Xem mẫu

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP PEMPHIGUS IGA  
VÀ VẨY NẾN THÔNG THƯỜNG 
Hoàng Văn Minh*, Hà Văn Phước**, Trần Thế Viện* 

TÓM TẮT 
Bệnh bóng nước xảy ra trên bệnh nhân vẩy nến lần đầu tiên được mô tả vào năm 1929 và từ đó đến nay 
càng  có  thêm  những  ca  lâm  sàng  mới  được  báo  cáo.  Trong  đó  phần  lớn  các  trường  hợp  là  bóng  nước  dạng 
pemphigus, còn bệnh vẩy nến có liên quan với bệnh pemphigus chỉ được ghi nhận trong một số ít trường hợp. 
Theo hiểu biết của chúng tôi, bệnh pemphigus IgA xảy ra trên bệnh nhân vẩy nến chưa được báo cáo trên thế 
giới. Đây là trường hợp đầu tiên được báo cáo ở Việt Nam với bệnh pemphigus IgA xảy ra trên bệnh nhân vẩy 
nến.  

ABSTRACT  
CASE REPORT: COEXISTENCE BETWEEN IMMUNOGLOBULIN A PEMPHIGUS AND PSORIASIS 
Minh Van Hoang, Phuoc Van Ha, Vien The Tran  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 86 ‐ 88 
The  coexistence  of  a  bullous  disorder  was  first  described  in  a  psoriatic  patient  in  1929  and  since  then 
increasing numbers of cases have been postulated. The association of psoriasis with bullous pemphigoid being the 
most frequently cited, a few cases have previously been described in the literature with coexistence of psoriasis and 
pemphigus.  To  the  best  of  our  knowledge,  psoriasis  vulgaris  associated  with  pemphigus  IgA  has  not  yet  been 
reported. This is the first reported case of psoriasis vulgaris associated with pemphigus IgA in Vietnam. 
trên nền da lành, một số trên nền hồng ban; vị trí 
MỞ ĐẦU 
phân  bố  ở  cánh  tay,  chi  dưới  và  thân  người 
Trong y văn đã đề cập có một số trường hợp 
(Hình.  2a);  dấu  Nikolsky’s  dương  tính;  những 
bệnh vẩy nến liên quan với bệnh bóng nước và 
mụn nước ‐ mụn mủ và bóng nước này dễ vỡ và 
phần  lớn  các  trường  hợp  là  bóng  nước  dạng 
để  lại  vết  trợt  nông;  các  tổn  thương  da  ngày 
pemphigus.  Tuy  nhiên,  bệnh  vẩy  nến  có  liên 
càng phát triển lan ra (Hình. 2b), trong khi niêm 
quan  với  bệnh  pemphigus  chỉ  được  ghi  nhận 
mạc  miệng  và  sinh  dục  không  bị  ảnh  hưởng. 
trong  một  số  ít  trường  hợp.  Đây  là  trường  hợp 
Các sang thương mụn nước ‐ mụn mủ và bóng 
đầu  tiên  được  báo  cáo  ở  Việt  Nam  với  bệnh 
nước tái đi tái lại và lành không để lại sẹo. 
pemphigus IgA xảy ra trên bệnh nhân vẩy nến.  
Các xét nghiệm sinh hóa và huyết học trong 
CA LÂM SÀNG 
giới hạn bình thường, ngoại trừ tốc độ lắng máu 
hơi cao. Mô học của mảng hồng ban sẩn vẩy  ở 
Bệnh  nhân  nam,  50  tuổi  bị  vẩy  nến  khoảng 
vùng trán biểu hiện lớp thượng bì dày kèm kéo 
25  năm,  được  điều  trị  bằng  vitamin  A  uống  và 
dài  các  nhú  bì,  tăng  gai  và  tăng  sừng  ở  lớp 
mỡ  salicylic  acid  5%  bôi,  lâm  sàng  biểu  hiện 
malpighi (Hình. 3). Mô học của bóng nước biểu 
bằng những mảng hồng ban giới hạn rõ, không 
hiện  bằng  bóng  nước  trong  thượng  bì  với  hiện 
tẩm nhuận; trên bề mặt có nhiều vẩy trắng như 
tượng  tiêu  gai,  và  thâm  nhiễm  nhiều  bạch  cầu 
xà  cừ;  vị  trí  phân  bố  ở  da  đầu,  trán  và  đầu  gối 
đa nhân trung tính (Hình. 4). Miễn dịch huỳnh 
(Hình 1).  
quang trực tiếp có sự lắng đọng kháng thể giữa 
Cách  đây  1  năm,  bệnh  nhân  bị  nổi  những 
các tế bào thượng bì (Hình. 5).  
mụn  nước  ‐  mụn  mủ  và  bóng  nước  nhỏ  chùn 


