Xem mẫu

  1. Nhận thức rõ về công tác PR Trong cuộc sống và trong công việc, có những lúc chúng ta phải đặt ra theo đuổi các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn khác nhau. Khi đó, chúng ta cần tiến hành tổng kết xem tất cả các mục tiêu đã được hoàn tất chưa, và đánh giá kết quả đạt được so với kế hoạch đề ra Chúng ta biết rằng, một trong những yếu tố thiết yếu trong việc xây dựng kế hoạch và chương trình PR xác lập mục tiêu. Mục tiêu đóng vai trò vô cùng quan trọng vì chúng ta không thể xây dựng kế hoạch thành công nếu không xác lập được mục tiêu, và nếu không thể đánh giá được kết quả.
  2. Đối với hoạt động PR, nếu bạn không xác lập được mục tiêu và triển khai các biện pháp đánh giá thì hầu như bạn không thể kết luận được liệu các hoạt động PR hay một chiến dịch nào đó có đạt hiệu quả hay không, và từ đó bạn cũng không thể kết luận về mức độ thành công của các hoạt động mà mình đã thực hiện. Nếu những nhà quản lý hiểu rõ điều họ mong muốn,họ sẽ kỳ vọng vào kết quả có thể do đo lường được từ công tác PR. Những nhà quản lý giỏi của các tổ chức nhu Marks & Spencer thường sử dụng kỹ thuật này trong các hoạt động PR của mình. Họ không cần phải tốn nhiều chi phí vào các hoạt động quảng cáo nhưng vẫn có được danh tiếng nổi bật và duy trì được các hoạt động PR hiệu quả Có 3 cách chính để đánh giá kết quả của một chương trình PR: 1. Quan sát và trải nghiệm 2. Phản hồi và phân tích 3. Nghiêm cứu
  3. Quan sát và trải nghiệm Đây có lẽ là một phương pháp đơn giản nhất và ít tốn kém nhất, nhưng lại mang đến hiệu quả đánh giá rất cao. Nó tương tự như một chiến dịch thu nhập tin tức báo quân sự vì tập hợp hơn nhiều nguồn thông tin và tư liệu đa dạng khác nhau để phân tích và tổng hợp, nhằm đi đến một số kết luận ban đầu. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có mặt trái là những nhà phân tích có thể đưa ra những kết luận chủ quan hay thiều chính xác vì dựa trên những chứng cứ không đầy đủ và không xác thực nhưng nếu các phương pháp khác là phù hợp nhất. Sau đây là một số giải pháp này có thể triển khai thì giải pháp này có thể được xem là phù hợp nhất. Sau đây đây là một số vd cụ thể về phương pháp này: 1. Một chương trình quan hệ cộng đồng: Bạn có thể đánh giá sự thành công hay thất bại của chương trình này bằng cách theo dõi thái độ của giới truyền thông địa phương trước,
  4. trong và sau khi triển khai chương trình. Hoặc bạn cũng có thể quan sát cộng đồng địa phương qua hình thức đối thoại, thư tính và cả mời họ tham gia vào các sự kiện công cộng có những chủ đề liên quan đến họ. 2. Một chiến dịch tuyển dụng để nâng cao tiêu chuẩn kỹ năng và tay nghề của các nhân viên được tuyển dụng bằng cách phân tích tất cả những hồ sơ xin việc vào các vị trí trong tổ chức của bạn sau một khoảng thời gian, bạn có thể rút ra kết luận liệu chiến dịch này có thành công và hiệu quả không. 3. Một chương trình quan hệ truyền thông. Bằng cách đối chiếu tất cả những bài báo viết về chiến dịch PR, băng đĩa phát thanh và truyền hình, bạn có thể đánh giá chương trình có thành công hay không và có thể rút ra những kết luận ban đầu từ các kết quả thu được. Phản hồi phân tích
  5. PR là một quá trình hai chiều, vì thế cần phải lắng nghe các phản hồi chứ không chỉ đơn giản là quảng bá một chiều nhận và phân tích thông tin phản hồi là một phương pháp đánh giá rất có hiệu quả để đánh giá các hoạt động PR được triển khai. Đây là một hình thức điều tra thông tin; các thông tin thô sơ được thu nhập từ nhiều nguồn, dưới nhiều hình thức khác nhau; sau đó được chọn lọc đối chiếu, lưu trữ hoặc loại bỏ, và sau đó là phân tích. Từ những phân tích này bạn có thể rút ra được một kết luận tổng quát, về tính hiệu quả của chương trình PR. Tuy nhiên, phương pháp này cũng mang tính chủ quan, trừ khi nhân viên phân tích đảm bảo rằng họ không loại bỏ hay giữ lại thông tin theo ý kiến chủ quan của mình tất cả những thông tin phù hợp cần được giữ lại để phân tích, cho dù đó là những thông tin có ý nghĩa thấp. Các nhân viên phân tích cần xem xét cẩn trọng tất cả mọi thông tin thu được trong quá trình đánh giá chọn lọc cũng như phân tích kết quả. Nguồn thông tin bên ngoài như:
  6. 1. Những lời phàn nàn, khiếu nại 2. Ý tưởng và gợi ý 3. Báo cáo và đề xuất 4. Trích từ các bài báo 5. Theo dõi trên các phương tiện truyền thông phát sóng 6. Sách vở tạp chí các bái báo đặc biệt 7. Báo cáo của các uy ban có thẩm quyền ở cấp các địa phương, lẫn trung ương 8. Biên bản họp và thông báo 9. Các cuộc trao đổi ít chính xác nhất nhưng đôi khi lại cung cấp các thông tin đặc biệt
nguon tai.lieu . vn