pháp đã nêu ở trên./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Định hướng giá trị nhân cách đội ngũ si quan trẻ trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay – Tổng cục Chính trị - Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2002. 2. Nguyễn Thanh Phong, Đặng Văn Danh, Thân Trung Dũng - “Định hướng GTNN cho học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội - bậc đại học ở Học viện Hậu cần hiện nay” . Đề tài cấp học viện, 2008. 9
  10. 3. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang – Giá trị - Định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị - Chương trình Khoa học công nghệ cấp nhà nước KX-07, Hà Nội, 1995. 4. Quy chế giáo dục đào tạo - Học viện Hậu cần, Hà nội, 2003. Bạn nào cần tìm hiểu sâu hãy vào trang: tailieu.vn đê tìm bản thảo đề tài: Định hướng GTNN cho học viên đào tạo sĩ quan đào tạo củ nhân hậu cần cấp phân đội ở Học viện Hậu cần hiện nay. 10
nguon tai.lieu . vn