Xem mẫu

  1. Nguyên tắc bắt tay trong kỹ năng giao tiếp là gì?
  2. Trong giao tiếp hàng ngày bắt tay là một trong những cách giao tiếp thông thường nhất. Và bắt tay thường là với người mình không thân nhiều, chỉ mới gặp nhau lần đầu, hoặc thỉnh thoảng gặp một lần trong môi trường công việc… Bạn bè thân thì ít bắt tay, gặp nhau thì hay quàng vai bá cổ. Chính vì vậy mà bắt tay là một trong những những kỹ năng giao tiếp quan trọng, vì nó là cách mình thể hiện phong cách và tính cách của mình với người đang giao tiếp.
  3. Cách bắt tay chuẩn nhất là bắt bàn tay người kia một cách chắc chắn, giữ hai bàn tay của hai người là hai mặt phẳng thẳng đứng song song, và đưa lên đưa xuống nhè nhẹ 4 hay năm lần. Người thì thẳng đứng, nhìn thẳng vào mắt người kia, mỉm cười. Đó là chuẩn. Nếu các bạn chưa chắc ăn để làm cách nào khác, thì dựa vào cách chuẩn này. Cách bắt tay này có nguồn rất sâu trong văn hóa phương tây. Bắt tay là cách các chiến binh cư xử hòa bình với nhau. Ngày xưa các chiến binh thường cầm khiên tay trái và cầm kiếm tay phải. Bắt tay phải có nghĩa là kiếm đã được chuyển sang tay trái trong vị thế nghỉ ngơi, không đánh nhau. Người đứng thẳng vì đó là cách đứng hòa bình, không phải khom lưng chuẩn bị tấn công, nhưng đứng thẳng người cũng là cách đứng phòng thủ có thể chuyển động rất nhanh nếu bị tấn công bất ngờ. Mắt nhìn thẳng vào mắt người kia thể hiện sự thân thiện, nhưng cũng để ý chuyển động nếu thấy được ý đồ tấn công của đối phương. Các biểu hiện bắt tay sai hay gặp: 1. Thăm dò: Bắt tay mình mà mắt thì láo liên tìm người khác. 2. Hờ hững: Cái bắt không chặt, chẳng chuyển tải được gì ngoài hờ hững.
  4. 3. Qua loa: Bắt tay mà chẳng nói một câu, kiểu duyệt binh. 4. Không nhiệt tình: Bắt tay mà bàn tay ỉu xìu và không nhúc nhích. 5. Yếu đuối: Bắt tay mà dáng đứng lòm khòm như đang bệnh rất yếu. 6.Bạo lực: Bắt tay và xiết tay người ta thể hiện uy quyền. 7. Thống trị: Bắt tay rồi nắm chặt tay người kia, rồi vặn tay để tay mình nằm dưới đưa bàn tay người kia nằm trên, nhất là lại đẩy tay người kia vào gần bụng người ta. 8. Nham nhở: Bắt tay người ta rồi không chịu thả ra (nhất là các bàn tay êm ái của các cô gái xinh tươi ) Ba cách bắt tay đặc biệt:
  5. 1. Bắt đôi: Tức là tay phải bắt tay người kia chắc chắn, và tay trái nắm cổ tay, hay bắp tay dưới, hay bắp tay trên, hay bả vai. Đây là cách bắt tay rất tốt, rất thân thiện, và rất gần gũi. Nhưng với người lạ thì thỉnh thoảng có người khó chịu vì quá thân thiện (trừ khi mình là người nổi tiếng ai cũng biết, thì làm thế thì ai cũng thích). 2. Tình nhân: Tay phải bắt tay, và tay trái úp lên cả hai bàn tay của hai người. Cách này thường bị chê là tình nhân. Đây là cách diễn tả yêu mến, kính phục rất hay. Và nếu là người châu Á đặc biệt là Việt Nam thì có thể dùng trong rất nhiều cơ hội trên thương trường và chính trường quốc tế như là một cái bắt tay rất thân thiện, nhất là khi trong lòng mình rất thân thiện và tĩnh lặng. 3. Kính cẩn: Bắt bằng hai tay, người hơi cúi xuống một chút. Đây là cách bắt tay của những người đến thăm các Mẹ Việt Nam Anh Hùng chẳng hạn. Những người có mức độ tâm linh rất cao thường bắt tay cách này. Nhưng người chưa đến mức có lẽ sẽ không muốn làm và không dám làm, nhất là trong môi trường kinh doanh thương mãi.
  6. Trên đây là các nguyên tức bắt tay cần biết trong kỹ năng giao tiếp. Nhưng điều chính ta cần nhớ là bắt tay là một cách giao tiếp với nhau. Trái tim mình phải muốn nói điều gì thì cái tay mới đi theo điều đó được. Cho nên giữ trái tim yêu thương và tĩnh lặng, thì tự nhiên cái bắt tay của bạn sẽ nói được điều trái tim muốn nói. Chúc bạn có được những cái bắt tay chân thành nhất
nguon tai.lieu . vn