86Trung tâm U máu – Đại học Y Dược TP.HCM 

Chuyên Đề Nội Khoa 

Tác giả liên lạc: BS.CK1 Hoàng Văn Minh  ĐT: 0909757654  Email: hoangminhdr@gmail.com 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

 
Hình 1: Phía trước 

 

 
Hình 2a: Phía sau 

   
 
Hình 3: Hình ảnh mô học của mảng hồng ban sẩn vảy   

 
Hình 5: Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp 

BÀN LUẬN 
Tỉ lệ bệnh vẩy nến chiếm khoảng 1‐2% dân 
số,  trong  khi  đó  tỉ  lệ  bệnh  bóng  nước  còn  thấp 
hơn. Bệnh bóng nước xảy ra trên bệnh nhân vẩy 
nến lần đầu tiên được mô tả bởi Bloom (1929) và 
từ đó đến nay càng có thêm những ca lâm sàng 
mới được báo cáo. Theo sự hiểu biết của chúng 
tôi,  cho  đến  nay  trên  thế  giới  chỉ  có  21  trường 
hợp bệnh pemphigus kết hợp với bệnh vẩy nến 
đã  được  thông  báo,  trong  đó  tần  suất  thường 
gặp  theo  thứ  tự  là  pemphigus  lá,  pemphigus 
lành tính mạn tính gia đình, pemphigus đỏ  da, 
pemphigus  thông  thường,  pemphigus  dạng 

Da Liễu

Nghiên cứu Y học

 

 
Hình 2b: Chân 

 
Hình 4: Hình ảnh mô học của bóng nước 
herpes.  Và  chưa  có  báo  cáo  nào  về  trường  hợp 
pemphigus IgA kết hợp với bệnh vẩy nến.  
Pemphigus  IgA  là  một  bệnh  hiếm,  theo  y 
văn cho đến nay chỉ được thông báo khoảng 70 
trường hợp ở các nước châu Phi, Nam Mỹ, châu 
Âu và châu Á. Bệnh xảy ra ở độ tuổi trung bình 
khoảng  53  và  tỉ  lệ  nam:nữ  khoảng  1:1.33.  Bệnh 
pemphigus  IgA  biểu  hiện  lâm  sàng  bởi  những 
mụn  nước  –  mụn  mủ  trên  nền  da  thường  hay 
hồng ban, phân bố chủ yếu ở thân mình và phần 
gần của chi, thường niêm mạc và lòng bàn tay – 
bàn chân không bị ảnh hưởng. Hình ảnh mô học 
có  2  type:  mụn  mủ  dưới  lớp  sừng  (subcorneal 
pustular  dermatosis,  SPD)  và  mụn  mủ  trên  lớp 
màng  đáy  hay  tòan  bộ  lớp  thượng  bì 
(intraepidermal  neutrophilic,  IEN).  Miễn  dịch 
huỳnh  quang  trực  tiếp  có  sự  lắng  đọng  IgA  ở 
chất  liên  bào  của  lớp  thượng  bì,  trong  đó  dạng 
pemphigus  IgA  type  SPD,  IgA  lắng  đọng  giới 
hạn  ở  phần  trên  của  lớp  thượng  bì,  ngược  lại 
type  IEN,  IgA  lắng  đọng  ở  phần  thấp  của  lớp 
thượng  bì  hay  cả  lớp  thượng  bì.  Miễn  dịch 
huỳnh quang gián tiếp phát hiện thấy tự kháng 

