Xem mẫu

  1. Nhăn nhở trong một thế giới điên . Cái tên TÒ HE và những bộ mặt đầy răng của Lê Kinh Tài dễ làm người xem lạc hướng. Nhưng nếu bạn dành nhiều thời gian trước các tranh và tượng và xem kỹ, rất kỹ, thì bạn sẽ thấy chúng không phải dành cho trẻ em và cũng không hướng tới trẻ em. Cái mà chúng tỏa ra không phải là sự hồn hậu ngây thơ hay niềm vui trong trẻo, chúng thể hiện (và ở đây khó mà không dùng tới một số từ ngữ đao to búa lớn) một cuộc vật lộn nội tâm rất hao tổn sức lực. So sánh sáng tác của anh với đồ chơi truyền thống thì cũng giống như so một cuộc đấm bốc tóe máu với mấy cách hích đẩy nhau của học sinh ở sân trường. (Lúc tôi ở
  2. phòng tranh, một cậu bé chừng tám tuổi vừa đi đi lại lại giữa các con tò he vừa lẩm bẩm một mình “Kinh quá! Kinh quá! Buồn nôn quá!”) Lê Kinh Tài băn khoăn về con người và xã hội nói chung – trong “Phiên chợ đời” và “Cụ thể nhìn từ ban công xuống con hẻm nhỏ”, các sinh linh chen chúc, bấu víu, cắn xé nhau – nhưng chủ yếu anh bị ám ảnh bởi chính bản thân mình. Trong thế giới của anh, những hình thù nửa người nửa thú cố gắng di chuyển trong những khung tranh khổng lồ nhưng vẫn chật chội. Chúng lê lết trên những chiếc chân ngắn và gầy, cái thân ốm yếu không mang nổi cái đầu to quá khổ. Chúng có vẻ ý thức được cái số phận thảm hại gắn với cái đầu bệnh tật (trừ những lúc phủi tay tự an ủi “Dù sao đầu to cũng tốt hơn”). Chúng mang những đôi cánh ngắn cũn cỡn vô dụng, nhưng vẫn không diệt được mong muốn tự do của mình. Mơ ước được giải phóng trở đi trở lại trong nhiều tranh. Sinh vật trong “Tư duy thầm kín” than thở “chỉ vì đôi cánh ta nhỏ…”, còn trong “Tôi không ăn thịt tôi”, nó tự thúc mình “Fly! Fly!” (“Bay lên! Bay lên!”). Nhìn chung, tranh của anh đầy những đối thoại với bản thân, tự động viên, lời khuyên, chiến lược, lúc thì “Load energy” / “Hãy nạp năng lượng”, hay “Go for excellence” / “Hãy trở nên suất xắc”, lúc thì “Hãy khẩn trương lên một cách từ từ”.
  3. . "Tôi không ăn thịt tôi" Sự hối hả, cảm giác bị xô đẩy trong rối ren này lấp đầy những khổ tranh lớn, mầu dầu được bôi, quệt, trát, phết lên mặt tranh tạo ra một cảm giác dữ dội. Tuy nhiên, khi tôi quay lại xem tranh lần thứ hai, ấn tượng ban đầu được gây ra bởi những kích thước lớn và của độ nặng vật lý của lớp sơn dầy bắt đầu giảm đi. Những tác phẩm vẫn giữ được
  4. sự chú ý lại là những tác phẩm nhỏ hơn, đơn giản hơn, bởi chúng có thêm được sự tinh tế trộn với cái bạo lực vốn sẵn có. “Bản chất bên trong” là tác phẩm ưa thích nhất của tôi: một cái đầu ốm yếu, một khuôn mặt thất thần, lẫn lộn, bối rối, hàm răng nhe ra, vì đau đớn, vì mệt mỏi quá sức? Bản chất bên trong No 2, 2010, 120 x 120cm Có những lúc Tài chạm tới thế giới của tuổi thơ. Ở một bộ ba tranh anh vẽ vua, hoàng hậu và thần dân, nhưng là Vua Bi thảm và Hoàng hậu Bi thảm (“Tragedy King” và “Tragedy Queen”). Họ nhe răng ra như bị mất trí. Nếu đây là thế giới cổ tích thì nó là một thế giới cổ tích đã phát điên.
  5. "Hoàng hậu"
nguon tai.lieu . vn