87

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

thể IgA trong máu. 
Trên  bệnh  nhân  của  chúng  tôi  lâm  sàng  và 
hình  ảnh  mô  học  phù  hợp  với  vẩy  nến  và 
pemphigus  IgA  type  IEN.  Tuy  nhiên,  do  hoàn 
cảnh  khách  quan  chúng  tôi  chỉ  thực  hiện  được 
miễn  dịch  huỳnh  quang  trực  tiếp.  Theo  y  văn, 
chỉ  khoảng  50%  trường  hợp  pemphigus  IgA 
phát hiện thấy tự kháng thể trong máu khi làm 
miễn dịch huỳnh quang gián tiếp. Vì thế chúng 
tôi  có  thể  khẳng  định  rằng  đây  là  trường  hợp 
bệnh pemphigus IgA xảy ra trên bệnh nhân vẩy 
nến được báo cáo đầu tiên. 
Hiện nay bệnh pemphigus và bệnh vẩy nến 
được xem như  là bệnh tự  miễn mà cơ chế  sinh 
bệnh học chính xác của chúng cho đến nay vẫn 
chưa  được  hiểu  một  cách  rõ  ràng,  tuy  nhiên  cả 
hai  bệnh  đều  gây  ra  sự  tổn  thương  mô  do  sự 
xuất  hiện  của  các  tự  kháng  thể.  Đã  có  một  vài 
báo cáo chứng minh rằng những yếu tố nội sinh 
và  ngoại  sinh  có  thể  góp  phần  gây  nên  bệnh 
pemphigus trên bệnh nhân đã bị vẩy nến trước 
đó  như  yếu  tố  chủng  tộc,  PUVA  và  UVB,  hay 
thuốc  bôi  tại  chỗ  như  dithranol,  salicylic  acid, 
hắc ín hay bệnh ác tính. Và trên bệnh nhân của 
chúng tôi đã sử dụng mỡ salicylic acid bôi trong 
một  thời  gian  khá  dài  để  điều  trị  vẩy  nến.  Bên 
cạnh  đó,  cũng  có  những  báo  cáo  về  bệnh 
pemphigus xảy ra cùng với một số bệnh tự miễn 
khác  như  nhược  cơ,  lupus  đỏ,  viêm  giáp 
Hashimotoʹs,  thiếu  máu  ác  tính.  Và  cũng  có 
những báo cáo bệnh vẩy nến xảy ra ra cùng với 
một số bệnh tự miễn khác như lupus đỏ, nhược 
cơ, bệnh Crohn’s. Có thể nói rằng với một số đặc 
điểm tương đồng, sự liên quan với các bệnh tự 

miễn  khác  cùng  với  những  thay  đổi  về  miễn 
dịch và cơ chế sinh  bệnh  học,  việc  xảy  ra  đồng 
thời hai bệnh vẩy nến và pemphigus là điều có 
thể xảy ra.  

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.
2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

Aghassi D, Dover JS (1998). Pemphigus foliaceus induced by 
psoralen‐UV‐A. Eur J Dermatol. Jan‐Feb;8(1):56‐9. 
Giomi B, Cardinali C, Pestelli E, Caproni M, Fabbri P (2004). 
Pemphigus  foliaceus  developing  on  pre‐existing  psoriasis:  a 
supposed pathogenetic linkage, J Cutan Pathol. Apr;31(4):346‐
9. 
Hasse‐Cieślińska M, Dmochowski M, Bowszyc‐Dmochowska 
M,  Silny  W,  Dańczak‐Pazdrowska  A  (2004).  A  case  of 
sporadic  pemphigus  foliaceus  in  teenage  girl  with  psoriasis 
vulgaris, Acta Derm Venereol. 84(1):82‐3. 
Hayakawa K, Shiohara T (1998). Coexistence of psoriasis and 
familial  benign  chronic  pemphigus:  efficacy  of  ultraviolet  B 
treatment. Arch Dermatol. Oct;134(10):1300‐1. 
Morita  E,  Amagai  M,  Tanaka  T,  Horiuchi  K,  Yamamoto  S 
(1999).  A  case  of  herpetiform  pemphigus  coexisting  with 
psoriasis  vulgaris.  J  Eur  Acad  Dermatol  Venereol. 
Mar;12(2):185‐7. 
Neha DR, Takashi H, Masayuki A  and  Lawrence  SC  (1999). 
The  new  pemphigus  variants,  J  Am  Acad  Dermatol,  vol  40, 
num 5, part 1, p. 649‐71. 
Sanchez‐Palacios  C,  Chan  LS  (2003).  Development  of 
pemphigus herpetiformis in a patient with psoriasis receiving 
UV‐light treatment. Dermatology; 207(3):336‐7. 
Sema A, H. Serhat I, Mehmet H, Sedat A, Engin D, Serap SI 
(1999).  Coexistence  of  psoriasis  vulgaris  and  bullous 
disorders, Br J Dermatol. Feb; 140(2):374‐5. 
Tomasini D, Cerri A, Cozzani E, Berti E (1996). Development 
of  pemphigus  foliaceus  in  a  patient  with  psoriasis:  a  simple 
coincidence? Cutis. Jun; 57(6):414‐8. 

Ngày nhận bài báo:  

 

 

 6/11/2013 

Ngày phản biện nhận xét bài báo:  

16/11/2013 

Ngày bài báo được đăng:  

05/01/2014 

 

 

 

88

Chuyên Đề Nội Khoa 

nguon tai.lieu . vn